Giáo án môn Vật lý 8 - Trương Phi Hùng

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

- Nêu được ví dụ tính tương đối giữa chuyển động và đứng yên, biết xác định trạng thái của vật đối với vật làm mốc.

- Nêu dược ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp

 2.Kĩ năng: Rèn luyện khả năng quan sát, so sánh của học sinh

 3.Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: SGK, SGV, GA, Tranh vẽ h1.1,1, 1.2, 1.3

2. HS: SGK, Vở ghi

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp

2. Giới thiệu về vật lí 8

3. Tổ chức tình huống học tập

Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây. Như vậy có phải Trái đất đứng yên không bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

 

doc 78 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 8 - Trương Phi Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS: HĐ nhóm thảo luận và trả lời
- GV: Hướng dẫn và theo dõi HS. P1 < P Chứng tỏ điều gì?
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn
- GV:Kết luận lại. Nêu đặc điểm của lực đã td lên vật trong trường hợp trên
- HS: P có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới. Lực đẩy của nước có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên
- GV: Yê u cầuHS trả lời C2
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Thông báo về lực đẩy Acsimet
- HS Ghi vào vở
I. Tác dụng của chất lỏng lên những vật nhúng chìm trong nó.
- C1: P1 < P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng lên vật một lực đẩy hướng từ dưới lên trên
- C2:
Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên
Lực này gọi là lực đẩy Acsimet
HĐ2: TH về độ lớn của lực đẩy Acsimet( 10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK nêu dự đoán của Acsimet?
- HS: Độ lớn của lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- GV: Yêu cầu HS đọc TN 2 nêu dụng cụ và cách tiến hành TN?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận lại , làm thí nghiệm cho HS quan sát. Cho biết độ lớn của lực đẩy Acsimet
- HS: Lực đẩy Acsimet bằng trọng lực của vật.
- GV: So sánh thể tích nước tràn ra với thể tích của vật nặng?
- HS: V chất lỏng tràn ra = V của vật nặng
- GV: YC HS trả lời C3
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận lại yêu cầu HS đọc mục 3 và nêu công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet?
- HS: HĐ cá nhân, ghi vào vở
II. Độ lớn của lực đẩy Acsimet
1. Dự đoán
- Acsimet dự đoán: độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng chìm trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần vật vật bị chiếm chỗ.
2. Thí nghiệm kiểm tra
* TN: SGK
* C3:
- Số chỉ của lực kế cho biết trọng lượng của cốc A và vật nặng.
 - P1 < P2 chứng tỏ vật nặng bị chất lỏng đẩy lên một lực. 
+ Độ lớn lực đẩy F = P1 – P2
+ Thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật nặng.
- Khi đổ nước từ cốc B vào cốc A lực kế chỉ giá trị P1 điều đó chứng tỏ rằng độ lớn của lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
3. Công thức tính độ lớn của lực đẩyAcsimet
FA = d. V
Trong đó: 
+ FA: Lực đẩy Acsimet( N)
+ d: Trọng lượng riêng của chất lỏng( N/ m3)
+ V: Thể tích phần vật chiếm chỗ( m3)
HĐ 3: Vận dụng (10’)
- GV: Yêu cầu HS trả lời C4, C5, C6, C7 SGK 
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn
- GV: Thống nhất câu trả lời đúng
- HS: Hoàn thành vào vở
III. Vận dụng 
- C4: Khi vật nhúng chìm trong nước ở đáy giếng thì gầu nước chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet đẩy gầu nước lên trên lên ta cảm thấy nhẹ hơn.
+ Khi kéo lên khỏi mặt nước lúc này lực đẩy Acsimet bằng 0 chỉ còn trọng lực của vật lên kéo vật sẽ nặng hơn
- C5: Ta có VAl = VCu -> FA nhôm= F A đồng
- C6: d nước> d dầu -> FA nước > FA dầu
- C7: 
IV. CỦNG CỐ (5’):
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết 
