Giáo án Ngữ văn 12 - Ôn vợ chồng A Phủ

ÔN VỢ CHỒNG A PHỦ

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về tác giả, tác phẩm

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận văn học về nhân vật

Từ đó Hs có thể hình thành những năng lực cơ bản sau:

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản

3. Thái độ: yêu mến và trân trọng những giá trị nghệ thuật, biết đồng cảm chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh

II. Phương tiện thực hiện

- Gv: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn, Giáo án

- Hs: SGK, vở ghi, vở soạn, nháp

III. Cách thức tiến hành:

Nêu vấn đề, phát vấn, trao đổi thảo luận

 

docx 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1853Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Ôn vợ chồng A Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/05/201
Ngày giảng: ....................................
 .....................................
Tiết 2
ÔN VỢ CHỒNG A PHỦ
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về tác giả, tác phẩm
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận văn học về nhân vật
Từ đó Hs có thể hình thành những năng lực cơ bản sau:
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
3. Thái độ: yêu mến và trân trọng những giá trị nghệ thuật, biết đồng cảm chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh
II. Phương tiện thực hiện
- Gv: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn, Giáo án
- Hs: SGK, vở ghi, vở soạn, nháp
III. Cách thức tiến hành:
Nêu vấn đề, phát vấn, trao đổi thảo luận
IV. Tiến trình bài học
Ổn định lớp
 Bài học
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động luyện tập
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm đề 1 22ph
Đề 1: Cảm nhạn về nhân vật Mị
* Viết đoạn văn mở bài
Gv cho Hs ngồi viết mở bài 5 ph
Gv gọi 1 Hs đọc mở bài đã viết
Gv nhận xét, định hướng
* Xác định các luận điểm chính
Gv yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi
- Nêu những nét khái quát về hoàn cảnh sáng tác, nội dung cốt truyện
- Những luận điểm chính về nhân vật Mị?
Hs trả lời câu hỏi vào vở nháp
Thời gian suy nghĩ cho Hs 10ph
GV yêu cầu Hs trình bày 
Gv nhận xét, định hướng đáp án
? Tác phẩm có những đặc sắc gì về nghệ thuật
Hs trả lời
- Viết đoạn văn kết bài
Gv yêu cầu Hs về nhà viết đoạn văn kết bài
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm đề 2 20ph
* Viết đoạn văn mở bài
Gv cho Hs ngồi viết mở bài 5 ph
Gv gọi 1 Hs đọc mở bài đã viết
Gv nhận xét, định hướng
* Xác định các luận điểm chính
Gv yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi
- Nêu những nét khái quát về hoàn cảnh sáng tác, nội dung cốt truyện
- Những luận điểm chính về nhân vật Mị?
Hs trả lời câu hỏi vào vở nháp
Thời gian suy nghĩ cho Hs 10ph
GV yêu cầu Hs trình bày 
Gv nhận xét, định hướng đáp án
? Tác phẩm có những đặc sắc gì về nghệ thuật
Hs trả lời
- Viết đoạn văn kết bài
Gv yêu cầu Hs về nhà viết đoạn văn kết bài
LIÊN HỆ SỐ ĐT 0987255000 ĐỂ CÓ THÊM GIÁO ÁN ÔN
Đề 1: Nhân vật Mị
I . Mở bài
 - Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;
- Giới thiệu và nhận định chung về nhân vật Mị 
II. Thân bài:
1. Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt nội dung truyện.
 2. Phân tích nhân vật Mị :   
   a/. Phân tích đặc điểm 1:
- Nêu đặc điểm: Mị là người phụ nữ có cuộc sống nghèo khổ, được gợi ra một cách ấn tượng ngay ở phần mở đầu truyện. 
-Làm rõ đặc điểm: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống ( lời giới thiệu về Mị, công việc, không gian căn buồng của Mị,).
      b./Phân tích đặc điểm 2:
- Nêu đặc điểm: Dù cuộc sống khốn khổ, Mị vẫn có một sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do, hạnh phúc. 
-Làm rõ đặc điểm: Mùa xuân đến (thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu,), Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm sồng dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận,) và muốn đi chơi (thắp đèn, quấn tóc,). Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “như không biết mình đang bị trói”, vẫn thả hồn theo tiếng sáo.
   	 c/Phân tích đặc điểm 3: 
- Nêu đặc điểm: Mị còn là người phụ nữ có sức phản kháng mạnh mẽ. 
- Làm rõ đặc điểm: Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng “vô cảm”. Nhưng khi nhìn thấy “dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt, đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.
      3. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Mị:
- Tác giả giới thiệu nhân vật Mị đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng. Một bút pháp mô tả tâm lý khá sắc sảo, tinh tế. 
        - Các tình tiết dẫn dắt một cách khéo léo tự nhiên. Giọng trần thuật của tác giả hoà vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.
 -Ngôn ngữ kể chuyện rất sinh động, chọn lọc, sáng tạo, tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi. 
III . Kết bài :
- Kết luận chung vè hình tượng nhân vật Mị.
- Nêu ý nghĩa của nhân vật.
- Cảm nghĩ về nhân vật.
Đề 2 :   Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài .
A/ Lập dàn ý :
I . Mở bài: 
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;
- Giới thiệu và nhận định chung về nhân vật A Phủ.
II. Thân bài:
1. Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt cốt truyện.
 2. Phân tích nhân vật A Phủ      
    a/. Phân tích đặc điểm 1: 
- Nêu đặc điểm: A Phủ có số phận đặc biệt, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi:
-Làm rõ đặc điểm: A Phủ mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ...
    b./ Phân tích đặc điểm 2: 
- Nêu đặc điểm: A Phủ có những phẩm chất tốt đẹp.
-Làm rõ đặc điểm: + A Phủ là một chàng trai biết sống và sống mạnh mẽ. 
 Ở vùng núi cao, bọn chúa đất như thống lí Pá Tra là một thứ trời con. Con trai thống lí là con trời, không ai dám đụng tới. Nhưng A Phủ không sợ. Với A Phủ, A Sử chỉ là đứa phá đám cuộc chơi, cần phải đánh. Thế thôi.
     A Phủ đã phải trả một cái giá rất đắt cho hành động táo tợn ấy. Nhưng là người đơn giản, A Phủ không quan tâm. Khi đã phải sống thân phận của kẻ làm công trừ nợ, A Phủ vẫn là một chàng trai của tự do, dù phải quanh năm một thân một mình, A Phủ "bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng" làm phăng phăng mọi thứ, không khác với những năm tháng trước kia. 
+ A Phủ là người có sức sống mãnh liệt: Khi bị nhà thống lí đánh đập dã man, A Phủ chỉ biết cúi đầu nín nhịn, thậm chí lúc được Mị cởi trói, A Phủ chỉ như một cái xác chực "ngã khuỵu""không bước nổi". Nhưng khi khát vọng sống trỗi dậy, A Phủ "quật sức vùng lên chạy" thoát khỏi gông cùm, xiềng xích. Đáp lại lời kêu thương trong hơi gió thốc lạnh buốt của Mị: A Phủ cho tôi đi...Ở đây thì chết mất, A Phủ không thể bỏ rơi người đàn bà vừa cứu mình, anh nói: Đi với tôi như để đền ơn đáp nghĩa người đã cứu mình. Sự vùng lên tự giải thoát cho chính mình của A Phủ và Mị tiêu biểu cho sự vươn lên của đồng bào các dân tộc miền núi, cho dù đó chỉ là tự phát nhưng đó là tiền đề cho sự vươn tới ánh sáng của Đảng ở chặng đời sau này của A Phủ. 
 3. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật A Phủ:
- Nhân vật A Phủ là con người hành động. 
- Miêu tả nhân vật qua hành động với ngôn từ chọn lọc, câu văn biến hoá về nhịp điệu 
 III . Kết bài:
- Kết luận chung về hình tượng nhân vật A Phủ.
- Nêu ý nghĩa của nhân vật.
- Cảm nghĩ về nhân vật.
Ví dụ: Vợ chồng A Phủ qua việc khắc hoạ sâu sắc cuộc đời, số phận, tính cách A Phủ đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ .
3. Hướng dẫn học bài: 1ph LIÊN HỆ SỐ ĐT 0987255000 ĐỂ CÓ THÊM GIÁO ÁN ÔN
a. Củng cố: 
- Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận
b. Dặn dò: Hoàn thiện tất cả các đề
4. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxNgu van 12Giao an on Vo chong A Phu_12293690.docx