Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 50 - Chí Phèo (Nam Cao)

Tiết 50 - Chí Phèo

(Nam Cao)

I.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

Hiểu và phân tích được sự xuất hiện và bản chất của nhân vật Chí Phèo. Qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.

Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ trần thuật.

2. Kĩ năng

- Tóm tắt văn bản

- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo. Ý thức đấu tranh vượt lên hoàn cảnh.

Hình thành năng lực:

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình phát biểu

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân về vấn đề cần phát biểu

 

docx 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 50 - Chí Phèo (Nam Cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2017
Ngày dạy: 1/12/2017
 Tiết 50 - Chí Phèo
(Nam Cao)
I.Mục tiêu cần đạt
Kiến thức
Hiểu và phân tích được sự xuất hiện và bản chất của nhân vật Chí Phèo. Qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.
Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ trần thuật.
Kĩ năng
- Tóm tắt văn bản
- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Thái độ:
Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo. Ý thức đấu tranh vượt lên hoàn cảnh.
Hình thành năng lực:
-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình phát biểu
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân về vấn đề cần phát biểu
II.Cách thức tiến hành
Phương tiện thực hiện
a/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
b/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước các ngữ liệu trong SGK
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (-Đồ dùng học tập
 2. Phương pháp: diễn giảng, thảo luận theo nhóm, phát vấn
III. Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
t
Nội dung cần đạt
HĐ1: Khởi động
GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, dẫn dắt vào bài.
HĐ2: Hình thành kiến thức
GV: yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK T146
 Em hãy khái quát nội dung chính ở phần tiểu dẫn? 
HS trả lời. Gv chốt lại
- Nêu xuất xứ và ý nghĩa nhan đề tác phẩm qua mỗi lần đổi tên?
HS trả lời, bổ sung. GV chốt.
+ “Cái lò gạch cũ”: tập trung làm rõ sự lẩn quẩn, bế tắc của người nông dân nghèo trước Cách mạng.
+“Đôi lứa xứng đôi” (1941): giật gân, tò mò, phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng lúc bấy giờ.
+“Chí Phèo”: trả văn bản về đúng giá trị của nó.
- Tiết trước các e đã được học về tác gia Nam Cao. Một em hãy nhắc lại sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào những đề tài nào? Tác phẩm “Chí Phèo” thuộc mảng đề tài nào?
- HS tóm tắt văn bản
GV chiếu tóm tắt bằng sơ đồ.
GV gọi HS đọc đoạn Chí Phèo vừa đi vừa chửi. Hướng dẫn HS đọc bằng giọng lạnh lùng, có phần đay nghiến ở những câu cuối đoạn.
HS nhóm 1 trình bày nội dung đã chuẩn bị: hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cảm hứng của truyện. 
HS nhận xét, phản biện, bổ sung.
GV chốt.
HS nhóm 2 trình bày: Sự xuất hiện của Chí Phèo
GV chốt.
 Với mỗi tác phẩm, giới thiệu nhân vật như một cách để tác giả gây sự chú ý, tò mò cho người đọc về nhân vật. Ở đầu đoạn trích trong SGK, Nam Cao đã giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo có bình thường không? 
-Đối tượng và mục đích của tiếng chửi?
-“Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi” đó có phải là tiếng chửi của kẻ say? 
- Phản ứng của dân làng trước tiếng chửi? điều đó có ý nghĩa gì?
GV: Qua tiếng chửi ấy, ta nhận ra bốn thái độ: Thái độ hằn học, hận thù của người chửi, thái độ dửng dưng, khinh miệt của người nghe, thái độ xót xa, thương cảm của nhà văn và thái độ tò mò, thương xót của người đọc. Cuộc đời cay đắng của con người đau khổ ấy còn đi đến đâu và như thế nào sẽ là một ẩn số mà người đọc muốn đi tìm.
-Cách giới thiệu nhân vật của nhà văn có ý nghĩa như thế nào? Cách giới thiệu nhân vật sống động, hấp dẫn, giúp người đọc hình dung, bao quát về số phận, cuộc đời, tính cách nhân vật.
- Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện?
GV: khi là lời kể, nhận xét khách quan của tác giả, khi là lời nhủ thầm của dân làng Vũ Đại, khi là lời của tác giả nhưng thể hiện suy nghĩ bên trong của nhân vật, mang giọng điệu của nhân vật.
HS nhóm 3 trình bày nội dung bi kịch bị tha hóa.
HS nhận xét, bổ sung.
GV chốt. 
-Nguồn gốc xuất thân của Chí Phèo? Tuổi thơ và thời thời thanh niên của Chí diễn ra như thế nào?Qua đó em có cảm nhận gì về số phận của Chí Phèo?
-Tìm những chi tiết nói lên bản tính của Chí Phèo?
Chí Phèo là người có bản chất như thế nào?
Thông qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn muốn khẳng định điều gì về người nông dân?
HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
HĐ3: Luyện tập
BT1/SGK 156
5’
10’
20’
10’
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ và nhan đề của truyện
- “Cái lò gạch cũ
- “Đôi lứa xứng đôi (NXB Đời mới, 1941)
- “Chí Phèo” (tập “Luống cày”, 1946)
2.Đề tài: người nông dân nghèo trong XH cũ.
3. Tóm tắt văn bản
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a.Sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo:
*Tiếng chửi:
-Đối tượng: Trời – Đời – cả làng Vũ Đại – Đứa nào không chửi nhau với hắn – đứa đẻ ra thân hắn
-Mức độ: từ xa – gần, cao – thấp, rộng – hẹp, mơ hồ - cụ thể. => Trạng thái: say mà tỉnh.
- Mục đích: giải tỏa sự phẫn uất, bất mãn và thể hiện khát khao được giao tiếp với con người.
*Phản ứng của dân làng: “Không ai lên tiếng cả”Không ai coi Chí Phèo là người.
 => Chí Phèo ý thức được nỗi cô độc, bi kịch cuộc đời mình và khát khao được giao tiếp với mọi người. Tiếng nói khát khao được sống như một con người. Tiếng khóc thổn thức trước bi kịch cuộc đời.
*NT giới thiệu nhân vật:
+ Kết cấu: đảo lộn trật tự thời gian, không gian, giới thiệu thật hấp dẫn tính cách độc đáo của nhân vật và hé mở cho người đọc thấy tình trạng bi đát của một số phận
+Ngôn ngữ kể chuyện: đa thanh, đa giọng điệu, đa nghĩa
=> Có tác dụng rất lớn trong việc miêu tả diễn biến tâm lý hết sức tinh tế và phức tạp của nhân vật; Thái độ, tình cảm của nhà văn: Thông cảm, xót thương, phẫn uất.
b. Bi kịch bị tha hóa
* Trước khi đi ở tù
- Xuất thân không rõ ràng; Tuổi thơ Chí lang thang, bơ vơ; Làm tá điền bị bóc lột => sp bất hạnh.
-Sống bằng sức lao động, ước mơ giản dị, có lòng tự trọng.
=> Chí Phèo – người nông dân có số phận bất hạnh, bản chất lương thiện, tốt đẹp.
HĐ4: Ứng dụng/vận dụng
Làm bài tập với đề bài: Nếu em là một người dân ở làng Vũ Đại
HĐ5: Mở rộng: GV đọc cho HS tham khảo một số câu thơ về nhà văn và nhân vật Chí Phèo.
“Nam Cao mất mà Chí Phèo vẫn sống
Nào có dài chi một kiếp người
Nhà văn chết, nhân vật tự trang sách
Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai”
(Sưu tầm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxchi pheo_12294657.docx