- GV: Nêu đặc điểm của lực đẩy Acsimet và công thức tính độ lớn của nó?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận lại và củng cố toàn bài. 
- HS: Làm bài tập 10.1, 10.3 SBT
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(3’)
- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK 
- GV: HS về nhà làm bài tập 10. 2, 10.4, 10.5, 10.6 SBT
- Đọc trước bài 11 chuẩn bị dụng cụ TN h11.1, 11.2 SGK, kẻ sẵn mẫu báo cáo 
 Ngày tháng năm 201
 Ký duyệt của TCM
 Nguyễn Hữu Hằng
*****************************************
Ngày soạn: / / 2015
Ngày giảng: 8A:
 8B:
Tiết:	15	
BÀI 11: THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ACSIMET
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, Nêu đúng tên và đơn vị của
 các đại lượng đó
- Tập đề xuất phương án TN trên cơ sở dụng cụ đã có
 	2. Kĩ năng: 
Sử dụng được lực kế, bình chia độ .... để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực
 đẩy Acsimet
 3. Thái độ:
Cẩn thận , có ý thức làm việc theo quy trình, Tác phong nhanh nhẹn, trung thực
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA, bộ TN h11.1,11.2 SGK
 	2. HS : SGK, SBT, vở ghi, bộ TN h 11.1, 11.2 SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ( 5’): 
 - Nêu công thức tính lực đẩy Acsimet, tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?
- Làm bài tập 10.5, 10.6 SBT
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Chia dụng cụ và phân công nhóm ,vị trí làm việc của nhóm (5’)
- GV: Chia nhóm và vị trí làm TN?
- HS:Nhận sự phân công của GV
-GV: Phát dụng cụ cho các nhóm, ghỉ rõ dụng cụ của mỗi nhóm lên bảng
- HS: Nhóm trưởng lên lấy dụng cụ cho nhóm, kiểm tra xem dụng cụ đã đủ chưa
I. Chuẩn bị:.
Mỗi nhóm:
- 1 lực kế GHĐ 0 – 2,5 N
- 1 vật nặng bằng nhôm có thể tích 50 cm3
- 1 bình chia độ
- Giá TN
- Kẻ sẵn bảng ghi kết quả vào vở
HĐ2: Thảo luận phương án TN SGK( 10’)
 - GV: YC HS đọc mục 1a, b quan sát hình vẽ ,thảo luận TN h 11.1 SGK
- GV: Có những dụng cụ nào? Dụng cụ đó dùng để đo đại lượng nào?
- HS: Lực kế, giá TN, quả nặng. Lực kế dùng để đo trọng lực của quả nặng
- GV: YC HS thảo luận TN 2 SGK?
- GV: Có thêm những dụng cụ nào? Đo cái gì?
- HS: Bình chia độ có đựng nước, Dùng để đo thẻ tích của vât, khối chất lỏng
- GV:Vật có chìm hoàn toàn trong nước không? 
- HS: Có 
- GV: Thông báo mỗi TN làm 3 lần, làm xong TN1 mới sang TN 2
- GV: Thảo luận phương án đo trọng lượng của nước
- HS: Thảo luận để biết cần đo những đại lượng nào, đo như thế nào
II.Nội dung thực hành
1. Đo đẩy Acsimet lực 
- Đo trọng lượng P của quả nặng khi đặt vật trong không khí.
- Đo hợp lực của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước P1
- FA= P- P1
- Đo 3 lần và lấy giá trị trung bình
2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật
- Đo tể tích của vật nặng:
+ Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ V1
+ Thả vật nặng chìm trong bình chia độ đo thể tích được V2
+ Thể tích của vật nặng: V = V2 –V1
- Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng vật:
+ Dùng lực kế đo trọng lượng của nước có trong bình ở mức V1 được P1
+ Đổ thêm nước vào bình chia độ đến mức V2, Dùng lực kế đo trọng lượng của lượng nước đó được P2
+ P chất lỏng bị vật chiếm chỗ = P2 – P1
+ Đo 3 lần lấy kết quả ghi vào báo cáo
3. So sánh P và FA, Nhận xét và rút ra kết luận
HĐ 3:HS làm TN (10’)
- GV: Cho các nhóm làm TN 
- HS: HĐ nhóm làm TN. Nhóm trưởng phân công 
- GV: K tra cách lắp dụng cụ TN, thao tác làm TN 
- GV: K tra kết quả thảo luận của từng nhóm uốn nắn các thao tác sai và giúp nhóm tiến bộ chậm
- HS: Hoàn thành báo cáo
III. Tiến hành TN 
HĐ 4: Tổng kết
- GV: Thu báo cáo thực hành
- GV: Nhận xét kết quả của các nhóm, sự phân công và hợp tác trong nhóm, thao tác TN
- HS: Thảo luận phương án TN mới
IV. Nhận xét và đánh giá
IV. RÚT KINH NGHIỆM ( 5’):
- Cách thức tổ chức hđ của GV
- Lưu ý những sai sót mà học sinh thường gặp
