Giáo án môn Vật lý 6 - Bài 06: Lực _ hai lực cân bằng

I. Mục tiêu:

 1. kiến thức:

 _ Nêu được TD về tác dụng đẩy kéo của lực

_ Nêu được TD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.

2. Kĩ năng:

 Xác định được phương, chiều của lực

3. Thái độ:

_ Có thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng vật lí và rút ra qui luật

_ Có thái độ say mê môn học, có thái độ hợp tác giúp đở bạn bè

II. chuẩn bị:

 1. Nội dung:

 GV: Nghiên cứu kĩ nôi dung bài 06 SGK, SBT, SGV để soạn giáo án

 HS: Soạn bài 06

2. Đồ dùng dạy học:

 GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 xe lăng con, 1 lò xo lá tròn, 1 lò so xoắn, 1 thanh nam châm thẳng, 1 quả nặng, 1 giá TN

 Chuẩn bị cho cả lớp: bảng phụ, tranh

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Bài 06: Lực _ hai lực cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05, tiết 05
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 06: LỰC _ HAI LỰC CÂN BẰNG
I. Mục tiêu:
	1. kiến thức:
	_ Nêu được TD về tác dụng đẩy kéo của lực
_ Nêu được TD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
2. Kĩ năng:
	Xác định được phương, chiều của lực
3. Thái độ:
_ Có thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng vật lí và rút ra qui luật
_ Có thái độ say mê môn học, có thái độ hợp tác giúp đở bạn bè
II. chuẩn bị: 
	1. Nội dung:
	GV: Nghiên cứu kĩ nôi dung bài 06 SGK, SBT, SGV để soạn giáo án
	HS: Soạn bài 06	
2. Đồ dùng dạy học:
	GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 xe lăng con, 1 lò xo lá tròn, 1 lò so xoắn, 1 thanh nam châm thẳng, 1 quả nặng, 1 giá TN
	 Chuẩn bị cho cả lớp: bảng phụ, tranh
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NÔI DUNG
HĐ 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống: (7 phút)
MT: Kiểm tra theo dõi quá trình học tập của HS
 Nắm được nội dung cần nghiên cứu
DC: tranh
_ HS1 trả lời
_ CN nhận xét, bổ sung
_ HS2 trả lời
_ CN nhận xét, bổ sung
_ CN có thể nêu: 
+ HS bên phải tác dụng lực đẩy lên cái tủ
+ HS bên trái tác dụng lực kéo lên cái tủ
_ CN nhận xét, bổ sung
_ CN nghe và ghi tựa
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
_ YCHS1 tả lời: Khối lượng của một vật chỉ gì? Kể tên các đơn vị đo khối lượng. trong đó đơn vị nào là đơn vị chính? (K1)
 Đổi đơn vị sau: (K4)
 1 t = ..kg
 1 lạng =..g
 1g=mg
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung (nếu cần)
_ GV nhận xét, ghi điểm
_ YCHS2 trả lời câu hỏi: Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ gì? Kể tên các loại cân mà em biết? Khi đo khối lượng ta cần chú ý điều gì? (K1)
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung (nếu cần)
_ GV nhận xét, ghi điểm
3. Tạo tình huống:
_ YCCN quan sát hình ở đầu bài và cho biết ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ?
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung (nếu cần)
_ Vậy: Tại sao gọi là lực đẩy? Tại sao gọi là lực kéo? Để tìm hiểu vấn đề này. Chúng ta cùng nghiên cứu vào bài 06: “Lực _ Hai lực cân bằng”
HS1:
+ Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật (3đ)
+ Đơn vị khối lượng là kg
 Lớn hơn kg có: tấn, tạ, yến
 Nhỏ hơn kg có: hg (lạng), dag, g, mg (4đ)
 1t=1000kg
 1 lạng=100g
 1g=1000mg (3đ)
HS2:
+ Để đo khối lượng ta dùng cân (1đ)
+ Các loại cân thường dùng là: cân rô béc van, cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế (6đ)
+ Khi đo khối lượng ta cần chú ý phải chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp. (3đ)
Bài 06: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
HĐ 2: Hình thành khái niệm lực (13 phút)
MT: Nêu được TD về tác dụng đẩy, kéo của lực
DC: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 xe lăng con, 1 lò xo lá tròn, 1 lò so xoắn, 1 thanh nam châm thẳng, 1 quả nặng, 1 giá TN
 Chuẩn bị cho cả lớp: bảng phụ
_ NHS nghiên cứu và làm TN như hình 6.1, 6.2, 6.3 để trả lời các câu C1, C2, C3. Lớp thảo luận => thống nhất từng câu
_ CN hoàn thành câu C4 (1’). Lớp thảo luận => thống nhất 
_ CN đọc câu KL và ghi vào tập
_ CN nghe và ghi
_ YCN nghiên cứu và làm TN như hình 6.1, 6.2, 6.3 để trả lời các câu C1, C2, C3 (9 phút). Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất từng câu (P3)
_ YCCN hoàn thành câu C4 (1’). Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất (X7)
_ YCCN đọc câu KL và YCCN ghi vào tập
* Chuyển ý: Khi nói đến lực thì ta cần phải biết phương và chiều của nó. Để tìm hiểu vấn đề này ta sang phần II: “Phương và chiều của lực”
I. Khái niệm lực:
C1. Lò xo lá tròn tác dụng lực đẩy lên xe. Xe tác dụng lực ép lên lò xo lá tròn
C2. Lò xo xoắn tác dụng lực kéo lên xe, xe tác dụng lực kéo lên lò xo xoắn
C3. Nam châm tác dụng lực hút lên quả nặng
C4. (1) lực đẩy, (2) lực ép, (3) lực kéo, (4) lực kéo, (5) lực hút.
 Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia
II. Phương và chiều của lực:
HĐ 3: Nhận xét về phương và chiều của lực (10’)
MT: Xác định được phương và chiều của lực
DC: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 xe lăng con, 1 lò xo lá tròn, 1 lò so xoắn, 1 thanh nam châm thẳng, 1 quả nặng, 1 giá TN
_ NHS làm lại TN hình 6.1 và 6.2, nêu nhận xét về phương và chiều của lực do lò xo tác dụng lên xe (6’). Lớp thảo luận => thống nhất
_ CN nghe và ghi tập
_ CN hoàn thành câu C5. Lớp thảo luận => thống nhất
_ CN nêu: Lực kéo của tay tác dụng lên quả nặng có phương thẳng đứng và có chiều từ dưới lên trên. Lớp thảo luận => thống nhất
_ YCN làm lại TN hình 6.1 và 6.2, nêu nhận xét về phương và chiều của lực do lò xo tác dụng lên xe (6’). Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất (P8)
_ GV nhấn mạnh: “Mỗi lực đều có phương và chiều xác định” và YCCN ghi tập
_ YCCN hoàn thành câu C5. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất (X6)
_ GV làm TN: Di chuyển quả nặng từ từ đi lên và YCCN nêu nhận xét về phương và chiều của lực kéo trên. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất
 Mỗi lực đều có phương và chiều xác định
C5. Lực hút của NC tác dụng lên quả nặng có phương là một phần của đường tròn và có chiều từ quả nặng đến NC
HĐ 4: Nghiên cứu 2 lực cân bằng: (7’)
MT: Nêu được TD về hai lực cân bằng, xác định được phương, chiều, độ lớn của hai lực đó
DC: Bảng phụ
_CN đọc và trả lời câu C6. Lớp thảo luận => thống nhất
_ CN nghe
_ CN xác định
_ CN đọc và trả lời câu C7, C8. Lớp thảo luận => thống nhất từng câu
_CN trả lời và ghi vào tập
_ CN cho TD. Lớp thảo luận => thống nhất và ghi vào tập
_ YCCN đọc và trả lời câu C6. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất
(P2)
_ Thông báo: Nếu hai đội kéo co tác dụng lên dây hai lực bằng nhau thì ta nói hai lực đó là hai lực cân bằng
_ YCCN xác định phương và chiều của 2 lực kéo trên (P3)
_ YCCN đọc và trả lời câu C7, C8. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất từng câu (P3)
_ Hỏi: Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? YCCN ghi tập
_ YCCN nêu hai TD về hai lực cân bằng (Chú ý: phải chỉ rỏ phương chiều của lực). Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất và YCCN ghi vào tập (K4)
II. Hai lực cân bằng
C6. Nếu đội bên trái mạnh hơn thì dây sẽ chuyển động về bên trái và ngược lại
 Nếu 2 đội mạnh ngang nhau thì dây sẽ đứng yên
C7. Hai lực mà hai đội tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có chiều ngược nhau
C8. (1) Cân bằng, (2) đứng yên, (3) chiều, (4) phương, (5) chiều
 Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật
 TD: tùy HS
HĐ 5: Củng cố và vận dụng: (6’)
MT: Giúp HS khắc sâu kiến thức
_ CN nêu
_ CN hoàn thành câu C9, C10. Lớp thảo luận => Thống nhất
_ YCCN nêu:
 + Khái niệm lực
 + Khái niệm hai lực cân bằng (K1)
_ YCCN hoàn thành câu C9, C10. Tổ chức lớp thảo luận => Thống nhất (K2)
C9. a).lực đẩy
 b) .lực kéo
C10. Tùy HS
HĐ 6: Hướng dẫn về nhà: (2’)
MT: Giúp HS nắm được công việc cần hoàn thành ở nhà nhằm chuẩn bị tốt cho tiết học sau.
_ CN nghe và ghi nhận, phân công HS chuẩn bị cung tên
_ YCCN về nhà học bài, xem phần có thể em chưa biết, làm BT 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5, 6.6. soạn bài 07: “Tìm hiểu KQ tác dụng của lực”. YC lớp chuẩn bị 2 bộ cung tên (tự làm)
_ GV nhận xét, đánh giá tiết học
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Do_the_tich_vat_ran_khong_tham_nuoc.doc