I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Nhận biết được rằng, vât tán xạ mạnh AS màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các AS màu khác .
+ Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các AS màu .
+ vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì các AS nào .
2. Kỹ năng:
- Nghiên cứu hiện tượng màu sắc các vật dưới AS trắng và AS màu để giải thích vì sao ta nhìn thấy các vật có màu sắc khi có AS.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận.
TUẦN 32: TIẾT 62 BÀI 55: MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU - Ngày soạn : 11 /04/17 - Ngày dạy : 21/04/17 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: + Nhận biết được rằng, vât tán xạ mạnh AS màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các AS màu khác . + Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các AS màu . + vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì các AS nào . 2. Kỹ năng: - Nghiên cứu hiện tượng màu sắc các vật dưới AS trắng và AS màu để giải thích vì sao ta nhìn thấy các vật có màu sắc khi có AS. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: * Mỗi nhóm học sinh : Một hộp kín có một cưả sổ có thể chắn bằng các tấm lọc màu đỏ hoặc lục (hoặc trong có các đèn phát ánh sáng trắng , đỏ và lục) Các vật có màu trắng, đỏ, lục và đen đặt trong hộp Một tấm lọc màu đỏ và một tấm lọc màu lục * Giáo viên : Một vài tấm ảnh phong cảnh có màu xanh da trời * PP: Thực nghiệm , vấn đáp, nêu vấn đề.... III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập: (4 ph) - GV: Ồn định lớp - HS: Báo cáo SS - GV: + HS: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu bằng cách nào ? + Làm BT 53-54.1 và 53-54.4 (ghi trên bảng con) * 53-54.4 : a . Nhìn vào váng dầu, mở, bong bóng xà phòng ..ở ngoài trời ta có thể thấy những màu gì ? b . Ánh sáng chiếu vào các váng dầu, mở hay bong bóng xà phòng đó là ánh sáng trắng hay ánh sáng màu ? c . Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng hay không ? Tại sao? - HS: + Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD + 53-54.1 : C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính + 53-54.4: a. Tùy theo phương nhìn ta có thể thấy đủ mọi màu sắc b. Ánh sáng chiếu vào váng dầu mở, bong bóng xà phòng là ánh sáng trắng c. Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng. Vì từ một chùm sáng trắng ban đầu ta thu được nhiều chùm sáng màu đi theo các phương khác nhau - GV: Các ca sĩ biểu diễn trên sân khấu với bộ quần áo đang diễn nhưng khi có màu này, lúc lại có màu khác. Tại sao có hiện tượng kì lạ đó ? Ta sẽ giải thích được điều này qua bài học hôm nay (GV ghi tên bài) 2. HĐ2 : Tìm hiểu về màu sắc ánh sáng truyền từ các vật có màu dưới ánh sáng trắng đến mắt : (10ph) * Hoạt động của thầy và trò : * Nội dung : - GV: Khi nào ta nhìn thấy một vật ? - HS Khi có ánh sáng truyền từ vật vào mắt ta - GV: * Đặt các vật dưới ánh sáng trắng : + Nếu thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng màu nào truyền từ vật vào mắt ta ? - HS: (Th. luận) * + Khi thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng màu trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó vào mắt ta - GV: + Nếu thấy vật màu đen thì sao? - HS: + Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng nào truyền từ vật vào mắt. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta - GV: Ta rút ra nhận xét gì về màu của các vật dưới ánh sáng trắng ? - HS: Dưới ánh sáng trắng vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen) I. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng : - Dưới ánh sáng trắng vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta - Thấy vật màu đen thì không có ánh sáng nào truyền vào mắt 3.HĐ3: Tìm hiểu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật bằng thực nghiệm : (15 ph) - GV: Y/C HS đọc II (phần 1) - HS: Đọc theo Y/C - GV: (giới thiệu dụng cụ TN, cho HS quan sát hình ảnh bên trong hộp, hướng dẫn HS cách TN) - HS: Lưu ý hướng dẫn của GV - GV: (phân dụng cụ TN, Y/C HS TN nhóm) - HS: Nhận dụng cụ và tiến hành TN - GV: Hãy sử dụng hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu để quan sát các vật, ghi lại màu sắc quan sát được của các vật ? - HS: (quan sát và ghi kết quả quan sát) - GV: * Qua TN : Ta rút ra nhận xét gì về màu của các vật màu đỏ, xanh lục, đen và trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng đỏ ? - HS: + Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu đỏ: nhìn thấy vật màu đỏ: Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ + Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu xanh lục, đen: Vật nhìn thấy gần như đen (vật màu xanh lục tán xạ rất kém màu đỏ, vật đen không tán xạ ánh sáng đỏ) + Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu trắng: thấy vật có màu đỏ. - GV: * Hãy rút ra nhận xét và kết luận khi chiếu ánh sáng màu xanh lục vào các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng ? - HS: * Dưới ánh sáng màu xanh lục, vật màu trắng có màu xanh lục.Vậy màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh lục Dưới ánh sáng màu xanh lục, vật màu đỏ có màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng màu xanh lục Dưới ánh sáng màu xanh lục, vật màu xanh lục vẫn có màu xanh lục. Vậy vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng màu xanh lục Dưới ánh sáng màu xanh lục, vật màu đen vẫn có màu đen . Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu xanh lục (Hoặc : Chiếu ánh sáng màu xanh lục vào màu trắng : Nhìn thấy vật màu xanh lục (vật trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh lục)) Chiếu ánh sáng màu xanh lục vào màu khác , nhìn thấy vật màu tối (đen) (vậy màu khác tán xạ kém ánh sáng màu xanh lục) II. Khả năng tán xạ ánh sáng màu cuả các vật : 1. Thí nghiệm và quan sát : (HS ghi kết quả TN) 2. Nhận xét : 4. HĐ4: Rút ra kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật : (12 ph) - GV: Qua các TN ở phần I và II, em có thể rút ra kết luận gì về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật ? - HS: . - GV: Khi chiếu các ánh sáng màu lên các vật màu trắng thì vật sẽ mang ánh sáng của màu chiếu lên nó, chứng tỏ khả năng tán xạ của vật màu trắng ? - HS: Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả ánh sáng màu - GV: Khi chiếu ánh sáng màu lên các vật có nhiều màu ta chỉ thấy rõ vật có màu chiếu, chứng tỏ khả năng tán xạ ánh sáng màu? - HS: Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng màu khác - GV: Vật màu đen có khả năng tán xạ ánh sáng không? - HS: Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng nào - GV: Ô nhiễm AS đường phố từ kính (đặc biệt là kính phản quang). Hiện nay tại các thành phố việc sử dụng kính màu trong xây dựng đã trở thành phổ biến . AS mặt trời sau khi phản xạ trên các tấm kính có thể gây chói lóa cho con người và các phương tiện tham gia giao thông. *BP: Khi sử dụng những mảng kính lớn trên bề mặt các tòa nhà trên đường phố, cần tính toán về diện tích bề mặt kính , khỏang cách công trình, dãy cây xanh cách li. III. Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật : - Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu - Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác - Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng nào 5. HĐ5 : Vận dụng – củng cố hướng dẫn về nhà : (4 ph) - GV: * Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu gì? Trong đêm tối ta thấy nó có màu gì? Tại sao? - HS: * Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh, vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của mặt trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ - GV: * Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng, rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính . Nhìn tờ giấy qua tấm kính ta sẽ thấy có màu gì? Tại sao ? Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh, thì ta thấy có màu gì? tại sao? - HS: * Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng, rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính . Nhìn tờ giấy qua tấm kính ta sẽ thấy có màu đỏ, vì ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ, rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ này lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại, vào mắt ta, vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh, thì ta thấy tờ giấy có màu đen. Vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ - GV: (lưu ý HS) + Chú ý không được nhìn tờ giấy theo phương phản xạ ánh sáng. Vì khi đó ánh sáng phản xạ ở mặt trên của tấm kính sẽ truyền vào mắt ta làm ta bị lóa và ta thấy ánh sáng trắng - HS: Ghi nhận - GV: * Tại sao khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta lại thấy nó có màu đỏ? Khi đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy có màu xanh? - HS: * Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu . Khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ trong chùm sáng trắng . Tương tự như vậy: đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy vật màu xanh - GV: Về nhà : + Học bài + Đọc : “có thể em chưa biết” + Làm các bài tập 55.1 à 55.10 trang 112 à 114 SBT + Xem trước bài 56. * RKN:
Tài liệu đính kèm: