Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Bài tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Vận dụng các kiến thức đã học để vẽ ảnh của một vật qua TKPK

- Biết cách xác định ảnh tạo bởi TKPK là ảnh ảo

- Vận dụng kiến thức hình học để tính chiều cao của ảnh của một vật và khoảng cách từ ảnh đến TK (vật đặt vuông góc với trục chính và một đầu của vật nằm trên trục chính)

2. Kĩ năng:

- Luyện tập giải bài tập về TKHT-TKPK

3.Thái độ:

- Nghiêm túc, hợp tác nhóm, có ý thức thu thập thông tin

II. CHUẨN BỊ:

 * GV: Các bài tập về TKPK

 * PP: Chứng minh, nêu vấn đề , diển giảng.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP
TUẦN 26:TIẾT 50
- Ngày soạn : 28/02/17
- Ngày dạy : 10/03/17
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Vận dụng các kiến thức đã học để vẽ ảnh của một vật qua TKPK
- Biết cách xác định ảnh tạo bởi TKPK là ảnh ảo 
- Vận dụng kiến thức hình học để tính chiều cao của ảnh của một vật và khoảng cách từ ảnh đến TK (vật đặt vuông góc với trục chính và một đầu của vật nằm trên trục chính)
2. Kĩ năng:
- Luyện tập giải bài tập về TKHT-TKPK
3.Thái độ: 
- Nghiêm túc, hợp tác nhóm, có ý thức thu thập thông tin
II. CHUẨN BỊ:
 * GV: Các bài tập về TKPK 
 * PP: Chứng minh, nêu vấn đề , diển giảng..
III. TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. HĐ1 : Kiểm diện - kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập: (6ph)
 - GV: Ổn định lớp
 - HS : Báo cáo SS
 - GV: ( Gọi 2 HS kiểm tra bài )
 + HS1: Nêu đặc điểm của ảnh của một vật đối với TKPK ? + Làm bài tập 44 – 45.1
 * BT: Đặt một điểm sáng S nằm trước TKPK như hình sau:
 S o
 ∆ F O F’
	a/ Dựng ảnh S’ của S tạo bởi TK đã cho
	b/ S’ là ảnh thật hay ảnh ảo vì sao ?
 + HS1: Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì :
 - Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. 
 - Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự 
 * BT: a/ Dựng ảnh S’ của S qua TKPK đã cho :
 S o 
 S’
 ∆ F O F’
 + HS2: Làm BT 44 – 45.3
 * BT: Hình 44-45.3 vẽ trục chính ∆, quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’ của một TK, hai tia ló 1,2 của 2 tia tới xuất phát từ một điểm sáng S 
 a/ TK đã cho là HT hay PK ?
 b/ Bằng cách vẽ hãy xác định ảnh S’ và điểm sáng S ?
 (1)
 ∆ 
 F O F’ (2)
 + HS2: a/ TK đã cho là TKPK ( dựa vào tia ló (1) kéo dài đi qua tiêu điểm )
 b/ Cách xác định ảnh S’ và điểm sáng S:
 - Xác định ảnh S’ : Kéo dài tia ló (2) cắt đường kéo dài của tia ló (1) tại đâu thì đó là S’ 
 - Xác định điểm sáng S : Vì tia ló (1) kéo dài đi qua tiêu điểm F nên tia tới của nó phải là tia song song với trục chính của TK . Tia này cắt tia đi qua quang tâm ở đâu thì đó là điểm sáng S
2. HĐ2 : Giải bài tập : (35ph)
* Họat động của thầy và trò :
* Nội dung :
- GV : (SD bảng phụ ghi sẳn BT 1, Y/C HS đọc và tiến hành giải theo nhóm)
- HS: (Thực hiện theo Y/C)
- GV: Gọi 1 HS đại diện lên dựng ảnh và trình bày đáp án 
- HS1 : Trình bày như hình bên
- HS2 : Nhận xét 
- GV: Để dựng ảnh A’B’ của AB, ta dựng như thế nào ?
- HS: Ta dựng ảnh của B là B’ bằng cách vẽ 2 đường truyền đặc biệt qua TK (Tia qua quang tâm và tia song song trục chính), chùm tia ló kéo dài cắt nhau tại B, từ B’ hạ đường vuông góc (đứt nét) xuống trục chính cắt trục chính tại A’. A’B’ là ảnh của AB qua TKPK
- GV: (Y/C HS quan sát ảnh A’B’) 
 + Em có nhận xét gì về tính chất, độ lớn , chiều của A’B’ so với AB?
- HS : A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật và nằm trong khoảng tiêu cự của TK
- GV: (Gọi HS đọc bài 2 ghi trên bảng phụ )
- HS : (Thực hiện theo Y/C)
- GV: (Y/C HS tiến hành th. l giải BT 2 theo nhóm) 
- HS: (Tiến hành giải và đại diện nhóm lên trình bày ở bảng)
 + Vật đặt trước TK cho ảnh ảo là TK ?
 + Đối với TKHT thì ảnh ảo có đặc điểm như thế nào ?
 + Ảnh ảo của TKPK có tính chất gì ?
- HS: Vật đặt trước TK cho ảnh ảo :
 + Là TKHT khi vật đặt trong khoảng tiêu cự của TK.
 + Là TKPK khi vật đặt bất kì vị trí nào trước TK
- Đối với TKHT thì ảnh ảo có đặc điểm : cùng chiều với vật, lớn hơn vật và nằm ngoài khoảng tiêu cự của TK.
- Ảnh ảo của TKPK có đặc điểm là: cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của TK
- GV: (Nhận xét và lưu ý HS ảnh ảo của 2 loại TK này)
I.Bài 1: Đặt một vật AB trước TKPK như hình sau :
 B 
 A F O F’
a/ Hãy nêu cách vẽ và vẽ ảnh A’B’ của AB qua TK
b/ Nhận xét gì về tính chất, chiều và độ lớn của A’B’ so với AB. 
Giải:
a/ Để vẽ ảnh của vật AB ta chỉ cần vẽ ảnh B’của điểm B, sau đó từ B’ hạ đường vuông góc xuống trục chính, cắt trục chính tại A’, A’ là ảnh của A
 A’B’ là ảnh của AB qua TKPK
 B
 B’
 A F A’O 
b/ A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng tiêu cự của TK
II. Bài 2:
 Đặt vật AB trước một thấu kính thấy ảnh A’B’ cùng chiều và nhỏ hơn vật. Thông tin này có thể cho phép ta kết luận thấu kính đã cho là TKPK không ? Dùng hình vẽ để minh họa .
Giải :
 Dựa vào thông tin “A’B’ cùng chiều và nhỏ hơn vật” có thể kết luận TK đã cho là TKPK 
 Vì : Đối với TKHT, vật đặt trước TK và nằm trong khoảng tiêu cự sẽ cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. 
 Đối với TKPK, vật đặt trước TK luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
 * Ảnh ảo tạo bởi TKHT :
 B’
 B 
 A’ F A O F’
* Ảnh ảo tạo bởi TKPK:
 B
 B’
 (∆)
 A F A’ O F’
3. HĐ3: Dặn dò – hướng dẫn về nhà : (4ph)
- GV : Nhận xét họat động của các nhóm, nêu ưu, tồn tại trong tiết học
- HS : Ghi nhận, RKN
- GV: Về nhà : 
	+ Xem và giải lại các bài tập đã làm ở lớp.
	+ Đọc trước bài 46, chuẩn bị sẳn mẫu báo cáo trang 125 (SGK) trả lời trước các câu hỏi 1a, b, c, d, e . Tiết tới làm bài thực hành. 
*RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 26 T50.doc