Giáo án Ngữ văn 11 - Hạnh phúc của một tang gia trích: Số Đỏ)

Tiết : 43

 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA.

( Trích: Số đỏ)

 - Vũ Trọng Phụng -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức :

- Bộ mặt thật của xh tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm.

-Thái độ phê phán mạnh mẽ xh đương thời khoác áo văn minh. “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tg trước sự băng hoại đạo đức của con người.

- Bút pháp traào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm.

2. Về kĩ năng :

Đọc –hiểu văn bản được viết theo bút pháp trào phúng

3. Về thái độ:

 - Nhận rõ bộ mặt bịp bợm của xh thượng lưu tư sản.

 - Sống có đạo đức, có hiếu nghĩa, phê phán lối sống vật chất tầm thường.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.

+ Năng lực đọc – hiểu hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2874Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Hạnh phúc của một tang gia trích: Số Đỏ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Lớp
11b8
11b9
4/11/2017
Ngày dạy
8/11/2017
 /11/2017
Tiết : 43 
 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA. 
( Trích: Số đỏ)
 - Vũ Trọng Phụng -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức :
- Bộ mặt thật của xh tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm.
-Thái độ phê phán mạnh mẽ xh đương thời khoác áo văn minh. “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tg trước sự băng hoại đạo đức của con người.
- Bút pháp traào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm.
2. Về kĩ năng :
Đọc –hiểu văn bản được viết theo bút pháp trào phúng
3. Về thái độ:
 	- Nhận rõ bộ mặt bịp bợm của xh thượng lưu tư sản. 
 - Sống có đạo đức, có hiếu nghĩa, phê phán lối sống vật chất tầm thường.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
-Giáo án, bài giảng điện tử PowerPoint;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Chân dung nhà thơ Tố Hữu, Hình ảnh về Việt Bắc;
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Học sinh
- Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ
* Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, vệ sinh của lớp
* Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra lồng ghép trong quá trình dạy học)
 * HĐ khởi động: ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
ND cần đạt
 * GV tổ chức trò chơi: Ô CHỮ BÍ MẬT
Luật chơi: 4 nhóm xem hình ảnh, viết đáp án lên giấy (A4); khi hết thời gian thì giơ đáp án lên; nhóm nào có nhiều đáp án đúng nhất thì nhóm đó nhất.
- GV chiếu 4 nhóm hình ảnh, câu hỏi
+ Nhóm h/a 1: Hạnh phúc,
+ Nhóm h/a 2: Đau khổ
+ Nhóm h/a 3: Hiểu thảo
+ Nhóm h/a 4: Bất hiếu
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- B4: GV nhận xét, biểu dương; Giới thiệu bài: Cuộc đời không thiếu những nghịch cảnh. Sự éo le, ngang trai đôi khi chúng ta cũng không tưởng tượng ra được và có khi chẳng bao giờ nghĩ đến. Kiểu như: treo đầu dê bán thịt chó, chuyện đáng vui thì người ta khóc, chuyện đáng khóc người ta lại vui như tết Và tất cả những ái ố, hỉ lộ của cuộc đời chúng ta đều có thể tìm thấy trong những sáng tác của Vũ Trong Phụng. Tác phẩm Số đỏ với đoạn trích Hạnh phúc một tang gia – là một minh chứng tiêu biểu nhất.
 HS quan sát tranh và tư liệu
- Trả lời được câu hỏi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG ( 7 phút). 
- Mục tiêu:
+ Kiến thức tác giả, những nét chính về sáng tác và tác phẩm Số đỏ; vị trí đoạn trích.
- Nhiệm vụ: 
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
+ Dựa vào phần tiểu dẫn, tìm hiểu thêm từ tài liệu, internet hãy nêu khái quát về tác giả?
+ Giới thiệu những nét chính về sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
+ Tóm tắt tác phẩm Số đỏ
+ Nêu nét chính về tác phẩm Số đỏ, vị trí của đoạn trích?
- Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân; ,KT động não; PPDH nêu vấn đề, vấn đáp
- Sản phẩm: Phần trả lời của của học sinh.
- Dự kiến câu trả lời của HS: Sản phẩm trên.
- Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của hs: Đánh giá ý thức làm việc qua kết quả sản phẩm và thuyết trình, thảo luận của học sinh,
- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của Thầy và trò
ND cần đạt
*[B1] GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu đọc Tiểu dẫn trả lời các câu hỏi:
+ Dựa vào phần tiểu dẫn, tìm hiểu thêm từ tài liệu, internet hãy nêu khái quát về tác giả?
+ Giới thiệu những nét chính về sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
+ Tóm tắt tác phẩm Số đỏ
+ Nêu vị trí của đoạn trích?
*[B2] HS thực hiện nhiệm vụ: Báo cáo kết quả thực hiện theo nhóm:
 + Dựa vào phần tiểu dẫn, tìm hiểu thêm từ tài liệu, internet hãy nêu khái quát về tác giả?
+ Giới thiệu những nét chính về sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
+ Tóm tắt tác phẩm Số đỏ
+ Nêu vị trí của đoạn trích?
- [B4] GV Bổ sung, giới thiệu thêm một số hình ảnh tác giả, tác phẩm. GV nhận xét, chốt từng phần kiến thức
GVBS: Cha mất khi Vũ Trọng Phụng vừa được 7 tháng, mẹ Vũ Trọng Phụng ở vậy nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng bằng nghề khâu vá thuê. Do nghèo khổ lại bị bệnh lao nặng vì làm vịêc quá sức Vũ Trọng Phụng mất vào ngày 13/10/1939 để lại mẹ già, vợ yếu và đứa con gái chưa đầy 1 tuổi. 
Ông được mệnh danh là “Ông vua phóng sự của Bắc Kì”. Quan điểm sáng tác của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong lời nhận định: “Các ông cho tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Vũ Trọng Phụng được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1936 - 1939.
Năm 1936- bắt đầu mặt trận dân chủ Đông Dương, chế độ kiểm duyệt sách báo nới lỏng, tạo điều kiện cho nhà văn công khai tố cáo xã hội thực dân.
 Xã hội tư sản rầm rộ các phong trào: Văn minh, Âu hoá, thể thao, vui vẻ - trẻ trung, phong trào chơi Tennis, quần vợt với sự tham gia của phụ nữ, coi đó là một vinh dự lớn cho cuộc cải cách nền văn minh nước nhà giẫm đạp lên các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống .
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám.
- Ông viết tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể phóng sự.
- Để lại nhiều kiệt tác như : Số đỏ; giông tố; vỡ đê; cơm thầy cơm cô,
- Nội dung toát lên niềm căm phẫn cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.
2. Giới thiệu tiểu thuyết Số đỏ.
- Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “ làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải)
- Đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7-10-1936, in thành sách năm 1938
a. Tóm tắt
3. Đoạn trích.
- Thuộc chương 15 của tiểu thuyết Số đỏ.
- Nhan đề : Do nhà biên soạn sách đặt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhan đề đoạn trích (5’).
- Mục tiêu : Hiểu được ý nghĩa nhan đề đoạn trích.
 - Nhiệm vụ : HS trả lời câu hỏi của GV.
 - Phương thức thực hiện: Nhóm: cặp đôi; KT động não, KT khăn trải bàn; Nêu vấn đề; trình bày.
 - Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
 - Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của hs: nhận xét tốc độ, ý thức làm việc của HS qua hoạt động nhóm cặp đôi; chấm điểm cặp đôi làm việc nhanh, câu trả lời đúng, hay nhất.
- Tiến trình thực hiện: 
Hoạt động của Thầy và trò
ND cần đạt
*[B1] GV chuyển giao nhiệm vụ:
[?] Nhan đề đoạn trích“Hạnh phúc của một tang gia” gợi cho em suy nghĩ gì? Các em chú ý đến hai cụm từ “ hạnh phúc” và “tang gia” ?
*[B2] HS thực hiện nhiệm vụ ( làm việc theo nhóm 02 HS: trả lời vào phiếu học tập.
*[B3]: HS báo cáo kết quả 
- GV chọn cập đôi nào có câu trả lời nhanh nhất.
- GV kiểm tra sản phẩm của các học sinh khác; tổ chức thảo luận.
*[B4]GV nhận xét, chốt lại kiến thức:
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Ý nghĩa nhan đề:
 - Nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc:
- Nhà có tang mà lại vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc
→ Hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu. 
- Phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn: Con cháu của đại gia đình này thật sung sướng khi cụ cố tổ chết
→ Tình huống trào phúng chủ yếu của toàn bộ chương truyện.
Hoạt động 3: Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình (20’).
- Mục tiêu : Hiểu được niềm vui chung, niềm vui riêng từ đó đánh giá được bản chất của các thành viên trong gia đình cụ Cố tổ. Tiếng cười mỉa mai đám con cháu bất hiếu.
 - Nhiệm vụ : trả lời câu hỏi của giáo viên; hợp tác với các bạn trong nhóm; GV hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện nhiệm vụ.
 - Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm; KT động não; Kỹ thuật khăn trải bàn; trình bày.
 - Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
 - Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của hs: nhận xét tốc độ, ý thức làm việc của HS qua hoạt động cá nhân, nhóm.
- Tiến trình thực hiện: 
Hoạt động của Thầy và trò
ND cần đạt
Thao tác 1:
*[B1] GV chuyển giao nhiệm vụ:
[?] Tìm những chi tiết niềm vui chung cho con cháu cụ Cố tổ? 
*[B2] HS thực hiện nhiệm vụ (làm việc cá nhân).
*[B3]: HS báo cáo kết quả hoạt động 
- GV gọi HS có câu trả lời nhanh nhất.
- Các HS khác bổ sung
*[B4]GV nhận xét, chốt lại kiến thức 
Thao tác 2:
*[B1] GV chuyển giao nhiệm vụ:
(GV chiếu câu hỏi lên phông chiếu)
Nhóm1: Cụ Cố Hồng– Con trai trưởng?
Nhóm 2: Vợ chồng Văn Minh – Cháu nội, Cháu dâu?
Nhóm 3: Cô Tuyết – Cháu gái?
Nhóm 4: Cậu Tú Tân, Ông Phán – Cháu trai, Cháu rể?
- Thời gian thảo luận: 5'.
- Tổ cử đại diện trình bày.
- Yêu cầu học sinh ghi kết quả vào Phiếu học tập:
( Chiếu Phiếu học tập lên bảng chiếu)
Nhân vật
Biểu hiện bên ngoài?
Thực chất bên trong?
Bộc lộ bản chất của nhân vật?
*[B2] HS thực hiện nhiệm vụ (làm việc theo nhóm)
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn học sinh; nhắc nhở học sinh tập trung thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh tiến hành thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập;
*[B3]: HS báo cáo kết quả hoạt động
- Từng tổ cử đại diện trình bày: Sản phẩm và lời trình bày của học sinh
- GV tổ chức thảo luận từng vấn đề.
*[B4]GV nhận xét, chốt lại kiến thức từng vấn đề.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Ý nghĩa nhan đề:
2. Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ cố Tổ mất
a) Niềm hạnh phúc chung:
- “cụ cố tổ chết cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa”
=> Một gia đình đại bất hiếu.
b) Niềm hạnh phúc của từng thành viên
* Cố Hồng (con trai cả): sướng điên lên vì lần đầu tiên được diễn trò già yếu trước mọi người cụ mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo “ úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa” 
→ điển hình cho loại người háo danh.
* Ông Văn Minh (cháu nội ):thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa
→ Bất hiếu, đầy dã tâm.
* Bà Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.
→ Thực dụng, thiếu tình người.
* Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết nhưng đau khổ như kim châm vào lòng “ không thấy bạn giai đâu cả”
→ Hư hỏng, lẳng lơ.
* Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến
→ Niềm vui của con trẻ kém hiểu biết.
* Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.
→ Là người không có nhân cách, vô liêm sĩ.
3- Củng cố: 
3.1. Củng cố kiến thức(3’)
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo sơ đồ; thời gian 3 phút.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC
 Niềm “hạnh phúc” chung: .
 Niềm “hạnh phúc” riêng ...
Cậu tú Tân:
..
.
..
Bản chất
..
.
Ông Phán
...
..
..
Bản chất
..
.
Cụ cố Hồng:
..
.
..
Bản chất
..
Cô Tuyết:
...
..
..
Bản chất
..
..
Văn Minh: 
..
...
..
Bản chất
..
Một gia đình ...
3.2. Vận dụng -mở rộng:
	"TS Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định: “Mặt trái của cơ chế thị trường và những biến đổi xã hội đã tác động không nhỏ đến đời sống gia đình VN. Nhiều quan điểm, cách sống, lối sống xa lạ, lệch chuẩn đang dần manh nha, đặc biệt là lớp trẻ với xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, đề cao lợi ích cá nhân đã mất dần các giá trị truyền thống trong gia đình như lòng nhân ái, vị tha, sự đồng cảm, chia sẻ, quan tâm lẫn nhau”. Cũng theo bà Hoa, thậm chí, lối sống buông thả trong quan hệ nam - nữ, sống vội, sống thử, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân, tình trạng con cháu ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng lăng mạ, đánh đập nhau, anh em trong nhà xung đột, mâu thuẫn, thậm chí đâm chém chỉ vì tranh giành đất đai, của cải... đã và đang rung lên những hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp của đạo đức truyền thống trong hôn nhân và gia đình.""
( Trích nguồn: Báo Văn hoá)
1. Văn bản trên đề cập tới vấn đề ghì?
2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu sau: "Cũng theo bà Hoa, thậm chí, lối sống buông thả trong quan hệ nam - nữ, sống vội, sống thử, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân, tình trạng con cháu ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng lăng mạ, đánh đập nhau, anh em trong nhà xung đột, mâu thuẫn, thậm chí đâm chém chỉ vì tranh giành đất đai, của cải... đã và đang rung lên những hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp của đạo đức truyền thống trong hôn nhân và gia đình."
3. Em suy nghĩ ghì về vấn đề "tình trạng con cháu ngược đãi ông bà, cha mẹ" trong xã hội hiện nay?
3.3. Hướng dẫn về nhà (2’):
- Nắm nội dung bài học.
- Trả lời câu hỏi: Nhận xét về “số đỏ”, có người cho rằng tác phẩm có “nụ cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của nhà văn đối với tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch.” Hãy tìm trong đoạn trích những chi tiết chứng minh cho nhận định trên”.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 Hanh phuc cua mot tang gia_12179017.doc