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3’)
- Đọc trước bài 12 nêu rõ điều kiện vật nổi vật chìm 
 Ngày tháng năm 201
 Ký duyệt của TCM
 Nguyễn Hữu Hằng
*************************************************
Ngày soạn: / / 2015
Ngày giảng: 8A:
 8B:
Tiết:	16	
BÀI 12: SỰ NỔI
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Nêu được điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. 
- Giải thích được một số hiện tượng vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong thực tế
 	2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng biểu diễn lực và tổng hợp lực
 3. Thái độ:
- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA, tranh vẽ h12.1 SGK
 	2. HS: SGK, SBT, vở ghi, 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ( 5’): 
 - Một vật nhúng chìm trong nước chịu td của những lực nào? 
Biểu diễn các vectơ lực đó?
3. Tổ chức tình huống(1’) :
- GV: hiện tượng gì sẽ xảy ra khi P của vật lớn hơn, nhỏ hơn, bằng với lực đẩy Acsimet?
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Tìm hiểu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng( 10’)
-GV: Khi vật ở trong lòng chất lỏng chịu td của những lực nào? NX về phương chiều, độ lớn?
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn.
- GV: Em hãy biểu diễn hai vectơ lực này
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu tlời của bạn
- GV:Kết luận lại. So sánh độ lớn của P và F xem có những trường hợp nào xảy ra
- HS: F P
- GV: TH nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận về đk vật nổi vật chìm?
- HS Ghi vào vở	
I. Điều kiện vật nổi vật chìm
- C1: Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực P, Lực đẩy Acsimet FA. Hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều
FA
P
c) P < FA
Vật chuyển động lên trên
FA
P
b) P = FA
Vật đứng yên
- C2: 
FA
P
a) P > FA
Vật sẽ chuyển động xuống dưới
* Điều kiện vật nổi vật chìm, vật lơ lửng: 
Nhúng một vật trong lòng chất lỏng khi
- P< FA vật nổi lên 
- P = FA vật lơ lửng
- P >FA vật chìm xuống
Trong đó: P là trọng lượng của vật, FA là lực đẩy Acsimet td lên vật
HĐ2: TH về độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng( 10’)
- GV: Tại sao miengs gỗ thả vào nước lại nổi?
- HS: Pg Vật nổi
- GV: Kết luận yêu cầu HS dọc và trả lời C4
- HS: HĐ nhóm thảo luận
- GV: Kết luận lại , yêu cầu HS trả lời C5
- HS: HĐ cá nhân.
- GV: Kiểm tra kết quả của HS sửa sai
- HS: Hoàn thành vào vở
- GV: Kết luận lại về độ lớn của FA khi vật nổi hẳn trên mặt nước
II. Độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
- C3: Miếng gỗ thả vào nước nổi là do trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước-> P gỗ Vật nổi
- C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước thì trọng lượng của nó và lực đẩy Acsimet cân bằng nhau vì vật đứng yên lên hai lực này phải là hai lực cân bằng
- C5:B 
HĐ 3: Vận dụng (10’)
- GV: YC HS trả lời C6 SGK 
- HS: Thảo luận và trả lời
- GV: Tại sao vật phải là khối đặc?
- HS: Vì là khối đặc thì P của vật mới tính bằng P = dv. V
- GV: Chốt lại đáp án
- HS: ghi vào vở
- GV: YC HS trả lời C7, C8 , C9 SGK
- HS: HĐ cá nhân NX câu trả lời của bạn
- GV: Thống nhất đáp án
III. Vận dụng 
- C6: Khi khối đặc nhúng trong chất lỏng : ta có: PV = dv . V, FA = dl . V
+ Vật sẽ chìm xuống khi : Pv > FA -> dv . V > dl .V -> dv >dl
+ Vật nổi khi : Pv dv . V dv < dl
+ Vật lơ lửng khi : Pv = FA -> dv . V = dl .V -> dv = dl
- C7: Hòn bi làm bằng thép có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên bị chìm. Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để trọng lượng riêng của các con tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước biển nên con tàu có thể nổi được trên mặt nước.
- C8: Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi thép nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân
- C9:FAM = FAN, FAM PN 
IV. CỦNG CỐ (5’):
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết 
- GV: Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?( HS HĐ cá nhân)
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3’)
- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK 
- GV: HS về nhà làm bài tập 12.3, 12.4, 12.6, 12.7 SBT
 Ngày tháng năm 201
 Ký duyệt của TCM
 Nguyễn Hữu Hằng
****************************************
Ngày soạn: / / 2015
Ngày giảng: 8A:
 8B:
Tiết:	17	
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Hệ thống và củng cố kiến thức của chương cơ học
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lí đơn giản,
- Giải được bài tập cơ học đơn giản
 	2. Kĩ năng: 
- Vẽ được sơ đồ tư duy về chương cơ học
 3. Thái độ:
- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA, 
 	2. HS: SGK, SBT, vở ghi, 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ( 5’): 
 - Khi nào một vật có công cơ học, công cơ học là gì? Công thức tính, đơn vị tính?
- Làm bài tập 13.4 SBT
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Hệ thống kiến thức chương 1
-GV: Đưa ra các câu hỏi đề cương yc HS trả lời và thiết lập sơ đồ tư duy
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn.
- HS: HĐ nhóm vẽ sơ đồ tư duy
- GV: Gợi ý, hướng dẫn HS vẽ đúng sơ đồ tư duy
? Chuyển động cơ học là gì? Có mấy dạng chuyển động cơ học? Nêu quỹ đạo của các dạng chuyển động đó?
? Vận tốc là gì? KH? Công thức tính? Đơn vị tính?
? Thé nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình trong cđ k đều? Giải thích các kí hiệu đó?
? Tại sao có thể nói lực là một đại lượng véc tơ? Muốn biểu diễn véc tơ lực cần biểu diễn những yếu tố nào?
? Nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? Hai lực cân bằng td vào 1 vật đang đứng yên, đang chuyển động hiện tượng gì xảy ra
? Quán tính là gì? Giải thích một số hiện tượng có liên quan đến quán tính?
? Khi nào thì có lực ma sát? Có những loại lực ma sát nào? Chỉ ra những lợi ích của lực ma sát và những tác hại của lực ma sát?
? Áp lực là gì? Áp suát là gì? KH, Công thức tính, Đơn vị tính?
? Nêu những đặc điểm của áp suất chất lỏng? Công thức tính áp suất chất lỏng?
? Nêu đặc điểm của áp suất khí quyển ? Lấy vd trong thực tế chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển?
? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hđ của bình thông nhau?
? Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy nén thủy lực?
? Lực đẩy Ác si met là gì? Phương chiều, độ lớn của nó?
? Nêu điều kiện vạt nổi vật chimf, vật lơ lửng?
? khi vật nổi hẳn trên mặt chất lỏng, lực đẩy Ác si mét được tính như thế nào?
? Khi nào thì có công cơ học? Công cơ học là gì? KH? Công thức tính? Đơn vị tính?
HĐ2: Bài tập ( 20’)
 - GV: YC HS Làm bài tập 3.4, 4.4 7.4, 10.5, 12.4, 13.5
- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn
- GV: Thống nhất và đưa ra đáp án đúng
- HS: Ghi vào vở
I. Kiến thức cơ bản
1. chuyển động cơ học:
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian
- Giữa chuyển động và đứng yên có tính tương đối
- Có 3 dạng chuyển động:
 + Chuyển động thẳng: Quĩ đạo là một đường thẳng
 + Chuyển động cong: Quĩ đạo là một đường cong
 + Chuyển động tròn: Quĩ đạo là đường tròn
2. Vận tốc
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
- kí hiệu là: v
- Công thức: v = S/ t
- Đơn vị: km/ h, m/ s
- Ý nghĩa: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động
3. Chuyển động đêu, Chuyển động không đều
- Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian
- Vận tốc trung bình: vtb = S/ t
4. Biểu diễn lực: 
Muốn biểu diễn một vec tơ lực cần biểu diễn:
- Gốc: Là điểm đặt của lực
- Phương, chiều: Là phương chiều của lực
- Độ lớn biểu diễn theo tỉ lệ xích
5. Hai lực cân bằng. Quán tính
- Hai lực cân bằng là hai lực: 
 + Cùng điểm đặt
 + Cùng phương, cùng độ lớn
 + Ngược chiều
- Quán tính:
