Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của AS và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này

- Tiến hành được TN để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và trên vật màu đen.

- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này .

- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng quang điện của AS và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.

2. Kĩ năng: Thu thập thông tin về tác dụng của ánh sáng trong thực tế để thấy vai trò của ánh sáng.

3. Thái độ: Say mê vận dụng khoa học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

* Mỗi nhóm HS:

 Một tấm kim loại một mặt sơn trắng, một mặt sơn đen

 Hai nhiệt kế

 Một bóng đèn khoảng 25W

 Một chiếc đồng hồ

 Một dụng cụ sử dụng pin mặt trời như : máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em .

 *Giáo viên: Bảng 1 ( ghi trên bảng con )

*PP: Thực nghiệm, vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề.

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33: TIẾT 63
BÀI 56: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
- Ngày soạn : 17/04/17
- Ngày dạy : 27/04/17
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của AS và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này 
- Tiến hành được TN để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và trên vật màu đen.
- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này .
- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng quang điện của AS và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.
2. Kĩ năng: Thu thập thông tin về tác dụng của ánh sáng trong thực tế để thấy vai trò của ánh sáng.
3. Thái độ: Say mê vận dụng khoa học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ: 
* Mỗi nhóm HS: 
Một tấm kim loại một mặt sơn trắng, một mặt sơn đen 
Hai nhiệt kế 
Một bóng đèn khoảng 25W
Một chiếc đồng hồ 
Một dụng cụ sử dụng pin mặt trời như : máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em .
 *Giáo viên: Bảng 1 ( ghi trên bảng con )
*PP: Thực nghiệm, vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề....
III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập: (5ph)
- GV: Ồn định lớp
- HS: báo cáo SS.
- GV: + HS: Nêu kết luận về khả năng tán xạ màu của các vật ? 
 	+ BT55.1 và 55.2 ( Ghi trên bảng con )
 	BT*55.1: Chọn câu đúng :
Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ 
Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng 
Mái tóc đen ở chỗ nào cũng đen 
Chiếc bút màu xanh để trong phòng tối vẫn thấy màu xanh 
- HS: Khả năng tán xạ màu của các vật :
+ Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu 
+ Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém các màu khác 
+ Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng nào
* 55.1 : Chọn C : Mái tóc đen ở chỗ nào cũng đen 
* 55.2 : a à 3 ; b à 4 ; c à 2 ; d à 1
- HS2 : ( Nhận xét câu trả lời của HS1)
- GV: ( Gọi 2 HS đóng vai Hòa và Bình đọc mẫu đối thoại )
- HS: ( Đọc theo Y/C )
- GV: Những ánh sáng có màu từ đỏ đến tím mà ta nói đến trong các bài học trên đây gọi chung là ánh sáng nhìn thấy được. Tuy nhiên khoa học đã phát hiện ra nhiều loại ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy được. Tất cả ánh sáng nhìn thấy được cũng như không nhìn thấy được đều ít nhiều có tác dụng mà ta nói đến trong bài học hôm nay ( GV ghi tên bài )
2. HĐ2 : Tìm hiểu tác dụng nhiệt của ánh sáng : (20 ph)
* Hoạt động của thầy và trò :
* Nội dung :
- GV: (Y/C HS đọc thông tin 1)
 + Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì ?
- HS: Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng
- GV: (Y/C HS quan sát H 56.1)
 * Hãy nêu một số hiện tượng chứng tỏ ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm nóng các vật đó lên 
- HS: (Th. luận)
 * Phơi các vật : quần, áo, thóc, ngô  ngoài nắng các vật sẽ khô và nóng lên 
 Khi chiếu ánh sáng vào cơ thể, chỗ bị chiếu sẽ nóng lên  
- GV: * Hãy kể một số công việc trong đó người ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng để phục vụ đời sống hoặc sản xuất ?
- HS: * Một số ví dụ về ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng: Phơi khô các vật ngoài nắng, làm muối, ngồi sưởi nắng trong mùa đông .
- GV: Tác dụng của ánh sáng lên các vật màu trắng và màu đen có như nhau không ? Ta đi vào 2 
 (GV Y/C HS đọc 2)
- HS: (Đọc theo Y/C)
- GV: (Giới thiệu dụng cụ TN, hướng dẫn HS TN. Phân nhóm, phát dụng cụ TN)
- HS: (Nhận dụng cụ, TN theo nhóm, ghi kết quả vào bảng)
- GV: * Hãy so sánh độ tăng nhiệt độ của tấm kim loại trong 2 trường hợp và rút ra kết luận về khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các vật màu đen và màu trắng ?
- HS: Trong cùng một thời gian, với cùng một nhiệt độ ban đầu và cùng một điều kiện chiếu sáng thì nhiệt độ của tấm kim loại khi bị chiếu sáng mặt đen tăng nhanh hơn nhiệt độ của tấm kim loại đó khi bị chiếu sáng mặt trắng. 
