Giáo án Ngữ văn 10 - Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

+ Cuộc đời

- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).

- Năm hai mươi tuổi, 1400, ông đỗ Thái học sinh, làm quan cho nhà Hồ.

- Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, cha ông ( Nguyễn Phi Khanh ) bị bắt đem về Trung Quốc. Nguyễn Trãi và người em trai đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng lại bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan.

- Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường cứu nước. Ông nhận ra chân lí: muốn cứu nước phải dựa vào dân.

- Ông tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Và Nguyễn Trãi đã sống, chiến đấu cùng nhân dân. Ông có đóng góp lớn vào phương kế đuổi giặc. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

- Ngày 01 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua đi duyệt võ, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Khi vua dời Côn Sơn, về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) bị chết đột ngột. Bọn triều thần bấy lâu nay muốn hãm hại Nguyễn Trãi, nhân cơ hội này liền vu cho ông cùng Nguyễn Thị Lộ mưu giết vua, khiến ông phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ).

- Nỗi oan tầy trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải toả và ca ngợi ông bằng câu thơ nổi tiếng:

"Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo"

(Lòng Ức Trai toả rạng văn chương)

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2370Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi
+ Cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
- Năm hai mươi tuổi, 1400, ông đỗ Thái học sinh, làm quan cho nhà Hồ. 
- Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, cha ông ( Nguyễn Phi Khanh ) bị bắt đem về Trung Quốc. Nguyễn Trãi và người em trai đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng lại bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan.
- Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường cứu nước. Ông nhận ra chân lí: muốn cứu nước phải dựa vào dân.
- Ông tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Và Nguyễn Trãi đã sống, chiến đấu cùng nhân dân. Ông có đóng góp lớn vào phương kế đuổi giặc. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
- Ngày 01 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua đi duyệt võ, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Khi vua dời Côn Sơn, về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) bị chết đột ngột. Bọn triều thần bấy lâu nay muốn hãm hại Nguyễn Trãi, nhân cơ hội này liền vu cho ông cùng Nguyễn Thị Lộ mưu giết vua, khiến ông phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ).
- Nỗi oan tầy trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải toả và ca ngợi ông bằng câu thơ nổi tiếng:
"Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo"
(Lòng Ức Trai toả rạng văn chương)
+ Sự nghiệp
- Nguyễn Trãi là một thiên tài nhiều mặt hiếm có. Đại cáo bình Ngô tuy viết bằng chữ Hán nhưng xứng đáng là áng "Hùng văn muôn thuở". Quốc âm thi tập là tập thơ tiếng Việt (chữ Nôm) sớm nhất có giá trị lớn còn lại đến ngày nay. Nguyễn Trãi đã góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc.
- Nguyễn Trãi - Bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số 1 của lịch sử Việt Nam. Ở Nguyễn Trãi là 1 nhà chính trị, 1 nhà quân sự, 1 nhà ngoại giao, 1 nhà văn, 1 nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất vĩ đại.
- Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm năm sinh của ông.
2. Thơ văn Nguyễn Trãi
 - Lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi có nguồn gốc từ lí tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, song được chọn lọc lấy những yếu tố tích cực, “Việt hoá” theo yêu cầu đạo đức và đặc biệt là theo thực tế cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, theo đòi hỏi của dân tình. Do đó, tư tưởng nhân nghĩa của ông vừa tiến bộ, vừa thiết thực. Cụ thể : nhân nghĩa chính là yêu nước - thương dân, trong đó, dân là gốc của nước. “Thân dân” cũng là cốt lõi trong tư tưởng yêu nước của ông.
- Lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi vừa nhất quán, vừa biến đổi phù hợp với vận động của cuộc sống. Trong kháng chiến, đó là lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược. “Bình Ngô đại cáo” là một bản cáo trạng tội ác kẻ thù hùng hồn :
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.”
- Đất nước tan bóng giặc, lòng yêu nước của Nguyễn trãi là khát vọng sao cho nhân dân no ấm. Bài Bảo kính cảnh giới số 43 có 6 câu tả cảnh, nhưng hai câu kết vút lên tiếng nhạc lòng thẳm sâu của tác giả :
“ Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
- Điều sâu xa nhất trong nhân cách Nguyễn Trãi là luôn canh cánh nỗi lo dân nước. Quy ẩn mà tấm lòng ông vẫn tha thiết với đời, trào dâng như biển cả trong nhữngvần thơ thật cảm động :
 “Bui một tấc lòng ưu ái cũ 
 Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”. 
- Hồn thơ Nguyễn Trãi không chỉ có độ sâu mà còn rất phong phú . Đó là lòng yêu thiên nhiên đằm thắm thiết tha. Chốn ẩn dật u tịch không khép lại hồn ông mà mở ra bao âm vang thắm thiết của đời thường.
- Nguyễn Trãi còn là một nhà chính luận lỗi lạc. Quân chung từ mệnh tập là một biểu tượng mẫu mực. Sắc sảo chặt chẽ trong tập luận trên cơ sở một tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ, cao đẹp, lay động cả tâm trí người đọc. 
- Thơ Nôm và Hán của ông không chỉ lớn về tư tưởng, nhạy cảm về tâm hồn, mà đầy hấp dẫn bởi lối thể hiện :
 “ Hái cúc ương lan hương bén áo
Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn.”
- Ông vừa kết tinh và nâng cao những tinh hoa văn hoá của thời đại trước, vừa khai sáng cho thơ ca tiếng Việt. Để có một Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến sau này, chắc không thể thiếu được cái nền lớn : Nguyễn Trãi.
3. Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ Nguyễn Trãi
- Với vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng cũng như ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi không còn là vấn đề mới mẻ nhưng lại luôn là mảnh đất huyền bí, có sức hút mãnh liệt, là một dòng nước chưa bao giờ cạn đối với các nhà nghiên cứu. Số lượng công trình nghiên cứu về thơ văn và cuộc đời Nguyễn Trãi là rất đồ sộ. 
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cụ thể là tư tưởng yêu nước thương dân, tư tưởng thân dân là tư tưởng cốt lõi được nhà văn hoá Nguyễn Trãi thể hiện trong nhiều tác phẩm thuộc loại chính luận và trữ tình như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Lam Sơn thực lục , Băng Hồ di sự lục, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập ...
- Những bài thơ viết trong thời gian mười năm phiêu bạt tìm đường cứu nước cũng là những bài thơ ăm ắp một nỗi niềm sâu nặng đối với nhân dân, đối với quê hương. 
- Không chỉ vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở lòng nhân ái đối với kẻ thù, ta có thể thấy rất rõ điều này qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
- Lí tưởng nhân nghĩa đã trở thành tư tưởng cốt lõi xuyên suốt toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Trãi, nó trở thành nguồn cảm hứng theo suốt sự nghiệp sáng tác của ông, chi phối thơ văn Nguyễn Trãi ở cả thơ văn chính luận lẫn thơ văn nghệ thuật, ở cả thơ văn chữ Hán lẫn thơ văn chữ Nôm.
