Giáo án Ngữ văn 11 - Chí phèo (phần hai: tác phẩm)

CHÍ PHÈO

(Phần hai: Tác phẩm)

 Nam Cao

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Hình tượng nhân vật Chí Phèo: những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát.

- Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,

 2. Kĩ năng

 - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 - Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của Nam Cao trong tác phẩm,bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người; khao khát hoàn lương của Chí Phèo.

 - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về bản chất của đời sống xã hội trong nhân vật Chí Phèo, về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong tác phẩm.

 3. Thái độ

- Sống tự chủ:

 + Chăm chỉ, vượt khó: Siêng năng trong học tập và lao động; ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua

 + Tự hoàn thiện: Có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị xã hội.

 - Sống yêu thương: Nhân ái, khoan dung: Phản đối cái ác, cái xấu, phê phán và tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội; sẵn sàng cộng tác với mọi người xung quanh; tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.

 

docx 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 13164Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Chí phèo (phần hai: tác phẩm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: //, lớp 11A
Ngày dạy: //, lớp 11A
Tiết 52-53-54 / tuần 13-14
CHÍ PHÈO
(Phần hai: Tác phẩm)
	Nam Cao
A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo: những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,
 2. Kĩ năng
	- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
 	- Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của Nam Cao trong tác phẩm,bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người; khao khát hoàn lương của Chí Phèo.
	 - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về bản chất của đời sống xã hội trong nhân vật Chí Phèo, về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong tác phẩm. 
 3. Thái độ 
- Sống tự chủ: 
 + Chăm chỉ, vượt khó: Siêng năng trong học tập và lao động; ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua
 + Tự hoàn thiện: Có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị xã hội.
	 - Sống yêu thương: Nhân ái, khoan dung: Phản đối cái ác, cái xấu, phê phán và tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội; sẵn sàng cộng tác với mọi người xung quanh; tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. 
 4. Năng lực
	 - Năng lực tự học: 
	 + Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
	 + Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
 	 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
	 + Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
	 + Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
	 + Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
	 - Năng lực giao tiếp: 
 	 + Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,...
 + Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
	 - Năng lực hợp tác:
	 + Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.
	 + Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
	 - Năng lực thẩm mỹ: 
 + Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật.
 + Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: sơ đồ tóm tắt TP hoặc soạn BGĐT (nếu có điều kiện). 
Học sinh: đọc bài trước, tóm tắt cốt truyện, tr.l các câu hỏi HDHB và tìm d/c cho những câu hỏi đó trong SGK; 2 nhóm chuẩn bị thuyết trình: nhóm 1 (tổ 1, 2) thuyết trình phần ý nghĩa các nhan đề của truyện và hoàn cảnh ra đời; nhóm 2 (tổ 3, 4) thuyết trình phần tóm tắt truyện. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CHUNG
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Hoạt động 1: Khởi động (5p)
- GV cho HS nghe bài hát “Chí Phèo” của Bùi Công Nam trong chương trình Sing my song (tải trên Youtube).
? Có bạn nào biết tên bài hát trên là gì, nói về ai không?
- Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài: “Vâng, Chí Phèo là một hình tượng bất hủ. Truyện ngắn Chí Phèo cũng là một kiệt tác của riêng Nam Cao và nền VH hiện đại VN nói chung. Hôm nay các em sẽ có dịp tìm hiểu về tác phẩm nổi tiếng này của Nam Cao”.
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (125p)
1/ Tìm hiểu chung (10p)
- GV gọi đại diện nhóm 1 (tổ 1) lên thuyết trình về ý nghĩa nhan đề và hoàn cảnh sáng tác.
- Đại diện còn lại của nhóm 1 (tổ 2) đặt câu hỏi phản biện, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. 
- GV gọi đại diện nhóm 2 (tổ 3) lên thuyết trình phần cốt truyện (tóm tắt truyện).
- Đại diện còn lại của nhóm 2 (tổ 4) đặt câu hỏi phản biện, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. 
- GV treo bảng phụ có sơ đồ tóm tắt và nói sơ qua về kết cấu truyện.
? Qua phần tóm tắt vừa rồi, các em có nhận xét gì về k/cấu và cấu trúc của truyện này ?
2/ Đọc – hiểu văn bản (100p)
? Có thể khai thác truyện ngắn này ở những phương diện nào?
? Hình ảnh CP – người nông dân lương thiện chủ yếu được thể hiện ở giai đoạn nào?
? CP có một h/cảnh riêng ntn? Có nét chung nào như những người nông dân VN khác?
? CP trở thành lưu manh từ khi nào? Nguyên nhân trực tiếp?
? Biểu hiện của sự tha hóa ở CP về ngoại hình, về tính cách là ntn?
? Nói tóm lại, nguyên nhân sâu xa của sự tha hóa đó là gì?
- GV đọc diễn cảm đoạn từ tr.149-151.
- GV giải thích từ “bi kịch”.
? Bi kịch này bắt đầu từ khi nào?
? Sau khi gặp thị Nở, tâm trạng của CP diễn biến ntn? (GV dẫn dắt)
? Vậy có thể nói, việc gặp thị Nở đã tạo ra dấu ấn ntn trong c/đ CP? 
? Sau đó, chi tiết tt nào thể hiện được con người lương thiện của CP? 
? PT diễn biến tâm trạng CP xoay quanh chi tiết này?
? Nói tóm lại, chi tiết này đánh dấu ở CP có sự chuyển biến tiếp theo là gì?
? Sau đó, CP đã có đề nghị gì với thị Nở? Kết quả? PT diễn biến tâm trạng CP?
? Chi tiết này nói lên điều gì?
- Thảo luận nhóm (5p):
 + GV chia nhóm thành các nhóm nhỏ (3-4 HS), ghi kết quả thảo luận vào giấy nháp (có ghi tên các thành viên trong nhóm)
 + Câu hỏi: Hành động cuối cùng của Chí Phèo là gì ? Theo em, tại sao Chí Phèo lại có hành động đó ? Hành động đó nói lên điều gì về con người của Chí?
 + Sau 5p, GV gọi (bất kì) 2HS phát biểu. Các HS khác nhận xét. GV n/x và thu lại giấy nháp để chấm điểm cộng (ở nhà). 
? Cái chết của CP nói lên ý nghĩa gì? Nó thể hiện được điều gì về tư tưởng NC?
? Truyện phản ánh những hiện thực nào trong XH nông thôn VN lúc bấy giờ?
? GTNĐ của TP thể hiện ở mấy phương diện?
3/ Tổng kết (15p)
? Câu 1, 4, 5 – SGK.
? Truyện có ý nghĩa ntn đ/v xã hội lúc bấy giờ?
III. Hoạt động 3: Thực hành (5p)
? Qua TP, em rút ra được bài học trong cuộc sống hôm nay? 
- HS trả lời cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
(Tích hợp KNS: MTS có thể cứu vớt con người song cũng có thể vùi lấp con người. Từ đó, mỗi người hãy có thái độ yêu thương, chia sẻ, vị tha trong cuộc sống)
IV. Hoạt động 4: Vận dụng 
- PT n.vật bá Kiến.
- PT diễn biến tâm lí và hành động của CP sau khi gặp thị Nở cho đến lúc tự sát.
V. Hoạt động 5: Mở rộng 
- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Chí Phèo.
- Sưu tầm những tác phẩm cùng đề tài.
- HS vận dụng kiến thức cũ để giải quyết vấn đề.
- HS có sự liên tưởng ban đầu về những nội dung sẽ được tiếp cận.
TÌM HIỂU CHUNG
 1) Xuất xứ
Nhan đề: Cái lò gạch cũ → Đôi lứa xứng đôi → Chí Phèo. 
H.c.s.t: vào năm 1941, trong hoàn cảnh xã hội nông thôn Việt Nam ngột ngạt, đói kém.
 2) Tóm tắt: (theo nhân vật chính)
canh điền nhà B.K 
cái lò gạch cũ 
bị B.K đẩy vào tù 
Làng Vũ Đại
làm tay sai cho B.K 
giết B.K và tự sát 
Gặp thị Nở
=> Kết cấu: HT – QK – HT 
=> Cấu trúc vòng tròn, theo trình tự tâm lý. 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1/ Hình tượng nhân vật Chí Phèo
 1.1) Người nông dân lương thiện
 - Hoàn cảnh riêng: là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được người dân trong làng Vũ Đại chuyền tay nhau nuôi lớn. Lớn lên, Chí trở thành canh điền cho nhà lí Kiến → nạn nhân của XH TD nửa PK.
 - Nét chung của những người nông dân LĐ: chăm chỉ, trong sáng, giàu tự trọng và có những ước mơ thật giản dị,
1.2) Thằng lưu manh, “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
 - Vì ghen tuông vô cớ, bá Kiến đã đẩy CP vào tù. 
 - Trong bảy tám năm ở tù, nhà tù TD đã tiếp tay cho địa chủ PK biến một người nông dân lương thiện thành một thằng lưu manh, một con quỷ dữ ở làng Vũ Đại:
 + Ngoại hình: đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, cái ngực phanh đầy những nét trạm chỗ rồng phượng (tr.146)
 + Tính cách: lưu manh, chuyên rạch mặt ăn vạ, phá làng phá xóm, lúc nào cũng say → “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
=> XH TD nửa PK tàn bạo đã làm tha hóa đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện.
 1.3) Bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người
 - Gặp thị Nở: 
 + Lần đầu tiên tỉnh rượu (tr.149). 
 + Nghe được những âm thanh quen thuộc của c/s (tr.149)
 + Tâm trạng nao nao buồn, nhớ lại những ước mơ bình dị thuở trước (tr.149) 
 + Cảm thấy cô độc, sợ tuổi già, đói rét và ốm đau → muốn khóc
→ Con người lương thiện bắt đầu trở về.
 - Ăn bát cháo hành: 
 + Lần đầu tiên và cuối cùng được ăn trong tình yêu thương.
 + Tác động đến ý thức: ngạc nhiên → cảm động → ăn năn → cảm thấy hạnh phúc → muốn làm hòa với mọi người.
→ Thèm lương thiện và khát khao h.phúc. 
 - Nhờ thị Nở làm cầu nối để trở về con đường lương thiện (tr.151)↔ bị từ chối: rơi vào bi kịch, bế tắc (tr.152-153).
→ Khát vọng hoàn lương không thể thành hiện thực.
 - Hành động cuối cùng:
 + Trả thù: vì sự phẫn uất bị dồn nén, hiểu ra nguồn gốc bi kịch của đời mình.
 + Tự sát: vì rơi vào sự tuyệt vọng, ý thức quyền làm người trỗi dậy không cho phép mình tiếp tục trở thành quỷ dữ → niềm khát khao được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.
=> Cái chết có sức tố cáo mãnh liệt XH thuộc địa nửa PK 
-> cảm quan hiện thực sâu sắc của NC.
2/ Giá trị của tác phẩm
 2.1. GTHT
 - Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa; 
 - Phản ánh tình trạng mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực cường hào ác bá ở địa phương với nhau.
 2.2. GTNĐ
 - Nhà văn cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục; 
 - TP tố cáo XH thực dân nửa phong kiến đã chà đạp lên quyền sống con người;
 - NC đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị biến thành thú dữ (GTNĐ sâu sắc, mới mẻ), thể hiện niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
III. TỔNG KẾT
 1) Nghệ thuật
 - Mở đầu truyện độc đáo, gây ấn tượng mạnh;
 - Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
 - Kết cấu mới mẻ tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lô gích;
 - Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa, giàu kịch tính;
 - Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện vừa gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
 2) Ý nghĩa văn bản
 CP tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện, đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay khi họ biến thành quỷ dữ.
LUYỆN TẬP
VẬN DỤNG 
MỞ RỘNG
	* Chuẩn bị bài mới: 
 + PCNNBC (tt): tóm tắt bài học, làm BT1, chuẩn bị mỗi HS một bài báo mới.
 + Thực hành lựa chọn: làm các BT.
Bạn nào cần giáo án Ngữ văn 11 trọn bộ thì liên hệ với mình. Hiện tại thì mình có giáo án trọn bộ theo kiểu cũ, còn giáo án theo kiểu mới (như bài này) soạn theo 3 phẩm chất, 7 năng lực và 5 bước hoạt động thì trường mình đang áp dụng. Hiện tại thì dạy tới đâu mình soạn trước tới đó 1 tuần, hiện (ngày 2/11/2017) đã soạn được 6 tuần (từ bài Ôn tập văn học trung đại đến bài Chí Phèo). Do vậy, bạn nào cần giáo án dạng này thì có thể đặt hàng với mình (mỗi tuần mình soạn xong sẽ gửi mail cho các bạn). Nói chung giáo án mình soạn theo kiểu cô đọng, dễ dạy, dễ học mà vẫn đủ ý (mình có giáo án khác soạn dài hơn nhiều, chi tiết hơn nhiều, bạn nào cần thì mình tặng kèm). Liên hệ thầy Minh: 01267.567.068

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Ngu van 11 theo 5 buoc 3 pham chat 7 nang luc_12171307.docx