 + Là hiện tượng không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được
6. Lực ma sát
- Lực ma sát trượt: xuất hiện khi có một vật trượt trên bề mặt của vật khác
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi có một vật lăn trên bề mặt của vật khác
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt trên bề mặt của vật khác
- Lực ma sát luôn cản trở chuyển động do vậy lực ma sát luôn có chiều ngược với chiều chuyển động
7. Áp suất
- Áp lực: Là lực ép có phương vuông góc với diện tích bị ép
- Áp suất: Là áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
- Ký hiệu là: p
- Công thức: p = F/ S
- Đơn vị: pa, N/ m2
8. Áp suất chất lỏng:
- Áp suất chất lỏng tác dụng theo mọi phương
- Công thức: p = d. h
9. Bình thông nhau:
- Nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng độ cao
10. Máy nén thủy lực:
- Dựa vào hiện tượng : chất lỏng chứa đầy trong bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suât ra bên ngoài
- Cấu tạo: 2 pit tông, 1 to, một nhỏ. Chất lỏng chứa đầy trong bình kín
11. Áp suất khí quyển:
- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương
12. Lực đẩy Acsimet:
- Lực đẩy Acsimet : là lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên vật khi nó nhúng chìm trong chất lỏng
- KH: FA
- Công thức: FA = d. V
- Đơn vị: N
13. Sự nổi
- Vật nổi: FA> P
- Vật lơ lửng: FA = P
- Vật chìm : FA < P
II Bài Tập
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(3’)
- Hoàn thiện đề cương và ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I
 Ngày tháng năm 201
 Ký duyệt của TCM
 Nguyễn Hữu Hằng
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết:	19
BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Nêu được các vd khác SGK về trường hợp có công cơ học , không có công cơ học. 
Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó 
- Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức
 	2. Kĩ năng: 
 Vận dụng công thức làm bài tập
 3. Thái độ:
 Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA, tranh vẽ h13.1 SGK
 	2. HS: SGK, SBT, vở ghi, 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ( 5’): 
 - Nêu điều kiện vật nổi vật chìm, vật lơ lửng
3. Tổ chức tình huống(1’) :
- GV: Người ta quan niệm làm nặng nhọc là thực hiện một công lớn, nhưng thực
 ra không phải lúc nào cũng vậy. Vậy trường hợp nào có công cơ học, trường hợp nào
 không có công cơ học chúng ta cùng tìm hiểu bài
Hoạt động GV, HS
Nội dung bài
HĐ 1: Tìm hiểu khi nào thì có công cơ học
-GV: Treo tranh vẽ h13.1 SGK YC HS quan sát và đọc thông tin SGK. Cho biết khi nào vật có công cơ học?
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV: Gợi ý :
+ Con bò có dùng lực để kéo xe không? Xe có chuyển động không?
+ Lực sĩ dùng lực để giữ quả tạ không? Quả tạ có di chuyển không?
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu tlời của bạn
- GV:Kết luận lại. 
- HS: ghi vào vở
- GV: Yêu cầu HS trả lời C3, C4
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn
- GV: Thống nhất câu trả lời
- HS: Hoàn thành vào vở
I. Khi nào có công cơ học
1. Nhận xét
- C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm vật đó chuyển động. Thì người ta nói vật đó đang thực hiện 1 công cơ học
2. Kết luận
- C2: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động
- Công cơ học là công của lực ( khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật)
+ Công cơ học thường gọi tắt là công.
3. Vận dụng:
- C3: a,c,d
- C4: a: Lực kéo của đầu tàu tác dụng vào các toa
 b. Trọng lực của quả bưởi 
 c. Lực kéo của cồng nhân tác dụng vào ròng rọc.
HĐ2: Tìm hiểu công thức tính công ( 20’)
- GV: Nghiên cứu SGK cho biết công thức tính công? Giải thích các kí hiệu đó?
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn
- GV: Kết luận 
- HS: Ghi vào vở
- GV: Yêu cầu HS trả lời C5, C6,C7
- HS: HĐ cá nhân. Đại diện HS lên trình bày
- GV: Thống nhất đáp án đúng
- HS: Hoàn thành vào vở
II. Công thức tính công
1. Công thức tính công cơ học
A = F . s
Trong đó: 
+ A: Công của lực F ( J)
+ F: Lực tác dụng vào vật( N)
+ s: Quãng đường vật dịch chuyển( m)
- Chú ý: 
+ Nếu vật chuyển rời không theo công của lực thì công thức tính công sẽ được tính bằng công thức khác
+ Nếu vật chuyển rời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.
2. Vận dụng
- C5: F = 5 000( N), s = 1 000( m)
 A = ?
Công của lực kéo của đầu tàu:
A = F. s = 5 000. 1 000 = 5 000 000 (J)
- C6: m = 2 (kg), s = 6 (m )
 A = ?
Trọng lực của vật: 
 P = 10 m = 10. 2 = 20 (N) 
Công của trọng lực:
A = P. s = 20. 6 = 120 (J)
- C7: Khi hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang thì vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của trọng lực. Nên công của nó bằng 0 
IV. CỦNG CỐ (5’):
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết 
- GV: Công cơ học là gì? Khi nào thì 1 vật có công cơ học? Nêu công thức tính công?( HS: HĐ cá nhân)
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(3’)
- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK 
- GV: HS về nhà làm bài tập 12.3, 12.4, 12.6, 12.7 SBT
- Đọc trước bài 13 cho khi nào thì có công cơ học? Công thức tính công? 
 Ngày tháng năm 201
 Ký duyệt của TCM
*********************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 20
BÀI 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
HS hiểu và nắm được định luật 
 	2. Kĩ năng: 
 Vận dụng tốt định luật để giải bài tập
 3. Thái độ:
Ứng dụng định luật trong thực tế và trong kĩ thuật
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA, thước thẳng, lực kế, quả nặng, ròng rọc, giá TN
 	2. HS: SGK, SBT, vở ghi, 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp ( 1’)
3. Tổ chức tình huống (1’) :
 GV: Muốn đưa vật nặng lên cao có thể kéo lên trực tiếp hoặc dùng máy cơ đơn giản. Dùng máy cơ đơn giản được lợi về lực nhưng có được lợi về công hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Làm TN( 20’)
-GV: Treo tranh vẽ h14.1 SGK yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin SGK. Nêu dụng cụ và cách tiến hành TN?
- HS: HĐ cá nhân, 
- GV: Mục đích TN là gì?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Chốt lại yêu cầu HS Làm TN hoàn thành bảng 14.1 SGK
- HS: HĐ nhóm
- GV: Hướng dẫn HS làm TN
- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV: Yêu cầu HS nhận xét và thống nhất đáp án đúng
- HS: Thảo luận và trả lời C1 đến C4
- GV: Chốt đáp án đúng
- HS: Ghi vào vở
I.TN
- Dụng cụ: Thước thẳng, lực kế, quả nặng, ròng rọc, giá thí nghiệm.
- Tiến hành: 
 + Móc quả nặng vào lực kế và kéo từ từ sao cho lực nâng F1 = Pqn, Đọc giá trị của F1, độ dài S1.
 + Dùng ròng rọc động kéo vật lên cùng một đoạn S1, sao cho số chỉ của lực kế không đổi. Đọc số chỉ của lực kế và đo độ dài quãng đường đi được S2
 + Hoàn thiện bảng 14.1
- C1: F1 > F2
- C2: S1 < S2
- C3: A1 = A2
- C4: Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì thiệt hai lần về đường đi. Nghĩa là không được lợi gì về công
HĐ2: Tìm hiểu định luật (5’)
- GV: Nghiên cứu SGK nêu nội dung định luật
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn
- GV: Kết luận 
- HS: Ghi vào vở
II. Định luật về công
- Nội dung định luật
Không một máy cơ đơn gỉn nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại
HĐ 3: Vận dụng(10’)
- GV: Yêu cầu HS trả lời C5, C6 SGK
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận yêu cầu HS hoàn thiện vào vở
II. Vận dụng
- C5: 
+Kéo thùng hàng bằng tấm ván dài 4m sẽ kéo với lực nhỏ hơn
+ Không trường hợp nào được lợi về công
+ A = F.s = 500.1 = 500J
C6:Lực kéo vật lên 
 F= P/ 2 =420 /2 =210 N 
Độ cao để đưa vật lên là: 
 h =S /2 = 8/ 2= 4 m
Công nâng vật lên: 
 A = P.h = 420. 4 =1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_8_ca_nam.doc