Giáo án môn Vật lý 6 - Ôn tập - Bài tập

I.Mục tiêu:

1. kiến thức:

 _ Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.

 _ Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật

 _ Nêu được TD về tác dụng đẩy kéo của lực

 _ Nêu được TD về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)

 _ Nêu được TD về một số lực

 _ Nêu được TD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.

 _ Nêu được đơn vị của lực

 _ Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng

2. Kĩ năng:

- Giả thích được ý nghĩa của các biển bào giao thông đặt phía trước cây cầu

- Nêu được 1 TN trong thực tế về 2 lực cân bằng

- Giải thích được nguyên nhân làm vật rơi xuống hay vật đứng yên

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Ôn tập - Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 - Tiết 8 
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
ÔN TẬP - BÀI TẬP
I.Mục tiêu:
1. kiến thức:
	_ Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.
	_ Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật
	_ Nêu được TD về tác dụng đẩy kéo của lực
	_ Nêu được TD về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)
	_ Nêu được TD về một số lực
	_ Nêu được TD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
	_ Nêu được đơn vị của lực
	_ Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng
2. Kĩ năng:
- Giả thích được ý nghĩa của các biển bào giao thông đặt phía trước cây cầu
- Nêu được 1 TN trong thực tế về 2 lực cân bằng
- Giải thích được nguyên nhân làm vật rơi xuống hay vật đứng yên
3.Thái độ:
_ Học tập nghiêm túc, tập trung, tích cực trong hoạt động học tập.
II.Chuẩn bị:
1.Về nội dung:
GV chuẩn bị các bài tập có liện quan đén các nội dung trên để hướng dẫn HS
HS xem các BT từ bài 1 đến bài 8 đặt biệt là bài tập khó để lên lớp cùng nhau trao đổi và giải quyết
2.ĐDDH:
Bảng phụ
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của HS
 Trợ giúp của GV
 Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
MT: Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của HS
 DC: Bảng phụ ghi câu hỏi kiểm tra.
- CN trả lời câu hỏi
- HS nhận xét, bổ sung
- YCHS trả lời câu hỏi:
+ Trọng lực là gì? Độ lớn của trọng lực gọi là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Đơn vị trọng lực ra sao? Kí hiệu như thế nào? (K1)
- Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật, lực này gọi là Trọng lực
 - Độ lớn của trọng lực được gọi là trọng lượng của vật
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất
 - Đơn vị lực là Niu Tơn
 Kí hiệu: N (10 đ)
Hoạt động 2: hệ thống lại các kiến thức quan trọng, hoàn thành các bài tập mà HS không giải được trong sách bài tập (15 phút)
MT_ Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.
	_ Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật
	_ Nêu được TD về tác dụng đẩy kéo của lực
	_ Nêu được TD về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)
	_ Nêu được TD về một số lực
	_ Nêu được TD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
	_ Nêu được đơn vị của lực
	_ Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng
DC: Bảng phụ
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- HS nêu các bài tập khó, nghe GV hướng dẫn để hoàn thành
- YCHS trả lời các câu hỏi sau: (K1)
+ Nêu các đơn vị đo độ dài, dụng cụ đo độ dài, cách đo độ dài
+ GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì?
+ Nêu các đơn vị đo thể tích, dụng cụ đo và cách đo thể tích chất lỏng
+ Nêu các cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
+ Nêu đơn vị khối lượng, dụng cụ đo khối lượng
+ Thế nào là hai lực cân bằng
 Cho TD 
+ Nêu các kết quả xảy ra khi có lực tác dụng vào vật
 Cho TD
+ Trọng lực là gì? Phương chiều như thế nào? Đơn vị ra sau?
- YCHS nêu lên các bài tập mà các em không làm được để GV hướng dẫn giúp HS giải được các bài trên
Hoạt động 3: bài tập (19 phút)
MT: - Giả thích được ý nghĩa của các biển bào giao thông đặt phía trước cây cầu
	- Nêu được 1 TN trong thực tế về 2 lực cân bằng
	- Giải thích được nguyên nhân làm vật rơi xuống hay vật đứng yên
DC: Bảng phụ
- CN hoàn thành các bài tập trên 
- Lớp thảo luận => thống nhất từng câu
_ YCCN hoàn thành các bài tập sau: (K4)
1/ Phía trước cây cầu thom có 1 biền báo giao thông trên đó có ghi “25t” số đó chỉ gì? 
2/ Mô tả một thí nghiệm trong thực tế trong đó có hai lực cân bằng
3/ Giải thích tại sao khi treo một quả nặng lên một sợi dây thì quả nặng đứng yên? Nếu ta cắt sợi dây thì quả nặng sẽ rơi xuống. Tại sao?
4/ khối lượng của quả cân 2 kg sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
- Tổ chức lớp thảo luận => Thống nhất
1/ => những vật có KL từ 25 tấn trở xuống thì được qua cầu, trên 25 tấn thì không được qua cầu
2/ Tùy HS
3/ Quả nặng đứng yên vì nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng (lực kéo của sợi dây và trọng lực của quả nặng)
 Cắt dây thì quả nặng rơi xuống vì: nó chỉ còn chịu tác dụng của một lực là trọng lực kéo xuống nên nó phải rơi xuống
4/ khối lượng của quả cân 2 kg sẽ có trọng lượng là 20N
Hoạt động 4: củng cố, Hướng dẫn về nhà (6 phút)
MT: HS nắm được vấn đề cần hoàn thành ở nhà nhằm chuẩn bị tốt cho tiết học sau.
- HS trả lời câu hỏi
- CN nghe và ghi nhận để thực hiện
- YCHS nhắc lại các câu hỏi sau: (K1)
1/ Nêu dụng cụ đo và đơn vị đo độ dài, thể tích, khối lượng
2/ thế nào là hai lực cân bằng?
3/ Nêu các kết quả xảy ra khi có lực tác dụng lên vật
4/ Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
- YCHS về nhà học bài và xem bài tập của bài 1 đến hết bài 8 để chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_8_Trong_luc_Don_vi_luc.doc