BÀI 1 : CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I. Mục tiêu :
- Kiến thức: Học sinh nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.
- Kỹ năng: Học sinh vẽ được một số họa tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích.
- Thái độ: Học sinh yêu thích những họa tiết của dân tộc.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên :
- Hình minh họa hướng dẫn cách chép họa tiết trang trí dân tộc.
- Sưu tầm một số họa tiết dân tộc ở: quần, áo, khăn túi, váy
2. Học sinh : Giấy vẽ, bút chì, màu, tẩy.
III. Phương pháp dạy học :
- Trực quan
- Vấn đáp.
- Luyện tập
- Gợi mở
IV. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Bài dạy : (41 phút )
* Giới thiệu bài : (1 phút )
Tuần : 1 Ngày soạn: Tiết : 1 Ngày dạy : BÀI 1 : CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. Mục tiêu : - Kiến thức: Học sinh nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi. - Kỹ năng: Học sinh vẽ được một số họa tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích. - Thái độ: Học sinh yêu thích những họa tiết của dân tộc. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Hình minh họa hướng dẫn cách chép họa tiết trang trí dân tộc. - Sưu tầm một số họa tiết dân tộc ở: quần, áo, khăn túi, váy 2. Học sinh : Giấy vẽ, bút chì, màu, tẩy. III. Phương pháp dạy học : - Trực quan - Vấn đáp. - Luyện tập - Gợi mở IV. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Bài dạy : (41 phút ) * Giới thiệu bài : (1 phút ) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động 1 (3 phút) - Giáo viên giới thiệu một số họa tiết ở các công trình kiến trúc như: đình, chùa và họa tiết ở trang phục của các dân tộc. - Giáo viên cho học sinh quan sát các họa tiết trong SGK và đặt câu hỏi: + Tên họa tiết, họa tiết này được trang trí ở đâu? + Bố cục, hình vẽ, đường nét? * Giáo viên chốt ý: “Có rất nhiều họa tiết trang trí dân tộc rất đẹp được trang trí ở các công trình kiến trúc hay trên trang phục”. 2. Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết (5 phút) - Giáo viên giới thiệu từng bước vẽ: + Xác định hình dáng chung của họa tiết cần vẽ là hình gì? (Nếu là hình tròn thì dùng compa vẽ chu vi hình tròn hay dùng thước vẽ chu vi hình chữ nhật hoặc tam giác) + Vẽ phác các mảng hình chính. + Vẽ phác các nét chi tiết cho đúng. + Tô màu theo ý thích. 3. Hoạt động 3: Thực hành (30 phút) - Giáo viên cho học sinh thực hành. Giáo viên theo dõi, nhắc nhở, khuyến khích, động viên học sinh. IV.Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập (3 phút) - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài tiêu biểu - Học sinh lắng nghe - Học sinh lắng nghe - Học sinh quan sát và trả lời - Học sinh lắng nghe - Học sinh quan sát và lắng nghe - Học sinh thực hành - Học sinh nhận xét 4. Củng cố: (2 phút) - Hãy Nhắc lại cách vẽ hoạ tiết? 5. Dặn dò (1 phút) - Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau. - Về xem lại bài đã học. - Xem trước bài mới “Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại”.
Tài liệu đính kèm: