Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Phó từ

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh

 -Nắm được khái niệm phó từ

 -Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ.

II-CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ

 2.Học sinh: Học bài, xem bài mới

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Phó từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 75
Ngày soạn:
Ngày dạy:
PHÓ TỪ
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
	-Nắm được khái niệm phó từ
	-Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ.
II-CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ
	2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (2’)
²Khởi động
-Oån đinh
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 (23’)
²Hình thành kiến thức mới
I-PHÓ TỪ LÀ GÌ?
Ghi nhớ
-Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
II-CÁC LOẠI PHÓ TỪ.
Ghi nhớ
Phó từ gồm hai loại lớn:
-Phó từ đứng trước động từ, tính từ
Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như:
+Quan hệ thời gian;
+Mức độ;
+Sự tiếp diễn tương tự;
+Sự phủ định;
+Sự cầu khiến.
-Phó từ đứng sau động từ, tính từ
Những phó từ này thương bổ sung một số ý nghĩa như:
+Mức độ;
+Khả năng;
+Kết quả và hướng.
-Y/c HS đọc ngữ liệu SGK
HỎI:Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
HỎI:Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
HỎI:Các từ in đậm đứng ở những vị trí nào trong cụm từ?
-Đây là những phó từ (hư từ) đứng trước và đứng sau động từ và tính từ.
HỎI:Vậy phó từ là gì?
-Y/c HS đọc ghi nhớ
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-Y/c HS đọc ngữ liệu SGK
HỎI:Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm?
-GV treo bảng phụ: Các loại phó từ và yêu cầu học sinh điền các phó từ đã tìm được ở phần I và phần II vào bảng phân loại.
-Y/c HS đọc ghi nhớ
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
a/đã (đi); cũng (ra); vẫn chưa (thấy); thật (lỗi lạc)
b/gương (được); rất (ưa nhìn); ra (to); rất (bướng).
-Cá nhân trả lời:
+Động từ:đi, ra, thấy, soi
+Tính từ:lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng.
-Cá nhân trả lời:đứng trước và đứng sau động từ và tính từ.
-Lắng nghe
-Cá nhân trả lời:là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe và ghi bài
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
a/lắm
b/đừng – vào
c/không – đã – đang
-Cá nhân trả lời:
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
Đã, đang, sẽ, sắp, từng,..
Chỉ mức độ
Rất, hơi, cực kì, quá, khá, thật,..
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Cũng, vẫn, còn
Đều, vẫn, cứ, còn, nữa
Chỉ sự phủ định
Không, chưa, chẳng,..
Chỉ sự cầu khiến
Hãy, đừng, chớ
Hãy, vào,..
Chỉ kết quả và hướng
Lại..
Mất, ra, đi
Chỉ khả năng
Luôn, thường, ít, hiếm,..
Được, thường thường
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe và ghi bài
HOẠT ĐỘNG 3(15’)
III-LUYỆN TẬP
Bài tập 1
-Tìm phó từ và mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa:
+đã-đương-sắp (chỉ quan hệ thời gian)
+không (chỉ sự phủ định)
+còn-đều-lại-cũng (chỉ sự tiếp diễn tương tự)
+ra (chỉ kết quả và hướng)
+được (chỉ kết quả)
Bài tập 2
-Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình. Không thấy Dế Mèn, nhưng chị Cốc trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc trút cơn giận lên đầu Dế Choắt.
-Y/c HS đọc yêu cầu của bài tập 
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Y/c HS đọc yêu cầu của bài tập 
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Cá nhân đọc
- HS xác định yêu cầu của bài tập
-Cá nhân trả lời
- HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
- HS xác định yêu cầu của bài tập
-Cá nhân trả lời
- HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²Củng cố-Dặn dò
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả cần nắm:
+Thế nào là văn miêu tả?
+Những yêu cầu của văn tả cảnh và tả người
+Luyện tập
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docPhó từ.doc