Giáo án môn Vật lý - Vận tốc

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.

2. Kĩ năng

- Vận dụng được công thức tính tốc độ :

3. Thái độ

 - Nghiêm túc, tự giác có ý thức xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:1 bảng 2.1, 1 tốc kế xe máy.

2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung SGK.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1266Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý - Vận tốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:02
Ngày soạn: 01/09/2015
Tiết: 02
Ngày dạy: 04/09/2015
Tiết 2-Bài 2: VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 S
V = 
 t
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính tốc độ :
3. Thái độ
 	- Nghiêm túc, tự giác có ý thức xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:1 bảng 2.1, 1 tốc kế xe máy.
2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
8A1 Vắng 8A2 Vắng 8A3 Vắng
 PKP P..KP. P.KP..
 2. Kiểm tra bài cũ 
? Chuyển động cơ học là gì, cho ví dụ.
? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Lấy ví dụ minh hoạ.
3. Tiến trình
Giáo viên tổ chức các hoạt động 
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ta cần dựa vào đâu. Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay “ Vận tốc”.
HS chú ý lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc
- GV cho HS đọc bảng 2.1
? Quãng đường mà các bạn HS cần phải chạy là bao nhiêu.
? Thời gian mà mỗi HS chạy hết quãng đường đó có giống nhau không.
- Yêu cầu HS hoàn thành C1
- Yêu cầu HS hoàn thành C2
- GV kiểm tra lại và đưa ra khái niệm vận tốc
- Yêu cầu HS hoàn thành C3
- GV nhận xét và kết luận
- Độ lớn của vận tốc cho biết gì?
- Vận tốc được xác định như thế nào ?
- HS quan sát bảng 2.1
- Quãng đường HS chạy là 60m.
- Mỗi bạn HS chạy hết quãng đường với số thời gian không giống nhau.
 C1: Dựa vào thời gian chạy hết quãng đường của mỗi bạn HS.
- HS ghi kết quả tính được vào bảng 2.1
An: 6m
Bình: 6,32m
Cao: 5,45m
Hùng: 6,67m
Việt: 5,71m
- HS ghi nhớ
-HS hoạt động theo nhóm, đại diện nhóm trả lời.
- sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
I – Vận tốc
- Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc.
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Hoạt động 3: Xác định công thức tính vận tốc
? Dựa vào bảng 2.1 nêu cách tính quãng đường chạy trong 1 giây.
- GV giới thiệu các đơn vị và yêu cầu HS viết công thức tính vận tốc.
- Cho HS nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức.
 S
V = 
 t
- Lấy quãng đường chạy chia cho thời gian chạy hết quãng đường đó.
 V là vận tốc của chuyển động. S là quãng đường chuyển động của vật. t là thời gian đi hết quãng đường đó.
II- Công thức tính vận tốc
 S
V = 
 t
Trong đó:
- V là vận tốc của chuyển động
- S là quãng đường chuyển động của vật
- t là thời gian đi hết quãng đường đó.
Hoạt động 4: Xác định đơn vị của vận tốc
-Vận tốc có đơn vị đo là gì ?
- GV giới thiệu đơn vị đo độ lớn của vận tốc.
? Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đâu.
- Tốc kế dùng để làn gì và sử dụng ở đâu ?
- HS hoàn thành C4 để xác định đơn vị của vận tốc.
- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
- Đo vận tốc.
III - Đơn vị vận tốc
- Đơn vị vận tốc thường dùng là: m/s ;km / h
- Dụng cụ đo vận tốc gọi là tốc kế.
Hoạt động 5: Vận dụng
? Yêu cầu HS thực hiện câu C5
- GV hướng dẫn HS làm câu C5b
? Muốn so sánh chuyển động của 3 vật trên ta cần dựa vào đại lượng nào.
- Yêu cầu HS làm câu C5b theo nhóm
- GV hướng dẫn cách giải bài tập vật lí cho HS.
? Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt lại câu C6.
- HS lên bảng thực hiện bài giải.
- Cho HS thảo luận C7.
- Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt và thực hiện phép tính.
- HS thực hiện câu C5a
- So sánh vận tốc trên cùng một đơn vị đo.
- HS cú ý lắng nghe để vận dụng cho các bài toán vật lí.
Tóm tắt:
t=1,5h; s= 81 km
Tính v = km/h, m/s
Tóm tắt 
t = 40phút = 2/3h
v= 12 km/h
Giải:
Áp dụng công thức:
 v = s/t 
=> s= v.t= 12 x 2/3 = 8km
IV - Vận dụng 
C5.
a, Điều đó cho biết mỗi giây tàu hoả đi được 10m, ô tô đi được 10m và xe đạp đi được 3m 
b, Ô tô và tàu hỏa chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất.
C6.
-Vận tốc của tàu là:
v = 54 km/h(hay 15m/s)
- Vận tốc ở 2 đơn vị trên là như nhau.
C 7.
Quãng đường đi được là:
S = V. t = 12.= 8km /h 
 IV. CỦNG CỐ
 - Nêu công thức tính vận tốc.
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập C8. và làm bài tập trong SGK.
 - Đọc trước nội dung bài mới.
VI. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docly_8t2.doc