Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 13 - Tiết 55 đến tiết 59

1. Kiến thức: Giúp HS nắm đợc :

- Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học, hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Nhận thức được vai trò của truyện dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, diễn kịch, vẽ tranh minh họa . nhận biết nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian

3. Thái độ: GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn .

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian, so sỏnh điểm giống, khỏc.

- HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk .

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra (4'): Truyện " Treo biển" và " Lợn cưới, áo mới" có ý nghĩa gì ?

2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.

3. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 11 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2214Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 13 - Tiết 55 đến tiết 59", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 15 Ngày dạy: 30/11
Tiết : 55 & 56
 Ôn tập truyện dân gian 
I. Mục tiờu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm đợc : 
- Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học, hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. 
- Nhận thức được vai trò của truyện dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, diễn kịch, vẽ tranh minh họa ... nhận biết nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian
3. Thái độ: GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn .
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian, so sỏnh điểm giống, khỏc...
- HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra (4'): Truyện " Treo biển" và " Lợn cưới, áo mới" có ý nghĩa gì ?
2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.
3. Cỏc hoạt động dạy – học:
Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện kể dân gian đã học
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Kể về nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ .( Lê Lợi, Đánh giặc Minh )
Kể về cuộc đời và số phận 1 số kiểu nhận vật quen thuộc ( mồ côi, xấu xí...)
Mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con ngời ( ếch ngồi....)
Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống .( Khoe áo, khoe của...)
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . 
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .
Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý
Có yếu tố gây cười
Có cơ sở cốt lõi là sự thật lịch sử
.
Người kể, người nghe tin câu chuyện nh có thật . 
Người kể, người nghe không tin là có thật. 
Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử . 
Ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người đọc trong cuộc sống 
Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội 
GV: Yờu cầu HS kể lại truyện trong số các truyện em đã học (minh họa cho từng đặc điểm của thể loại) 
TIẾT 56 
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1( 15' ) : Hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích; giữa ngụ ngôn và truyện cười. 
 GV cho hai dãy lớp thảo luận theo nhóm bàn
 GV giao nhiệm vụ:
- Dãy 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích ?
- Dãy 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa ngụ ngôn và truyện cười ?
- Thời gian: 7'
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ.
- Hãy minh họa sự giống và khác nhau đó bằng các câu chuyện đã học ? 
HĐ2(20'): Hướng dẫn học sinh luyện tập
GV yêu cầu nêu yêu cầu: Kể một số truyện dân gian đã học. Kể giọng to, rõ ràng, có thể kết hợp với cách kể chuyện đã học để kể hoặc kể chuyện sáng tạo.
GV cho học sinh kể trước nhóm
GV gọi một vài em kể trớc lớp.
 GV cho học sinh sắm vai nhân vật trong hai truyện cười đã học để trình bày trớc tập thể lớp
Đại diện mỗi tổ cử một nhóm bạn thể hiện lớp kịch ngắn ấy.
- Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa 1 truyện dân gian đã học ?
III. So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với cổ tích, giữa ngụ ngôn và truyện cười.
* Truyền thuyết và cổ tích:
a. Giống nhau .
- Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
- Các chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thờng. 
b. Khác nhau : 
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Thường được tin là có thực. 
- Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật nhất định, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và các ác. Thường được coi là không có thực
* Truyện ngụ ngôn và truyện cười: 
a. Giống nhau: 
- Thường gây cười .
b. Khác nhau. 
- Truyện cười: để gây cười, mua vui phê phán châm biếm . 
- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó.
IV. Luyện tập .
1. Kể lại một số truyện dân gian đã học.
2. Thể hiện một lớp kịch ngắn:
 - Treo biển
 - Lợn cới áo mới
3. Vẽ tranh minh họa truyện dân gian đã học . 
 3. Củng cố (3'): - GV hệ thống kiến thức qua 2 giờ ôn tập.
 - Nắm đợc đặc điểm tiêu biểu của 4 thể loại truyện đã học.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức về truyện dân gian đã học.
 - Vẽ tranh minh họa cho truyện đó học mà em thớch.
 ---------------------------------------------------------------------------------
TUẦN: 15 Ngày dạy: 4/12
TIẾT : 57 Chỉ từ
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp HS hiểu được: 
1. Kiến thức: ý nghĩa và công dụng của chỉ từ. Biết cách sử dụng chỉ từ khi nói,viết.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng chỉ từ. 
 3.Thái độ: Tích cực sử dụng chỉ từ khi có thể để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ phần I và II sgk. 
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk . 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra (4'):Thế nào là số từ và lượng từ ? công dụng của số từ và lượng từ ? Lấy ví dụ mimh hoạ ?
2. Giới thiệu bài(1'): Danh từ ngoài kết hợp với số từ và lượng từ, còn có khả năng kết hợp với chỉ từ. Vậy chỉ từ là gì, ý nghĩa và công dụng của chỉ từ như thế nào giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
3. Cỏc hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1(10' ): Hướng dẫn học sinh nhận diện chỉ từ trong cõu, tìm hiểu khái niệm chỉ từ: 
GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I SGK
HS đọc ví dụ trên bảng phụ- chú ý các từ in đậm.
- Các từ in đậm trong đoạn văn bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? 
- Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì ? ( Bổ sung ý nghĩa cho danh từ)
- Chỳng cú tỏc dụng gỡ?
HS đọc phần 2 sgk. 
GV: So sánh các từ và cụm từ trong các ví dụ có điểm gì giống và khác nhau về hình thức, từ đó rút ra ý nghĩa của các từ được in đậm? 
HS: Cỏc từ: ụng vua ấy, viờn quan ấy, làng kia, nhà nọ đó được cụ thể húa, được xỏc định rừ ràng trong khụng gian.
 HS đọc phần 3 SGK : 
GV: Các từ ấy, nọ trong ví dụ này có gì khác với các từ ấy, nọ trong ví dụ 1 ?
HS: Tuy cựng định vị sự vật nhưng một bờn là định vị về khụng gian (viờn quan ấy, nhà nọ), cũn một bờn là định vị về thời gian (hồi ấy, đờm nọ)
GV: Những từ in đậm trong ví dụ gọi là chỉ từ, vậy thế nào là chỉ từ ? Chỉ từ có ý nghĩa gì trong câu ? 
HS: đọc ghi nhớ sgk
HĐ2(10' ): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu: 
HS quan sát VD ở phần I : 
GV:- Trong các câu đã dẫn ở phần I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì ? 
GV treo bảng phụ ghi ví dụ a, b sgk T. 137. 
GV: Tìm chỉ từ trong các ví dụ trên ? 
 - Xác định chức vụ của chúng trong câu ? 
GV: Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy chỉ từ có khả năng hoạt động trong câu như thế nào? 
HS: đọc ghi nhớ sgk 
HĐ3(15' ): Hướng dẫn học sinh luyện tập 
HS đọc yêu cầu bài tập
GV cho học sinh hoạt động nhóm( 4 nhóm)
GV giao nhiệm vụ
Nhóm 1: thảo luận ý a
Nhóm 2: thảo luận ý b
Nhóm 3: thảo luận ý c
Nhóm 4: thảo luận ý d
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét chéo
GV nhận xét, kết luận.
GV nêu yêu cầu bài tập 2/ 138
GV cho mỗi dãy lớp làm 1 ý 
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
HS đọc yêu cầu bài tập 3
Gv gọi 1 số học sinh trình bày ý kiến.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét, kết luận.
I. Chỉ từ là gì ?
1. Đọc ví dụ: sgk /136, 137
2. Nhận xét
* VD1:
 + nọ à ông vua . 
 + ấy à viên quan . 
 + kia à làng . 
 + nọ à cha con nhà 
==> Tỏc dụng định vị sự vật trong khụng gian nhằm tỏch biệt sự vật này với sự vật khỏc.
* VD2: So sỏnh ý nghĩa của cỏc cặp:
- ụng vua / ụng vua nọ
- viờn quan / viờn quan ấy
- làng / làng kia
- nhà / nhà nọ
==> Thiếu tớnh xỏc định / được cụ thể húa, được xỏc định rừ ràng trong khụng gian.
--> Các từ in đậm đều bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
* VD3: So sỏnh cỏc cặp
- viờn quan ấy / hồi ấy
- nhà nọ / đờm nọ
==> Định vị về khụng gian / định vị về thời gian
3. kết kuận 
* Ghi nhớ: SGK Tr 137
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu:
1. VD 1 (SGK/ 136) 
 Chỉ từ: ấy, nọ, kia... làm nhiệm vụ phụ ngữ sau của danh từ, cựng với danh từ và phụ ngữ trước lập thành một cụm danh từ: viờn quan ấy, một cỏnh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ.
--> Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
2.VD2 (Tr. 138): Tỡm chỉ từ:
 a) Đó: làm chủ ngữ 
 b) đấy: làm trạng ngữ 
--> Chỉ từ làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. 
* Ghi nhớ 2 SGK/138
III. Luyện tập . 
1. Bài tập 1: í nghĩa và chức vụ cỳ phỏp của cỏc chỉ từ:
 a) hai thứ bỏnh ấy:
 + ấy: định vị sự vật trong không gian 
 + Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
 b) đấy, đây:
 + Định vị sự vật trong không gian
 + Làm CN trong câu. 
 c) Nay: 
 + Định vị sự vật trong không gian
 + Làm trạng ngữ.
 d) đú:
 + Định vị sự vật trong thời gian
 + Làm trạng ngữ
2. Bài tập 2: Có thể thay như sau: 
 a) Đến chân núi Sóc = đến đấy, 
 b,) làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy . 
à Cần viết như vậy để khỏi lặp từ . 
3. Bài tập 3: Nhận xột về tỏc dụng của chỉ từ:
- Không thể thay được. 
--> chỉ từ có ý nghĩa rất quan trọng, chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người đọc, người nghe định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian vô tận. 
4. Củng cố(3')
 GV hệ thống bài: Nắm được thế nào là chỉ từ, ý nghĩa của chỉ từ và hoạt động của chỉ từ trong câu.
5. Hướng dẫn học ở nhà( 2'):
- Học phần ghi nhớ trong SGK
- Nắm chắc kiến thức chỉ từ và hoạt động của chỉ từ trong câu, lấy vớ dụ minh họa.
- Học bài cũ: Kể chuyên tưởng tượng
- Chuẩn bị bài : Động từ 
 ------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN: 15 Ngày dạy: 4/12
TIẾT : 58 Động từ
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS : 
1.Kiến thức: Nắm được khái niệm động từ, một số loại động từ chính, đặc điểm của động từ. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, xác định động từ. 
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng động từ khi nói, viết.
II. Chuẩn bị : 
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ và bảng phân loại động từ. 
- HS: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra:(4') Thế nào là chỉ từ ? lấy ví dụ ?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của động từ
GV: treo bảng phụ ghi ví dụ phần I SGK
HS : đọc ví dụ.
GV: Trong chương trình tiểu học, các em đã tìm hiểu về động từ, em hãy nhắc lại thế nào là động từ ?
 - Tìm động từ trong ví dụ trên ?
HĐ 2: Nêu ý nghĩa khái quát của các động từ và chỉ ra sự khỏc biệt giữa động từ với danh từ?
GV: Động từ có đặc điểm gì khác với danh từ ? 
 - Các động từ trên thường kết hợp với những từ nào ?
GV: Danh từ có kết hợp được với những từ trên không ?
HS: Không, danh từ kết hợp với số từ và lượng từ phía trước, kết hợp với chỉ từ phía sau 
GV: Động từ có khả năng giữ chức vụ gì trong câu ? 
GV: Danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu ?
 HS: Làm chủ ngữ 
- Lấy ví dụ động từ làm chủ ngữ ? Vị ngữ ?
GV: Em có nhận xét gì về động từ khi làm chủ ngữ trong câu ? 
- Qua các đặc điểm trên của động từ, em thấy động từ khác danh từ như thế nào ?
- Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy động từ có đặc điểm gì ?
HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu các loại động từ chính:
 HS đọc câu hỏi 1 SGK
 GV treo bảng phụ ghi bảng phân loại
Gọi HS lên bảng điền các động từ vào bảng phân loại
- Qua tìm hiểu em thấy có mấy loại động từ ? 2 loại: 
+ ĐT tình thái: đòi hỏi ĐT khác đi kèm . 
+ ĐT chỉ hành động, trạng thái: Không đòi hỏi động từ khác đi kèm. 
- Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên ?
 HS đọc ghi nhớ sgk . 
HĐ3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
HS đọc yêu cầu bài tập 1 SGK
GV cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn
GV giao nhiệm vụ: Tìm các động từ trong truyện "Lợn cưới áo mới" ?
- Thời gian: 4'
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận.
HS đọc truyện vui- bài tập 2/ 147
GV: Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?
 HS suy nghĩ, trả lời.
Bài tập vận dụng
HS: Thực hiện cá nhân- 3 HS lên bảng thực hiện
GV+ HS: nhận xét, chuẩn câu đúng.
I. Đặc điểm của động từ. 
1. Ví dụ: ( sgk ): Tỡm động từ 
 a) đi, đến, ra, hỏi . 
 b) lấy, làm, lễ . 
 c) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề. 
2. í nghĩa khỏi quỏt của động từ: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thỏi, ... của sự vật.
* Động từ khác với danh từ: 
Danh từ
Động từ
- Khụng kết hợp với: đó, sẽ, đang, cũng, vẫn, hóy, chớ, đừng,...
- Cú khả năng kết hợp với: đó, sẽ, đang, cũng, vẫn, hóy, chớ, đừng...
- Thường làm chủ ngữ trong cõu
- Thường làm vị ngữ trong cõu
- Khi làm vị ngữ phải cú từ là đứng trước
- Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với: đó, sẽ, đang, cũng, vẫn, hóy, chớ, đừng...
Vớ dụ:
- Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của người 
 CN
học sinh.
- Tôi / học . 
 CN VN 
3. kết luận
* Ghi nhớ 1: sgk /146
II. Các loại động từ chính:
Bảng phân loại
ĐT đũi hỏi cú ĐT khỏc đi kèm phía sau 
ĐT không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau 
Trả lời câu hỏi làm gì ? 
đi,chạy, cười, đọc,hỏi, ngồi, đứng.
Trả lời các câu hỏi: Làm sao? Thế nào ? 
dám, toan, định
buồn,gãy,ghét, đau, nhức, nứt, yêu, vui.
* Ghi nhớ : sgk . 
III. Luyện tập. 
1. Bài tập1:Tỡm các động từ trong truyện: Lợn cưới áo mới: 
 Có, khỏe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, có, đi, khen, thấy, thấy, hỏi, tức tối, chạy, giơ, bảo, mặc. 
à ĐT chỉ tình thái . 
2. Bài tập 2:
 Truyện: "Thói quen dùng từ" 
 Truyện buồn cười ở chỗ:Đối lập giữa hai động từ: đưa – cầm 
--> Phê phán thói tham lam, keo kiệt của con người.
3. Bài tập 3:
a) Đặt câu có sử dụng động từ tình thái
 VD: Em định làm bài tập.
b) Đặt câu có sử dụng động từ chỉ hành động.
 VD: Tôi đi học.
c) Đặt câu có động từ chỉ trạng thái.
 VD: Tôi bị đau chân.
 3. Củng cố(3'):
- Thế nào là động từ ? động từ có đặc điểm gì ?
- Có mấy loại động từ ? Đó là những loại động từ nào? Cho VD từng loại.
4. Hướng dẫn về nhà(2'):
- Học thuộc hai phần ghi nhớ trong SGK.
- Đọc lại truyện "Treo biển" và tìm động từ.
- Chuẩn bị bài: Cụm động từ ( SGK/ 147)
 Luyện tập kể chuyện tưởng tượng ( SGK/ 139) (Lập dàn ý trước ở nhà)
Đề bài: Hãy tưởng tưởng em là một động vật hoang dã ( khỉ, gấu, báo, hươu, nai...), nơi sinh sống của em đang bị đe doạ bởi những biến động của khí hậu và môi trường. Em hãy viết một bức thư gửi con người trên trái đất, bày tỏ với họ xem con người có thể làm gì nhằm giúp em sống sót.
Kớ duyệt tuần 15
Ngày 30/12/2009
Nguyễn Thị Hương
 ---------------------------------------------------
- Lập dàn ý
- Viết bài hoàn chỉnh ( Nguyễn Ngân, Nhung, Đức, Bình ( 6b); Phương, Hương, Thiện, Ngân ( 6a).
Tiết: 58- Tập làm văn
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
Dạy 6a:..............
 6b:..............
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
Biết cách làm một dàn ý cho đề bài tự sự tưởng tượng và kể chuyện tưởng tượng trước tập thể. 
2. Kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức đã học về văn kể chuyện tưởng tượng để giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.
	- Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường thiên nhiên
3.Thái độ: Học sinh yêu thích kể chuyện theo trí tưởng tượng, yêu thích thiên nhiên.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV:Bảng phụ ghi dàn bài đề văn phần I SGK
- HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK, hướng dẫn tiết 57.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra : 
? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? kể tên một số câu chuyện tưởng tượng mà em biết ?
- Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dần học sinh tìm hiểu đề bài
GV: Chép đè bài lên bảng.
 HS đọc đề bài 
GV cho học sinh tìm hiểu đề bài
- Đề bài yêu cầu gì về thể loại ?
( Kể chuyện tưởng tượng )
- Nội dung kể về truyện gì ? 
- nơi sinh sống của mình đang bị đe doạ bởi sự biến động của khí hậu và môi trường chung của trái đất.
- Đề xuất được những việc con người cần làm mà em để cho loài đọng vật mà em hoá thân được sống sót.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài dựa trên những gợi ý:
HS: 
- 3 cá nhân trình bày phần dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
GV+ HS: lắng nghe, nhận xét, thống nhất dàn ý cơ bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết đoạn văn
GV: Giao nhiệm vụ:
- Tổ 1: Viết phần mở bài.
- Tổ 2: Viết đoạn thân bài về cuộc sống hiện tại của mình khi môi trường bị đe doạ
- Tổ 3: Viết đoạn thân bài về những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
- Tổ 4: Viết đoạn thân bài đề xuất những việc cần làm của con người về việc bảo vệ môi trường.
HS: Cá nhân thực hiện
- Đại diện 4 tổ trình bày đoạn văn của mình
GV+ HS nhận xét, sửa chữa.
GV: Thu bìa của HS vêf nhà chấm chữa.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý.
Đề bài:
Hãy tưởng tưởng em là một động vật hoang dã ( khỉ, gấu, báo,...), nơi sinh sống của em đang bị đe doạ bởi những biến động của khí hậu và môi trường. Em hãy viết một bức thư gửi con người trên trái đất, bày tỏ với họ xem con người có thể làm gì nhằm giúp em sống sót.
II. Lập dàn bài:
1. Mở bài: 
Giới thiệu nhân vật mình hoá thân, lí do viết thư 
2. Thân bài: 
+ Môi trường: 
 - Kể về môi trường đã sống trước kia 
- Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi của khí hậu hiện tại.
- Môi trường biến đổi theo khí hậu NTN? 
- Cuộc sống khó khăn của mình hiện tại NTN?
+ Đề xuất những việc con người cần làm:
- Không thải rác bừa bãi.
- Không chặt phá rừng tự nhiên.
- Bảo vệ bầu khí quyển...
+ Tác dụng của việc bảo vệ môi trường đối với loài động vật và với chính loài người..
3. Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em về một môi trường xanh, sạch đẹp.
III. Viết đoạn văn
 ( HS tự bộc lộ)
3. Củng cố 
- GV khái quát cách làm bài kể chuyện tưởng tượng.
- Nắm được cách làm bài kể chuyện tưởng tượng phải chú ý tới điều gì, đưa yếu tố tưởng tượng vào bài khi nào.
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại bài danh từ, số từ, lượng từ
- Đọc, soạn bài Con hổ có nghĩa ( SGK/ 14)
Tiết: 59- Văn bản
Hướng dẫn đọc thêm
Dạy 6a:..................	 hổ có nghĩa
 6b:................	( Truỵên trung đại Việt Nam )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Bước đầu làm quen với truyện trung đại Việt nam.
- Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện: Con hổ có nghĩa. Sơ bộ hiểu được cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại . 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc truyện tưởng tượng, kĩ năng kể chuyện tưởng tượng. 
3. Thái độ: 
Giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Thầy: Đọc tài liệu: "Đọc- hiểu văn bản Ngữ Văn 6"- NXBGD
- Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1: tìm hiểu truyện TĐ Việt nam
HS đọc chú thích *
- Thế nào là truyện trung đại ?
GV: Phân biệt truyện TT, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười với truyện trung đại VN
HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
GV hướng dẫn đọc: Phân biệt rõ lời kể với lời của nhân vật. Chú ý diễn tả sinh động chi tiết hổ đến đón bà đỡ trần đi và chi tiết hổ đến trước ngôi mộ nhảy nhót.
GV đọc mẫu một đoạn 
HS đọc văn bản
 GV lưu ý hs các chú thích 1, 2, 4, 6,10.
- Văn bản này thuộc thể văn gì ? 
( Kể chuyện tưởng tượng ) 
- Văn bản được chia làm mấy đoạn ? ( 2 đoạn ) 
- Quan hệ của 2 đoạn có gì giống nhau ? 
( thống nhất về nghĩa của con người trong cuộc sống ) 
- Trong đoạn 1 có mấy nhân vật ? ( 3 nhân vật ) 
HĐ3: HS luyện đọc
HS khá ,giỏi đọc .
Lớp nhận xét- GV nhận xét.
HS trung bình đọc
GV nhận xét.
HS yếu đọc.
GV nhận xét. 
HĐ4: hướng dẫn học sinh Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện 
* Bước 1: Tìm hiểu ân nghĩa của con hổ thứ nhất
- Nhân vật bà đỡ Trần được giới thiệu như thế nào ? 
GV giới thiệu thêm về bà đỡ: Xưa có ít bệnh viện, một số người khéo tay tự đỡ đẻ cho người khác-> được mọi người kính trọng.
- Cách giới thiệu đó giúp người đọc có cảm giác về truyện ntn ? ( cảm giác truyện chân thật ) .
- Lần đỡ đẻ này của bà Trần có gì khác thường ? 
- Thái độ , cử chỉ của con hổ đực ntn ? 
- Cách mời của con hổ thể hiện điều gì ? 
( sự chân trọng thân ái ) 
- Trước việc làm của bà đỡ Trần con hổ đã làm gì ? 
- Thái độ của con hổ khi đáp nghĩa như thế nào ? ( quỳ xuống ) 
* Bước 2; tìm hiểu ân nghĩa cion hổ thứ hai.
- HS quan sát tranh : 
- Em có nhận xét gì về cảnh trong bức tranh ? 
- Cách giới thiệu bác Tiều như thế nào ? 
( tên Mỗ, làm nghề đốn củi ) 
- Con hổ trán trắng gặp nạn gì ?
 ( bị hóc xương bò ) 
- Bác Tiều đã cứu giúp con hổ như thế nào ? 
( lấy xương hóc cho hổ ) 
- Hổ đã đền đáp ơn nghĩa ấy bằng cách nào ?
 ( có miếng ngon hổ biếu bác ) 
- Nhớ ngày giỗ bác Tiều hổ đã làm gì ? 
( mang lễ vật – tỏ lòng thương tiếc ) 
- Nghệ thuật chủ yếu của truyện là gì ? Tác dụng của nó ?
- Truyện có ý nghĩa gì ?
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ đề cao ân nghĩa ?
 ( Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ) 
HS đọc ghgi nhớ SGK.
- Qua tìm hiểu VB em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
I. Định nghĩa truyện trung đại Việt nam ( SGK/ 143)
II. Đọc, tìm hiểu chung
II. Luyện đọc: ( SGK)
III. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện.
1. Nội dung:
a. Ân nghĩa của con hổ thứ nhất đối với bà đỡ Trần .
- Bà đỡ Trần: làm nghề đỡ đẻ . 
- Đỡ đẻ cho hổ . 
- Con hổ đực lao tới cắp bà đi . 
- Đáp lại tình nghĩa sâu nặng à tặng bà 1 cục bạc . 
b. Ân nghĩa của con hổ đối với bác Tiều . 
- Bác tiều: Làm nghề đốn củi
- Hổ bị gặp nạn: Hóc xương bò
- Lấy xương hóc giúp hổ
- Hổ đền ơn:
+ Có miếng ngon biếu bác
+ Khi bác tiều mất: vô cùng thương tiếc.
+ Ngày rỗ: Mang lễ vật đến.
2. Nghệ thuật:
 Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người một cách hư cấu, tưởng tượng.
Truyện đề cao ân nghĩa, trọng đại làm người, khuyến khích điều cần thiết phải có trong con người đó là lòng biết ơn.
* Ghi nhớ : sgk . 
3. Củng cố(3'):
- Đóng vai con hổ thứ nhất kể lại truyện ?
- Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? tại sao ?
4. Hướng dẫn về nhà(2'):
- Học và nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện.
- Đọc lại văn bản, kể lại truyện.
- Học bài cũ: Danh từ, số từ, lươngj từ, chỉ từ
- Chuẩn bị bài Động từ/ tr145

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15.doc