Giáo án môn Vật lý 9 - Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 - Nêu và chỉ ra được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính và buồng tối và phim.

 - Nêu được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.

1.2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được các bộ phận của máy ảnh theo mô hình.

1.3. Thái độ:

 - Say mê, hứng thú khi hiểu được tác dụng của ứng dụng các loại thấu kính. Thấy được các yêu cầu của nghề chụp ảnh.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Nêu và chỉ ra được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính và buồng tối và phim.

- Nêu được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.

- Cấu tạo của máy ảnh dùng phim và đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAØI 47 Tieát 54
Tuaàn 28
ngày dạy: 07/03/2015
§47. SÖÏ TAÏO AÛNH TREÂN PHIM TRONG MAÙY AÛNH
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
 - Nêu và chỉ ra được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính và buồng tối và phim.
 - Nêu được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.
1.2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được các bộ phận của máy ảnh theo mô hình.
1.3. Thái độ:
 - Say mê, hứng thú khi hiểu được tác dụng của ứng dụng các loại thấu kính. Thấy được các yêu cầu của nghề chụp ảnh.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nêu và chỉ ra được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính và buồng tối và phim.
- Nêu được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.
- Cấu tạo của máy ảnh dùng phim và đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.
3. CHUẨN BỊ:
3.1/. GV: 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Mô hình máy ảnh.	 
3.2/. HS: 
Đọc và nghiên cứu bài “Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh”.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. 
 4.1. Ổn định, tổ chức và kiểm diện : 
Kiểm diện sĩ số lớp.
Kiểm tra vệ sinh lớp
 4.2. Kiểm tra miệng: 
* Vật đặt ở vị trí nào thì TKHT tạo được ảnh hứng trên màn có độ lớn của vật không đổi, độ lớn của ảnh phụ thuộc vào yếu tố nào? ( 10 điểm )
Trả lời:
 - Vật đặt tại vị trí cách thấu kính một khoảng bằng 2 lần tiêu cự. 
 - Độ lớn của ảnh phụ thuộc vào vị trí đặt vật. 
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: ( 3 phút ) Tổ chức tình huống vào bài 
GV: Nhu cầu cuộc sống muốn ghi lại hình ảnh của vật ta phải dùng dụng cụ gì? 
Hoạt động 2: ( 10 phút ) Tìm hiểu máy ảnh 
Mục tiêu: nắm được cấu tạo của máy ảnh
HS: Đọc thông tin mục I SGK.
GV: Phát mô hhình máy ảnh cho HS.
HS: Các nhóm quan sát mô hình, thảo luận tìm ra đâu là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim của máy ảnh.
HS: Đại diện nhóm báo cáo.
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: thống nhất.
Hoạt động 3: ( 15 phút ) Tìm hiểu cách tạo ảnh của một vật trên phim của máy ảnh.
Mục tiêu: hiểu được cách tạo ảnh trên phim của máy ảnh.
HS: Từng nhóm HS tìm cách thu ảnh của một vật trên tấm kính mờ trong mô hình máy ảnh và quan sát ảnh này.
HS: Đại điện nhóm trả lời câu C1, C2.
GV gợi ý:
 + Ảnh thu được trên phim là ảnh ảo hay ảnh thật?
 + Vật thật cho ảnh thật thì ảnh cùng chiều hay ngược chiều với vật?
 + Vật thật cách vật kính một khoảng xa hơn so với khoảng cách từ ảnh trên phim tới vật kính, vậy ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
 +Vật thật cho ảnh thật thì vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ hay phân kì?
HS: Cá nhân HS thực hiện câu C3.
HS: 1 HS thực hiện câu C3 trên bảng.
GV gợi ý: 
 + Sử dụng tia qua quang tâm để xác định ảnh B’ của B hiện trên phim PQ và ảnh A’B’ của AB.
 + Từ đó vẽ tia ló khỏi vật kính đối với tia sáng từ B tới vật kính và song song với trục chính.
 + Xác định tiêu điểm F của vật kính.
HS: Cá nhân HS thực hiện câu C4.
GV: Đề nghị HS xét 2 tam giác đồng dạng OAB và OA’B’.
HS: Rút ra nhận xét về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh.
HS: HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: ( 8 phút ) Vận dụng 
Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để làm C6
HS: Cá nhân HS thực hiện câu C6.
HS: 1 HS lên bảng thực hiện.
GV: Gợi ý HS vận dụng kết quả ở câu C4.
è GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP: Công cụ lao động chính của nghề chụp ảnh là máy ảnh, người thợ chụp ãnh phải có những hiểu biết nhất định về độ chói ánh sáng và kiên trì trong công việc. 
è Liên hệ thực tế: ngày nay các máy ảnh có độ phân giải rất cao, vào khoảng trên 10Megapixel nên cho ảnh vô cùng rõ nét. 
è Vậy để tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó thì ta nghiên cứu bài học hôm nay.
I. Cấu tạo của máy ảnh
 - Có hai bộ phận chính là vật kính và buồng tối.
II. Ảnh của một vật trên phim
 1. Trả lời câu hỏi	
C1: Ảnh ảo, cùng ciều với vật, nhỏ hơn vật.
C2: Đó là hiện tượng thu được ảnh thật. 
2. Vẽ ảnh o6t vật đặt trước máy ảnh.
C3:
C4: = = = 
 3. Kết luận:
 Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 
III. Vận dụng.
C6: 
A’B’ = AB = 160. = 3,2 cm.
4.4. Tổng kết:
 - HS đọc lại ghi nhớ SGK.
? HS: Thực hiện bài tập 47.1 SBT. 
è Trả lời:- Bài 47.1 Câu C.
? Nêu cấu tạo của máy ảnh và đặc điểm từng bộ phận.
è - Có hai bộ phận chính là vật kính và buồng tối. Ngoài ra còn phải có phim để lưu ảnh của các vật cần chụp.
? Cho biết đặc điểm của ảnh trên phim.
è Là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 
4.5. Hướng dẫn học tập: 
Đối với bài học ở tiết nay:
 - Học thuộc bài cũ, nắm vững nguyên tắc hoạt động và cấu tạo máy ảnh.
 - Làm các bài tập từ bài 47.2 " 47.5 SBT. Bằng cách vận dụng cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy ảnh.
 - Đọc phần “có thể em chưa biết”
 - Trả lời câu hỏi phần “Tự kiểm tra” từ câu 1" 7 vào vở bài tập và làm các bài tập 17, 18, 19 /151,152 SGK. 
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 - Đọc bài sau: “ MẮT “ và chú ý: 
+ Mắt có cấu tạo như thế nào?
+ Giống với máy ảnh chổ nào?
5. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_47_Su_tao_anh_trong_may_anh.doc