 Điều đó có nghĩa là : Trong cùng điều kiện thì vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật màu trắng. 
- GV: Trong đời sống hằng ngày, các màu trắng, màu hồng  được gọi là các màu sáng. các màu đen, màu tím  được gọi là các màu tối .
 Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng
I. Tác dụng nhiệt của ánh sáng :
 1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì ?
 Là tác dụng mà năng lượng ánh sáng đã biến thành nhiệt năng. 
2.Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen :
 Trong cùng một điều kiện vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật màu trắng 
 3. HĐ3 : Tìm hiểu tác dụng sinh học của ánh sáng : (5 ph)
- GV: (Y/C HS đọc thông tin II)
 + Tác dụng sinh học là gì ?
- HS: (Đọc TT)
 + Tác dụng sinh học là tác dụng mà trong đó năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật 
- GV: * Nêu một số VD về tác dụng của ánh sáng đối với cây cối ?
- HS: * VD: Các cây cối thường ngã hoặc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời 
- GV: * Hãy nêu một VD về tác dụng của ánh sáng đối với cơ thể con người ?
- HS: * VD: Nên cho trẻ nhỏ tắm nắng buổi sáng sớm để thân thể được cứng cáp 
- GV: Nói chung: ánh sáng gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng 
II. Tác dụng sinh học của ánh sáng :
 Là tác dụng mà năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật 
4. HĐ4 :Tìm hiểu tác dụng quang điện của ánh sáng : (10ph)
- GV: ( Y/C HS đọc III + quan sát H 56.3 SGK) 
 + Thế nào là pin quang điện (Pin mặt trời )? Tác dụng quang điện của ánh sáng là gì ?
- HS : ( Đọc III )
 + Pin quang điện là một nguồn điện có thể phát ra điện khi có ánh sáng chiếu vào nó 
 + Pin quang điện biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện 
- GV : Pin quang điện hoạt động trong điều kiện nào ?
- HS : .. có ánh sáng chiếu vào 
- GV : (Dùng Pin quang điện giới thiệu với HS, cho pin hoạt động với ánh sáng đèn sợi đốt (220V) hoặc ánh sáng mặt trời)
 + Pin quang điện gồm 2 bản cực bản chất khác nhau, khi chiếu ánh sáng vào, một số éléctron từ bản cực này bắn sang bản cực kia, làm 2 bản cực nhiễm điện khác nhau. Tạo ra dòng điện một chiều 
- HS : (Ghi nhận th.tin)
- GV: * Hãy kể ra một số dụng cụ chạy (hoạt động) bằng pin mặt trời mà em biết ? Mô tả hình dạng bên ngoài của một pin mặt trời và cách làm cho nó hoạt động ?
- HS: *+ Máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em, đồng hồ .
 + Nhìn bên ngoài pin mặt trời có dạng một tấm phẳng màu đen. 
 + Sử dụng pin quang điện, khi có ánh sáng chiếu vào pin sinh ra dòng điện cung cấp cho máy và nạp cho pin DC nằm bên trong .
- GV: *+ Muốn cho pin phát điện phải có điều kiện gì ?
 + Khi pin hoạt động nó có nóng lên không ? Như vậy pin hoạt động được có phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng hay không ? 
- HS: * + Muốn cho pin phát điện phải chiếu ánh sáng vào pin 
 + Khi pin hoạt động thì nó không nóng lên (hoặc chỉ nóng lên không đáng kể). Do đó pin hoạt động được không phải là do tác dụng nhiệt của ánh sáng 
 + Muốn khẳng định điều này thì ta đem pin vào chỗ tối lờ mờ rồi áp tay vào pin cho nó nóng hơn cả lúc chiếu sáng vào nó. Ta thấy pin vẫn không hoạt động 
- GV: Pin quang điện biến năng lượng nào sang năng lượng nào ?
- HS: .. biến trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện 
- GV: Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện 
III. Tác dụng quang điện của ánh sáng :
1. Pin mặt trời : 
 Là nguồn điện có thể phát ra điện khi có ánh sáng chiếu vào nó 
2. Tác dụng quang điện của ánh sáng : 
 Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện 
5. HĐ5 : Vận dụng – củng cố - hướng dẫn về nhà : (5ph)
- GV: * Tương truyền rằng Acsimet đã dùng gương để đốt cháy các chiến thuyền của người La Mã đến xâm phạm thành Xi-ra-quy-xơ, quê hương của ông. Acsimet đã sử dụng tác dụng gì của ánh sáng mặt trời ?
- HS: * Acsimet đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời 
- GV: * Bố, mẹ thường khuyên con cái thỉnh thoảng phải ra ngoài nắng để cho cơ thể được cứng cáp, khoẻ mạnh . Bố, mẹ định nói đến tác dụng gì của ánh sáng mặt trời ?
- HS: * Bố, mẹ muốn nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời 
- GV: * Tại sao về mùa đông nên mặc áo màu tối, còn về mùa hè thì nên mặc quần áo màu sáng ?
- HS: *+ Về mùa đông nên mặc quần áo màu tối, vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều năng lượng của ánh sáng mặt trời và sưởi ấm cho cơ thể. 
 + Về mùa hè, trái lại nên mặc quần áo màu sáng để nó hấp thụ ít năng lượng của ánh sáng mặt trời, giảm được sự nóng bức khi ta đi ngoài nắng 
- GV: Về nhà : + Học bài 
 + Đọc “ Có thể em chưa biết “
 + Làm các bài tập 56.1 à56.10 SBT 
 + Xem trước bài 57 
 + Chuẩn bị sẳn mẫu báo cáo, trang 150. Trong đó trả lời sẳn các câu hỏi a,b,c ở phần 1 .
*RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 33 T63 IN.doc