Giáo án môn Vật lý 12 - Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. phương pháp giản đồ fre - Nen

I. Mục tiêu:

* Biểu diễn được phương trình của dao động điều hòa bằng một vectơ quay.

* Kĩ năng : vận dụng được phương pháp giản đồ Frenen để tìm phương trình của dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.

* Làm được các bài tập tương tự như trong SGK.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Chuẩn bị hình vẽ về phương pháp tổng hợp bằng vectơ (hình 5.1 và 5.2). 2. Học sinh: .

* Ôn tập phương trình dao động điều hòa.

* Ôn tập lại kiến thức lượng giác.

III.Tiến trình bài dạy :Ổn định tổ chức:

1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Câu 1 : Nêu đặc điểm của dao động tắt dần. Nguyên nhân của nó là gì ? Nêu đặc điểm của dao động duy trì.

Câu 2 : Nêu đặc điểm của dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng là gì ? Nêu điều kiện để có cộng hưởng. Cho ví dụ.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 12 - Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. phương pháp giản đồ fre - Nen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 
Bài 5 : 	
I. Mục tiêu:
* Biểu diễn được phương trình của dao động điều hòa bằng một vectơ quay.
* Kĩ năng : vận dụng được phương pháp giản đồ Fre-nen để tìm phương trình của dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.
* Làm được các bài tập tương tự như trong SGK.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
	Chuẩn bị hình vẽ về phương pháp tổng hợp bằng vectơ (hình 5.1 và 5.2).
2. Học sinh: .
* Ôn tập phương trình dao động điều hòa.
* Ôn tập lại kiến thức lượng giác.
III.Tiến trình bài dạy :Ổn định tổ chức: 
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu 1 : Nêu đặc điểm của dao động tắt dần. Nguyên nhân của nó là gì ? Nêu đặc điểm của dao động duy trì.
Câu 2 : Nêu đặc điểm của dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng là gì ? Nêu điều kiện để có cộng hưởng. Cho ví dụ.
2. Nội dung bài mới :
Nội dung kiến thức
Hoạt động thầy và trò
Hoạt động 1: Dùng vectơ quay biểu diễn phương trình của dao động điều hòa
I. Véc tơ quay:
GV: Giáo viên hướng dẫn học sinh biểu diễn một dao động điều hòa bằng một vectơ quay thông qua hình 5.1
GV : Yêu cầu HS làm vài ví dụ.
HS: Học sinh quan sát và nghe thuyết trình
HS: Trả lời câu C1
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vấn đề tổng hợp dao động. 
GV: Lấy một số ví dụ về một vật đồng thời tham gia hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số, và đặt vấn đề là tìm dao động tổng hợp của vật
HS : lắng nghe; cho thêm một số ví dụ
Hoạt động 3: Phương pháp giản đồ Fre-nen
.II. Phương pháp giản đồ Fre-nen 
GV: Hướng dẫn học sinh vẽ vectơ quay biểu diễn dao động điều hòa x1 và biểu diễn dao động điều hòa x2, vẽ vectơ quay biểu diễn dao động điều hòa tổng hợp ?
GV: Hướng dẫn học sinh lập luận để chứng minh rằng vectơ quay biểu diễn dao động điều hòa tổng hợp ?
GV : Vậy, dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số là một dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với hai dao động đó
HS: x1 = A1cos(wt + j1)
 x2 = A2cos(wt + j2)
HS: Học sinh vẽ vectơ quay biểu diễn dao động điều hòa x1 và biểu diễn dao động điều hòa x2 và vectơ = + vào vở.
HS : Nêu nhận xét về phương pháp Fre-nen.
HS : Trả lời câu C2
Hoạt động 4: Ảnh hưởng của độ lệch pha 
.3. Ảnh hưởng của độ lệch pha :
* Các trường hợp đặc biệt:
GV: Khi nào biên độ A tổng hợp có giá trị lớn nhất ?
GV: Khi nào biên độ A tổng hợp có giá trị nhỏ nhất ?
GV : Yêu cầu HS làm bài tập ví dụ SGKHS: Nhận xét giá trị biên độ tổng hợp trong các trường hợp đặc biệt về độ lệch pha giữa hai dao động thành phần
HS : làm bài tập ví dụ vào vở
3.Củng cố, tổng kết: + Nhắc lại đặc điểm của vectơ quay. Phương pháp giản đồ Fre-nen.
+ Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3 trang 26 SGK.
4. Bài tập về nhà:	 + Làm các bài tập 4 đến 6 SGK trang 26 SGK
Rút kinh nghiệm:
Giáo viên hướng dẫn thêm cách tổng hợp dao động bằng phương pháp dùng máy tính cá nhân:
Bước 1: Chuyển về chế độ Rad
Bước 2: Mode 2 
Nhập x1 gồm nhập A1; shift (-) Nhập φ1
Nhập +
Nhập x2: Tương tự nhập x1
Shift 2 3 =
Ta có kết quả A và φ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8.doc