CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
BÀI 7: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang
- Phân biệt được khái niệm sóng ngang, sóng dọc
- Nêu được đặc điểm của sự truyền của một biến dạng và sự truyền của một sóng hình sin
- Bước đầu hiểu khái niệm bước sóng, pha
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm hình 7.1 để rút ra nhận xét
- Tiến hành thí nghiệm về sự truyền sóng trên một sợi dây để có được hình ảnh về sự truyền của một biến dạng
Tiết ( PPCT): 12 Ngày soạn: / 09 / 2017 Lớp 12 A1; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Lớp 12 A2; tiết( TKB ) .; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Lớp 12 A3; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: Lớp 12 A4; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2017; Sỹ số: ../.; Vắng: CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM BÀI 7: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ ( Tiết 1 ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang - Phân biệt được khái niệm sóng ngang, sóng dọc - Nêu được đặc điểm của sự truyền của một biến dạng và sự truyền của một sóng hình sin - Bước đầu hiểu khái niệm bước sóng, pha 2. Kỹ năng - Quan sát thí nghiệm hình 7.1 để rút ra nhận xét - Tiến hành thí nghiệm về sự truyền sóng trên một sợi dây để có được hình ảnh về sự truyền của một biến dạng 3. Thái độ - Nghiêm túc, yêu thích bộ môn II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Các thí nghiệm như hình 7.1, 7.2, 7.3 SGK - Hình vẽ 7.3 SGK 2. Chuẩn bị của HS - Ôn lại kiến thức về dao động điều hòa, các khái niệm liên quan đến dao động điều hòa III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ( Không ) 3. Nội dung bài mới GV đặt vấn đề vào bài mới: thông qua thí nghiệm tạo sóng cơ bằng cách thả một vật nhỏ vào chậu nước, họa cho HS xem một số tranh ảnh về sóng trong tự nhiên Hoạt động 1: Tìm hiểu về sóng cơ M S O Gv: Mô tả thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. Hs: quan sát kết quả thí nghiệm. Gv: Khi O dao động ta trông thấy gì trên mặt nước? Hs: Những gợn sóng tròn đồng tâm phát đi từ O Gv: ® Điều đó chứng tỏ gì? Hs: ® Sóng truyền theo các phương khác nhau với cùng một tốc độ v. (Dao động lan truyền qua nước gọi là sóng, nước là môi trường truyền sóng). Gv: Khi có sóng trên mặt nước, O, M dao động như thế nào? Hs: Dao động lên xuống theo phương thẳng đứng. Gv: Sóng truyền từ O đến M theo phương nào? Hs: Theo phương nằm ngang ® Sóng ngang. Gv: Tương tự như thế nào là sóng dọc? Hs: Tương tự, HS suy luận để trả lời. (Sóng truyền trong nước không phải là sóng ngang. Lí thuyết cho thấy rằng các môi trường lỏng và khí chỉ có thể truyền được sóng dọc, chỉ môi trường rắn mới truyền được cả sóng dọc và sóng ngang. Sóng nước là một trường hợp đặc biệt, do có sức căng mặt ngoài lớn, nên mặt nước tác dụng như một màng cao su, và do đó cũng truyền được sóng ngang). I. Sóng cơ 1. Thí nghiệm a. Mũi S cao hơn mặt nước, cho cần rung dao động ® M vẫn bất động. b. S vừa chạm vào mặt nước tại O, cho cần rung dao động ® M dao động. Vậy, dao động từ O đã truyền qua nước tới M. 2. Định nghĩa - Sóng cơ là sự lan truyền của dao động trong một môi trường. 3. Sóng ngang - Là sóng cơ trong đó phương dao động (của chất điểm ta đang xét) ^ với phương truyền sóng. 4. Sóng dọc - Là sóng cơ trong đó phương dao động // (hoặc trùng) với phương truyền sóng. a)lúc đầu b)lúc sau Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự truyền của một sóng hình sin GV: Mô tả TN dùng một sợi dây mềm (Hình 7-3) Hs:t = P a P t = b P c t = P d t = P1 P e t = P ?/ Mục đích của việc sử dụng cần rung là gì? Hs:Quan sát và nhận xét Gv ?/ Sóng cơ thu được là sóng dọc hay sóng ngang? Hs:Cá nhân trả lời GV sử dụng hình vẽ 7.3 SGK. Hình a, b, c, d, e mô tả quá trình điểm A dao động được một chu kì, nó làm biến dạng dây đồng thời truyền biến dạng đó trên dây ?/ Nhận xét về sự truyền dao động sau thời gian T? Hs:Cá nhân trả lời GV: tiến hành lại TN để chỉ cho HS vị trí các đỉnh sóng Các đỉnh của đường hình sin này không cố đinh nhưng dịch chuyển theo phương truyền sóng với tốc độ v Hs:Nhận thức vấn đề Gv: Như vậy, có thể coi sự truyền một dao động điều hòa là sự truyền của một sóng hình sin II. Các đặc trưng của một sóng hình sin. 1) Sự truyền của một sóng hình sin: -Sau thời gian T dao động của điểm P đã truyền đến điểm P1 ở cách P một đoạn : PP1 = và P1 bắt đầu dao động giống như ở P 4. Củng cố, vận dụng - GV: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về sóng cơ, đồng thời tìm hiểu về sóng ngang và hơn nữa đó là sự truyền của một sóng hình sin Vậy sóng này sẽ được biểu diễn bởi phương trình như thế nào? Các đặc điểm của một sóng hình sin là gì? Chúng ta sẽ giải quyết trong giờ học tiếp theo 5. Hướng dẫn tự học - HS: Ôn lại các khái niệm liên quan đến dao động điều hòa - Đọc trước nọi dung còn lại của bài
Tài liệu đính kèm: