Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 73: Đọc văn tác gia Nam Cao (1915 - 1951)

Tiết 73 : Đọc văn

 TÁC GIA NAM CAO

 (1915 - 1951)

I . Mục tiªu :

1. Về kiến thức:

- Những nét cơ bản về tiểu sử, đặc điểm con ng nhà văn

- Quan điểm nghệ thuật tiến bộ của ông, các đề tài chính và nghệ thuật viết truyện của Nam Cao

- Vị trí và đóng góp của Nam Cao đối với văn học dân tộc

2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề

3. Về thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, biết sống vì một lý tưởng nghề nghiệp chân chính như nhà văn.

4. Về năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành các năng lực cơ bản sau:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học

- Năng lực hợp tác

- Năng lực thực tiễn

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 

docx 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1454Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 73: Đọc văn tác gia Nam Cao (1915 - 1951)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy: Lớp dạy : 11V
Tiết 73 : Đọc văn 
 TÁC GIA NAM CAO
	 (1915 - 1951) 
I . Mục tiªu : 
1. Về kiến thức: 
- Những nét cơ bản về tiểu sử, đặc điểm con ng nhà văn
- Quan điểm nghệ thuật tiến bộ của ông, các đề tài chính và nghệ thuật viết truyện của Nam Cao
- Vị trí và đóng góp của Nam Cao đối với văn học dân tộc
2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề
3. Về thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, biết sống vì một lý tưởng nghề nghiệp chân chính như nhà văn. 
4. Về năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành các năng lực cơ bản sau:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực thực tiễn
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đọc kĩ sgk, TLTK và các tư liệu về nhà văn NC
- Soạn giáo án, đưa ra định hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực hs
- Giao nhiệm vụ cho hs: phân nhóm tìm hiểu nội dung; chuẩn bị phần đánh giá nhận xét; phân vai và tập luyện phần hoạt cảnh củng cố bài.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài học “Tác gia Nam Cao” ( Ngữ văn 11)
- Tìm hiểu thêm các thông tin về nhà văn
- Soàn bài theo hướng dẫn của GV
- Chuẩn bị bút dạ, bảng, đạo cụ, trang phục
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho hs:
Khởi động :
Mục đích: tạo tâm thế, hứng khởi cho hs chuẩn bị bước vào bài học
GV chiếu một đoạn phim
? Em có biết đây là bộ phim nào không? Và nhân vật nam trong trích đoạn trên là nhân vật nào trong bộ phim ấy?
HS: Quan sát và trả lời
Đây là bộ phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy” và nhân vật nam trong trích đoạn trên là nhân vật giáo Thứ.
? Đoạn đối thoại của nhân vật này gợi chúng ta nghĩ đến ai?
Nv này gợi chúng ta nghĩ đến nhà văn Nam Cao
Gv dẫn vào bài: Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945 và là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp . Ông là cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”. Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu nhiều hơn về nhà văn Nam Cao.
Hình thành kiến thức mới :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đời, con người nhà văn Nam Cao
Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, con người của nhà văn
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK phần I để rút ra kiến thức cơ bản
Phương thức thực hiện: 
+ Chia lớp làm 3 nhóm tương ứng 3 tổ
+ Tổ 1, 2 ghi khái quát các thông tin về cuộc đời, con người Nam Cao
+ Tổ 3 nghiên cứu sgk, tài liệu để đánh giá, nhận xét, bổ sung
Dự kiến sản phẩm: Các kiến thức cơ bản về cuộc đời, con người Nam Cao
Tiền trình thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Chuyền giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu và tìm hiểu thông tin về Nam Cao 
+ Tổ 1: Ghi thông tin khái quát về cuộc đời Nam Cao
+ Tổ 2: Ghi thông tin về con người Nam Cao
+ Tổ 3: Nghiên cứu tài liệu để nhận xét, bổ sung, đánh giá tổ 1 và 2
Thực hiện: hs làm việc theo tổ 
Báo cáo kết quả: 2 học sinh đại diện tổ 3 lên nhận xét, bổ sung tổ 1 và 2
Gv đánh giá khái quát phần thực hiện nhiệm vụ của cả 3 tổ
I. Cuộc đời:
1. Tiểu sử
- Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Tri
- Quê hương: làng Đại Hoàng, Phủ Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam (nay là xã Hoà Hậu, huyện lý Nhân, tỉnh Hà Nam)
- Gia đình: Gia đình nông dân
- Cuộc đời ông từng trải qua nhiều thăng trầm: làm nghề may, giáo khổ trường tư, gia sư, viết văn
- Ông sớm tham gia Hội văn hóa cứu quốc, tích cực hoạt động Cách mạng và hy sinh vào tháng 11.1951
2. Con người
- Bề ngoài có vẻ vụng về, ít nói nhưng nội tâm luôn luôn sôi sục
- Rất giàu ân tình đối với những người nghèo khổ bị áp bức và khinh miệt trong xã hội cũ
- Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, rút ra những triết lý sâu sắc và tâm huyết
=> Nam Cao là một nhà văn – chiến sĩ đã cống hiến cuộc đời và ngòi bút của mình cho cách mạng, là tấm gương lao động nghệ thuật nghiêm túc, đầy sáng tạo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nam Cao
Mục tiêu: Hs nắm được những kiến thức cơ bản về quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và một số đặc điểm về nghệ thuật tiêu biểu của Nam Cao
Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, tài liệu tham khảo theo định hướng câu hỏi của gv
Phương thức thực hiện: Tổ chức hoạt động thành trò chơi kiến thức
Dự kiến sản phẩm: Kiến thức khái quát về quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính , những nét nghệ thuật tiêu biểu của tác gia Nam Cao.
Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức hoạt động học thành một trò chơi kiểm tra kiến thức
+ 3 tổ mỗi tổ chọn 5 học sinh vào 1 đội chơi, các học sinh còn lại sẽ theo dõi và tham gia vào hoạt động học bằng các câu hỏi riêng và các câu mà cả 3 đội đều trả lời sai.
+ 3 đội chơi nghe câu hỏi và trả lời cùng lúc vào bảng, câu trả lời đúng hoàn toàn được 2đ, trả lời đúng 1 nửa được 1đ, trả lời sai 0đ.
II. Sự nghiệp văn học
Quan điểm về nghệ thuật
Nghệ thuật chân chính phải là “nghệ thuật vị nhân sinh”
Văn chương là một hoạt động sáng tạo, đòi hỏi người cầm bút phải biết khơi sâu, tìm tòi, khám phá cái mới.
Nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng, không được dối trá, cẩu thả.
Một tác phẩm văn học chân chính phải có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Sau CM, Nam Cao đặt ra vấn đề "sống đã rồi hãy viết" - phải lăn xả vào cuộc sống thực lấy trải nghiệm rồi hãy viết
Các đề tài chính 
Cả trước và sau CM, Nam Cao đều có những tp giá trị, ở đây chủ yếu tìm hiểu về các đề tài trong giai đoạn trước CM của Nam Cao.
Đề tài người trí thức
Tp tiêu biểu: Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Cười
Nội dung phản ánh:
+ Nam Cao đau đớn, phẫn uất trước tình cảnh con người không sao thoát khỏi kiếp “sống mòn” hay “chết mòn”. Những ước mơ, niềm say mê khát vọng chân chính cuả những nhân vật trí thức trong tác phẩm của ông đều bị vùi dập bởi hoàn cảnh, cuộc đời.
+ Những nhân vật trí thức của Nam Cao không những “chết mòn” những ước mơ, khát vọng, hoài bão mà còn “chết mòn”về mặt nhân cách con người, dẫn đến những ý nghĩ, hành động tàn nhẫn.
Tư tưởng của nhà văn:
+ Trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động tàn nhẫn, Nam Cao vẫn không chấp nhận cái ác, vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình, vẫn tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
+ Nam Cao thể hiện niềm khát khao một lẽ sống lớn, một cuộc sống sâu sắc, mãnh liệt, có ích, có ý nghĩa.
+ Nam Cao đòi hỏi cho mỗi cá nhân được phát triển đến tận độ với một ý thức đầy trách nhiệm và trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển chung của xã hội.
Đề tài người nông dân
TP tiêu biểu: Lão Hạc, Chí Phèo, Dì Hảo, Một bữa no, Tư cách mõ
Nội dung chính:
+ Khắc họa số phận bất hạnh của những con người thấp cổ bé họng, bị cuộc đời xua đuổi, hắt hủi, khinh bỉ một cách bất công, bị bóc lột, chà đạp đến mức bị tha hóa cả tính cách, bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Dựng lên một bức tranh sống động, chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác, thê thảm những năm 1940-1945.
Thái độ của nhà văn:
+ Lên án cái xã hội vô nhân đạo đã đẩy con người vào đường cùng tuyệt vọng, hủy hoại từ ngoại hình cho đến nhân phẩm của họ.
+ Tg tin tưởng rằng trong tâm hồn của những con người không còn được là người vẫn còn nhân tính, khát khao nhân bản và bản chất lương thiện 
Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao
- Tài năng đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lý nhân vật 
- Tính triết lý sâu sắc 
- Giọng điệu thay đổi linh hoạt 
- Đóng góp cho sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh kết luận về tác gia Nam Cao (củng cố)
Mục tiêu: Đánh giá khái quát về những đóng góp cũng như vị trí của Nam Cao trong nền VHVN hiện đại
Nhiệm vụ: Hs tổng hợp lại kiến thức vừa học, rút ra đánh giá khái quát
Phương thức thực hiện: Hs làm việc cá nhân
Dự kiến sản phẩm: Đánh giá chung về Nam Cao 
Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Em hãy khái quát về đóng góp và vị trí của nhà văn Nam Cao trong nền VHVN hiện đại?
+ Hs làm việc cá nhân trong 3p
+ GV quan sát, góp ý
+ Gọi ngẫu nhiên 1, 2 hs trình bày
+ Gv nhận xét, chốt kiến thức
III. Kết luận
- Nam Cao là một nhà văn – chiến sĩ, một tấm gương chiến đấu và lao động sáng tạo mẫu mực, ông đã để lại cho đời nhiều kiệt tác văn chương có giá trị.
- Ông là nhà văn có đóng góp to lớn cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
3. Luyện tập, mở rộng : 
* Luyện tập: Khi đọc tác phẩm của Nam cao, nhà văn Vũ Bằng có nhận xét: “Nam Cao là nhà văn không biết khóc”. Ý kiến của em như thế nào? 
Gợi ý: 
- Nhận xét của nhà văn Vũ Bằng thiên về đánh giá thái độ bên ngoài của nhà văn Nam Cao, có thể hiểu ý kiến này có phần đúng vì bề ngoài, ngòi bút Nam Cao rất khách quan, có phần lạnh lùng tàn nhẫn => Nam cao không biết khóc
-  Nhưng đọc các tp của Nam cao, ta thấy nhiều giọt nước mắt của các nhân vật. Mỗi nhân vật đầm đìa nước mắt "Vì người nào cũng khổ cả. Vì người nọ cứ tưởng vì người kia mà khổ" Những truyện ngắn "Lão Hạc", "Chí Phèo", "Đời thừa", "Trăng sáng", tiểu thuyết "Sống mòn" cho thấy văn Nam Cao chan chứa nước mắt. Nước mắt của cay đắng kiếp người, tủi cực phận người=> Nam Cao biết khóc.
* Mở rộng: Diễn hoạt cảnh “Chuyện tình vườn chuối”
- Kịch bản : Lớp 11V
- Diễn xuất : Thanh Huyền ( vai Chí Phèo ), Diệp Linh ( vai Thị Nở )
* Hướng dẫn học bài:
1. Bài cũ:
- Xem lại các kiến thức về tác gia Nam Cao
- Tìm đọc “Tuyền tập Nam Cao”
2. Bài mới:
Chuẩn bị T74: Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
Yêu cầu:
Nghiên cứu sgk
Soạn bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxNam Cao_12253341.docx