- Rất nhiều tác phẩm thể hiện Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ Nguyễn Trãi, trong đó tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập là một tập thơ đáng chú ý. Được sáng tác không liên tục từ thời trẻ, hồi chưa đỗ đạt, lưu lạc cho đến lức làm quan to, công thành danh toại và khi về già, bị biếm trích, ở ẩn Côn Sơn, có thể nói rằng, tập thơ là một tập đại thành mang chứa không biết bao nhiêu nỗi lòng, tâm sự của Nguyễn Trãi. Dẫu vậy, khép lại Quốc âm thi tập nổi bật hơn cả, đó vẫn là một tình yêu nồng đượm, tha thiết với thiên nhiên, đất nước, thể hiện triết lí sống mà suốt đời tác giả luôn theo đuổi. Triết lí sống vì sự ấm no, hạnh phúc của người dân. Bài thơ 43 trong chùm đề tài Bảo Kính cảnh giới được sách giáo khoa lớp 10 (tập 1) đặt đầu đề là Cảnh tình mùa hè chính là một bài thơ tiêu biểu cho chủ đề này. Vượt lên trên tất cả là tấm lòng thơ vẫn tình đời tha thiết của ông. Cảnh đẹp đã mở ra trong lòng Nguyễn Trãi một nỗi day dứt, một ước vọng: Ước vọng đủ khắp cho người dân mọi nơi có thể thực hiện trong cảnh thanh bình một cách khá thuận lợi thì ở đây Nguyễn Trãi không nói tiếp nhưng ta hiểu được nỗi lòng của ông trong chữ lẽ có. Đáng lẽ điều ấy sẽ là hiện thực nếu triều đình nhà Lê bấy giờ cùng một mối đồng tâm. Đằng này, việc tranh giành quyền lợi, tham quyền cố vị, lục đục của họ đã khiến sự ấm no, sung túc, của người dân còn rất mờ mịt.
4. Tư tưởng chính nghĩa trong văn chính luận 
- Là nhà văn đầu tiên có ý thức dùng văn chương là vũ khí chiến đấu. Đóng góp của ông đối với dân tộc, trong đó có thành tựu của văn chính luận là vô cùng to lớn và ý nghĩa thời đại.Văn chính luận của Nguyễn Trãi có giá trị mẫu mực, cổ điển và là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận ở nước ta.
- Là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của nền văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi đã cống hiến cho nền văn học ấy rất nhiều những áng thơ văn nổi tiếng, có giá trị cao không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn cả về mặt nội dung cũng như giá trị tư tưởng. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi, đó chính là tác phẩm “Bình ngô đại cáo”, đây là áng văn chính luận xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì trung đại, được các nhà nghiên cứu đánh giá là áng thiên cổ hùng văn, và trong tâm thức của độc giả thì Bình ngô đại cáo còn là một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai, sau bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt. Nội dung nổi bật lên trong tác phẩm “Bình ngô đại cáo”, cũng là một trong những tư tưởng chủ chốt làm nên giá trị của tác phẩm, đó chính là tư tưởng nhân nghĩa.
-Trong cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, ông cũng đã có rất nhiều những kế sách, mưu lược, đóng góp lớn vào chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn. Nói đến điều này để ta có thể thấy được Nguyễn Trãi viết tác phẩm “Bình ngô đại cáo” không chỉ bởi tư duy nhanh nhạy, sắc sảo của một nhà thơ xuất sắc mà còn bởi ông đã có những sự gắn bó nhất định với cuộc khởi nghĩa, đã từng trải nghiệm nên thấu hiểu hơn hết thế nào là tinh thần nhân nghĩa, cũng biết được làm sao để tinh thần ấy, tư tưởng ấy mãi được duy trì, phát triển. Vì được viết dựa trên những trải nghiệm của nhà thơ trong thực tiễn nên tác phẩm này càng có giá trị đặc biệt, không chỉ về mặt lí luận mà còn có cơ sở thực tiễn xác đáng.
- Tư tưởng về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Bình ngô đại cáo” trước hết chính là “yên dân”. Dùng nhân dân với cái nhân nghĩa để đi đánh giặc ngoại xâm đem lại bình yên ấm no hạn phúc cho nhân dân. Dùng quân nhân nghĩa để đánh quân xâm lược trước hết là để an dân để yên dân. Nhân nghĩa là tinh thần vì dân yên dân là chính nghĩa của nhân dân mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây chính là để cứu dân để trừ bạo. Nguyễn Trãi đã coi việc an dân yên dân là mục tiêu của nhân nghĩa còn “trừ bạo là đối tượng phương tiện của nhân nghĩa. Như vậy người nhân nghĩa phải lo trừ bạo tức là lo dẹp quân cướp nước. Dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận xoa dịu hận thù để không gây hậu quả về sau cũng chính là nhân nghĩa đối với nhân dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 19 Dai cao binh Ngo Binh Ngo dai cao_12248743.docx