Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 6 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (t1)

Tiết 6 GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

HS chỉ ra được các phương diện biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt: hệ thống quy tắc, chuẩn mực diễn đạt; tính giàu đẹp trong thực tiễn đời sống; tiếp thu vốn ngôn ngữ nước ngoài

2. Kỹ năng

- HS biết rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt (VD: cách dùng từ, đặt câu )

- HS khắc phục những hiện tượng làm tổn hại đến sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc (VD: lạm dụng tiếng nước ngoài )

3. Thái độ

- HS biết ứng xử có văn hóa, dùng tiếng Việt một cách trong sáng trong thực tiễn vận dụng.

*GDKNS: HS có năng lực nhận biết và sử dụng tiếng Việt đúng đắn trong khi viết và tham gia vào hoạt động giao tiếp, tạo cho HS cách ứng xử lịch sự và có khả năng trui rèn cho những người khác.

 

docx 13 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 7723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 6 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Người soạn: Phan Thị Thu Hiền
Tiết 6 GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (T1)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức 
HS chỉ ra được các phương diện biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt: hệ thống quy tắc, chuẩn mực diễn đạt; tính giàu đẹp trong thực tiễn đời sống; tiếp thu vốn ngôn ngữ nước ngoài 
Kỹ năng
HS biết rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt (VD: cách dùng từ, đặt câu)
HS khắc phục những hiện tượng làm tổn hại đến sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc (VD: lạm dụng tiếng nước ngoài)
Thái độ
HS biết ứng xử có văn hóa, dùng tiếng Việt một cách trong sáng trong thực tiễn vận dụng. 
*GDKNS: HS có năng lực nhận biết và sử dụng tiếng Việt đúng đắn trong khi viết và tham gia vào hoạt động giao tiếp, tạo cho HS cách ứng xử lịch sự và có khả năng trui rèn cho những người khác.. 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp. 
SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu “Dẫn luận ngôn ngữ học” – Nguyễn Thiện Giáp, NXBGD, giáo án, phiếu học tập. 
HS: SGK, đọc lại bài: Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt (SGK lớp 10)
 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giới thiệu bài học (1’)
Trong chương trình lớp 10, chúng ta đã được tìm hiểu về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt. Để nói và viết một cách trọn vẹn thì chúng ta cần phải tuân thủ một số yêu cầu của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ, tức là chúng ta phải đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện ở những phương diện cụ thể nào? Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó
Dạy học bài mới (35’)
* Hoạt động 1: 
- Mục đích: HS chỉ ra được biểu hiện thứ nhất của sự trong sáng. 
- Cách tiến hành: 
+ GV: đưa ra câu hỏi, gợi ý cho học sinh, thuyết trình, tổng kết vấn đề
+ HS: thảo luận, trả lời câu hỏi, rút ra kết luận. 
GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu, chú ý hình thức ngôn ngữ của ngữ liệu
Đưa ra các câu hỏi:
- Nội dung chính của cả 3 câu trên là gì?
- Trong các câu trên, câu nào rõ ràng, dễ hiểu? câu nào không rõ ràng, khó hiểu?
- Giải thích vì sao cùng 1 nội dung nhưng nghĩa của câu a lại không rõ ràng như câu b và c? 
- Như vậy, các câu trên đã đạt tính trong sáng chưa?
- Từ đó có thể rút ra nhận thức gì trong việc sử dụng tiếng Việt?
- GV tiếp tục đưa ngữ liệu, khai thác vấn đề cần thảo luận cho HS
- Hình ảnh cây tre được miêu tả qua những từ ngữ nào?
 - Biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả kết hợp sử dụng khi miêu tả cây tre?
 - Giá trị của biện pháp nghệ thuật đó?
- Như vậy câu thơ trên đã sáng tạo khi thực hiện quy tắc chuyển nghĩa của từ với các từ: lưng, áo, con... để biểu đạt nội dung tư tưởng và tình cảm của tác giả. Vậy câu thơ có đạt tính trong sáng không?
- Từ đó có thể rút ra hiểu biết gì về tính chuẩn mực của tiếng Việt?
 - Qua hai ví dụ trên, rút ra kết luận gì về phương diện đầu tiên của sự trong sáng?
Hoạt động 2:
Mục đích: HS nhận biết được yêu cầu sử dụng tiếng Việt hợp lý trong tương quan với các từ mượn nước ngoài. 
- Cách tiến hành:
+ GV: đưa ngữ liệu, nêu vấn đề, giải thích, tổng kết.
+ HS: trả lời câu hỏi, nhận diện vấn đề và rút ra kết luận. 
- GV đưa ra ngữ liệu trên bảng, yêu cầu nhận biết từ ngữ được sử dụng trong các câu ( phương pháp vấn đáp)
- Các câu trên có sử dụng từ mượn không? Các từ mượn đó có từ ngôn ngữ nào? Bao gồm những từ gì?
- Các từ mượn đó được sử dụng trong câu có hợp lý không?
 - Vì sao lại có sự hợp lý hay bất hợp lý khi sử dụng từ mượn trong các câu trên?
- Việc sử dụng các từ mượn đó có ảnh hưởng thế nào tới sự trong sáng của tiếng Việt? 
- Như vậy, qua ngữ liệu trên, có thể rút ra kết luận gì về phương diện từ mượn của tiếng Việt?
Hoạt động 3:
Mục đích: HS biết được yêu cầu làm trong sáng ngôn ngữ trong lời nói và có năng lực ứng xử văn hóa, lịch sự khi giao tiếp. 
Cách tiến hành:
+ GV: gợi lại kiến thức cũ, liên hệ vào trong bài học, đặt câu hỏi, tổng hợp vấn đề.
+ HS: vận dụng kiến thức đã biết, trả lời câu hỏi, rút ra kết luận. 
- Nhắc lại kiến thức cũ cho HS (các phương châm hội thoại – phương châm lịch sự; xưng hô trong hội thoại)
- GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu và phân tích đoạn hội thoại giữa ông giáo và lão Hạc
- GVđưa ra các câu hỏi gợi ý:
+ Dựa vào hiểu biết về xưng hô trong hội thoại, em hãy chỉ ra các từ ngữ xưng hô của ông giáo và lão Hạc ở đoạn hội thoại trên? Em có nhận xét gì về cách xưng hô ấy?
 + Như các em đã phân tích, từ ngữ xưng hô trong đoạn hội thoại trên không chỉ biểu hiện quan hệ tình cảm mà còn cho thấy quan hệ vị thế của ông giáo và lão Hạc. Dựa vào hiểu biết về vai xã hội trong hội thoại, em hãy chỉ ra vai xã hội của ông giáo và lão Hạc trong cuộc giao tiếp?
+ Rõ ràng quan hệ vị thế giữa hai người khác nhau nhưng khi xem xét từ ngữ xưng hô, ta thấy cuộc đối thoại của ông giáo và lão Hạc lại được diễn ra một cách thân tình, tự nhiên và gần gũi. Vì sao mà cuộc hội thoại của họ lại có thể diễn ra như vậy? 
+ Từ đây, em có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp hàng ngày?
+ Cách ứng xử như vậy có tác dụng thế nào với sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng và phẩm giá của con người nói chung?
- Từ ngữ liệu trên, có thể rút ra bài học gì về biểu hiện trong sáng của tiếng Việt trong giao tiếp?
- Tổng hợp kiến thức: Qua phần tìm hiểu các ngữ liệu trên, em có thể rút ra kết luận gì về sự trong sáng của tiếng Việt?
 - Đọc ghi nhớ
 * Hoạt động 4
 - Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong SGK
 - Cách tiến hành:
+ GV: đưa bài tập, đặt câu hỏi, hướng dẫn HS làm bài. 
+ HS: làm bài, chữa bài trước lớp
- Đọc yêu cầu bài tập 1
- Làm miệng, nhận xét, bổ sung
 - Chỉ ra các từ ngữ mà Hoài Thanh dùng để miêu tả diện mạo hoặc tính cách nhân vật?
 - Những từ ngữ đó có chuẩn xác với đặc điểm nhân vật mà Nguyễn Du miêu tả trong Truyện Kiều không? Chỉ rõ? 
 - Đặt dấu câu để khôi phục thành đoạn văn hoàn chỉnh
- Chỉ ra các từ nước ngoài được sử dụng trong đoạn văn? 
 - Em có nhận xét gì về việc dùng từ nước ngoài trong đoạn văn trên? (Từ nước ngoài được sử dụng hợp lý hay đã bị lạm dụng?)
 - Có thể thay thế những từ nước ngoài đó bằng những từ ngữ tiếng Việt nào?
 - Đọc đoạn văn sau khi đã được thay bằng từ ngữ tiếng Việt tương ứng
 - Kết luận: HS làm được các bài tập trong SGK. 
I/ Bài học
Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó (10’)
* Ngữ liệu 1 (30): (5’)
Cho các câu:
a, Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, đồng bào trong nước, kiều bào nước ngoài tuy xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc.
b, Đó là tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài – những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc.
c, Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài – những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc – thật là sâu nặng.
- Nội dung chính mà 3 câu muốn biểu đạt là tình cảm của tác giả với đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào nước ngoài. 
- Câu a không rõ ràng, tối nghĩa; Các câu b và c rõ ràng, mạch lạc.
- Vì câu a vừa trình bày thiếu ý ( tình cảm của tác giả như thế nào?) vừa không có sự mạch lạc giữa các bộ phận trong câu ( bộ phận “tuy xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc” ở cuối câu không có sự liên kết với các bộ phận ở trước đó)
- Câu b và c là những câu trong sáng, còn câu a là câu không trong sáng 
- Tiếng Việt có một hệ thống các chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, liên kết câu, văn bản... Hệ thống đó là cơ sở cho việc thể hiện rõ ràng, mạch lạc nội dung tư tưởng, tình cảm của mỗi người và cho việc lĩnh hội đầy đủ, chính xác những nội dung truyền đạt của người khác.
* Ngữ liệu 2 (31): (5’)
Cho câu thơ: 
 Lưng trần phơi nắng phơi sương 
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
 (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
- Các từ “lưng”, “áo”, cụm từ “phơi nắng phơi sương”
- Nghệ thuật ẩn dụ
- Xây dựng được hình ảnh cây tre có giá trị biểu trưng cho con người Việt Nam: cần cù, chịu khó, nghĩa tình, giàu đức hi sinh ... 
- Câu thơ trên là câu trong sáng.
- Tính chuẩn mực của tiếng Việt không phủ nhận sự linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng từ ngữ. Nhưng sự sáng tạo đó phải phù hợp với quy tắc chung của tiếng Việt. 
- KL:
+ Khi nói hoặc viết, cần tuân thủ hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt. Hệ thống đó làm nên phẩm chất trong sáng của tiếng Việt và làm cơ sở cho mọi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
+ Mặc khác, không phủ nhận những linh hoạt, sáng tạo phù hợp với quy tắc chung khi sử dụng tiếng Việt.
2. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng (5’)
* Ngữ liệu 
Cho các câu:
a, Các superstar thích dùng mobile phone loại xịn.
b, Liên hoan festival nghệ thuật Tây Nguyên được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột.
c, Cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta – kỉ nguyên của độc lập, tự do và hạnh phúc.
- 3 câu trên có sử dụng từ mượn. Đó là các từ mượn tiếng Hán: cách mạng, kỉ nguyên, độc lập, tự do, hạnh phúc. Các từ mượn tiếng Anh: superstar, mobilephone, festival.
- Trong câu a và b, các từ mượn được sử dụng chưa hợp lý. Câu c đã sử dụng từ mượn một cách hợp lý
- Câu a và b sử dụng từ mượn không hợp lý vì các từ mượn đó đều có trong hệ thống từ vựng tiếng Việt (superstar = siêu sao; mobile phone = điện thoại di động; festival = liên hoan, lễ hội), có thể dùng tiếng Việt tương ứng chứ không cần lạm dụng tiếng nước ngoài.
 Câu c sử dụng từ mượn hợp lý là bởi vì các từ mượn đó đều là những thuật ngữ chính trị không có trong tiếng Việt, vậy nên đó là những từ mượn cần thiết.
- Sử dụng từ mượn một cách hợp lý như câu c sẽ làm phong phú thêm cho tiếng Việt, còn việc lạm dụng ở câu a và b sẽ làm tổn hại sự trong sáng của tiếng Việt.
 - KL: Sự trong sáng của tiếng Việt không chấp nhận những yếu tố lai căng, pha tạp trong khi vẫn dung hợp những yếu tố tích cực đối với tiếng Việt.
3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói (5’)
- Xưng hô trong hội thoại: chú ý đến các vai giao tiếp, từ ngữ xưng hô
Phương châm lịch sự: ăn nói có văn hóa phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp..
* Ngữ liệu (33): Đoạn hội thoại giữa ông giáo và lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao. 
- Ông giáo: ông – con; tôi – cụ. 
Lão Hạc: chúng mình, tôi – ông/ ông giáo
- Cách xưng hô thể hiện sự thân thiện, gần gũi và kính trọng của hai người đối với nhau.
- Quan hệ tuổi tác: ông giáo (người dưới) – lão Hạc (người trên)
- Quan hệ địa vị: ông giáo (người có học thức) – lão Hạc (người nông dân kém hiểu biết)
- Họ là những người chung cảnh ngộ.
- Cả ông giáo và lão Hạc đều có thái độ ứng xử lịch sự, văn hoá và tôn trọng người khác. 
Dù ở vị thế nào đi chăng nữa, cũng phải có cách ứng xử lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng người khác 
- Cách ứng xử tốt đẹp sẽ làm cho tiếng Việt thêm trong sạch và khẳng định nét văn hoá của con người. 
- KL: Trong lời nói hàng ngày cần có tính văn hoá, lịch sự, nó sẽ làm nên sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời thể hiện nét thanh lịch của con người. Ngược lại, nói năng thô tục, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ trong sáng vốn có của tiếng Việt. 
- Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện ở các phương diện:
+ Tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt.
+ Không sử dụng các yếu tố lai căng, pha tạp.
+ Đảm bảo tính văn hoá, lịch sự trong lời nói.
- Ghi nhớ (Sgk/33)
II/ Luyện tập (15’)
Bài tập 1(Sgk/33):
- Các từ miêu tả:
+ Kim Trọng: rất mực chung tình
+ Thuý Vân: cô em gái ngoan
+ Hoạn Thư: bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
+ Thúc Sinh: chàng sợ vợ
+ Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
+ Tú Bà: màu da nhờn nhợt
+ Mã Giám Sinh: mày râu nhẵn nhụi
+ Sở Khanh: chải chuốt, dịu dàng
+ Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề xoen xoét. 
- Những từ ngữ miêu tả của Hoài Thanh trùng sát với đặc điểm nhân vật mà Nguyễn Du xây dựng:
+ Kim Trọng: mặn mà, thuỷ chung, yêu Thuý Kiều trước sau như một ...
+ Thuý Vân: thay chị trả nghĩa cho chàng Kim để chị an lòng
+ Hoạn Thư: con người thâm hiểm không từ thủ đoạn
+ Thúc Sinh: luôn lép vế, cúi đầu trước vợ, yêu Kiều mà không dám nói
+ Từ Hải: người anh hùng bất ngờ đến với đời Kiều, giúp nàng báo ân báo oán, song cũng vì sai lầm của Kiều mà phải chết đứng giữa trận chiến. 
+ Tú Bà: sống bằng nghề buôn phấn bán hương, lấy đêm làm ngày
+ Mã Giám Sinh: con buôn chải chuốt để lừa phỉnh người khác
+ Sở Khanh: một gã bạc tình chuyên đi lừa những cô gái nhẹ dạ
+ Bạc Bà, Bạc Hạnh: loại người lọc lừa, giả dối. 
2. Bài tập 2 (Sgk/34):
- Đặt dấu câu:
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận (dọc đường đi của mình) những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt, nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại. 
3. Bài tập 3 (Sgk/34):
- Các từ nước ngoài: file, hacker.
- Có sự lạm dụng từ nước ngoài trong đoạn văn trên.
- file = tập tin; hacker = tin tặc
- Chỉ vài ngày sau khi Microsoft vá lỗi nghiêm trọng trong phần mềm xử lý tập tin đồ hoạ, một tin tặc tự xưng là “cocoruder” đã công bố chi tiết về hai vấn đề tương tự trong hệ điều hành. 
3. Luyện tập củng cố (3’)
 Sự trong sáng của tiếng Việt và các phương diện cơ bản của nó trong thực tiễn sử dụng.
4. Hoạt động tiếp nối (2’)
Học bài, hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập
Ôn tập các kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài viết số 1 
Dự kiến kiểm tra, đánh giá (5’)
GV chia nhóm, đưa ra phiếu bài tập, sơ đồ để HS tìm hiểu, củng cố kiến thức, giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng suy nghĩ của bản thân. 
VD phiếu bài tập: Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở các phương diện nào? Suy nghĩ về vấn đề trong sáng của tiếng Việt trong đời sống hàng ngày ( hiện tượng lời nói thô tục, thiếu văn hóa; sử dụng sai từ, sai nghĩa của từ.), liên hệ? Ví dụ? Cách giải quyết?
VD sơ đồ - bổ sung kiến thức (VD) vào trong sơ đồ. Chiều mũi tên của sơ đồ biểu hiện hướng vận động để ứng dụng của bài học vào trong thực tiễn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu van 11 giu gin su trong sang cua tieng viet_12184644.docx