Giáo án Ngữ văn 6 - Hội gầu tào của người Mông – Lào Cai

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức

 - HS biết được mục đích, ý nghĩa và cách thức tổ chức các lề hội ở Lào Cai.

- HS hiểu được mục đích, ý nghĩa và cách thức tổ chức các lề hội ở Lào Cai.

* Tích hợp môi trường: gỡn giữ tài nguyờn đất

2. Kĩ năng

 - Hs biết cách đọc văn bản. Bước đầu biết phân tích các cách thức diễn ra lễ hội.

- Hs có kĩ năng đọc truyện. Phân tích được các bước trong lễ hội.

3. Thái độ

 - Học sinh ý thức tìm hiểu, sưu tầm, giữ gìn bảo vệ các giá trị văn hoá của dân tộc qua các lề hội.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2924Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Hội gầu tào của người Mông – Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/1/2015
Ngày giảng: 9/1/2015
Tiết 75
Chương trình địa phương
 Văn bản: HộI GầU TàO CủA NGƯờI MÔNG – LàO CAI
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức 
 - HS biết được mục đích, ý nghĩa và cách thức tổ chức các lề hội ở Lào Cai.
- HS hiểu được mục đích, ý nghĩa và cách thức tổ chức các lề hội ở Lào Cai.
* Tích hợp môi trường: gỡn giữ tài nguyờn đất
2. Kĩ năng 
 - Hs biết cách đọc văn bản. Bước đầu biết phân tích các cách thức diễn ra lễ hội.
- Hs có kĩ năng đọc truyện. Phân tích được các bước trong lễ hội.
3. Thái độ 
 - Học sinh ý thức tìm hiểu, sưu tầm, giữ gìn bảo vệ các giá trị văn hoá của dân tộc qua các lề hội.
II. Chuẩn bị.
1. GV: tài liệu chương trình địa phương, sưu tầm tranh ảnh vầ lề hội Gầu Tào.
2. HS: Sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu các lề hội của quê hương Lào Cai. 
III. Phương pháp/ KTDH. 
 - Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, giảng bình
IV. Tổ chức giờ học. 
1. ổn định tổ chức: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Nêu ý nghĩa văn bản “Động Mường Vi”?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1. Khởi động.
 Mục tiêu: HS có hứng thú khi tìm hiểu văn bản địa phương.
Cứ mỗi độ xuân về, khi hoa lê, hoa mận nở trắng cả bản làng, đồng bào các DT gác lại công việc ruộng nương đề bước vào mùa lễ hội. Người Tày có lễ hội Lồng Tồng (cầu mùa), người Thái có hội chơi hang... người Hmông thì có Hội Gầu Tào. Đây chính là một nét văn hoá truyền thống với những phong tục tập quán độc đáo của đồng bào DT Hmông. Nét độc đáo đó được phản ánh "Lễ Hội Gầu Tào của người Mông – Lào Cai". 
Hoạt động 2. Đọc, thảo luận chú thích
Mục tiêu: HS biết đọc, kể diễn cảm truyện, hiểu một số chú thích. 
GV hướng dẫn đọc: Giọng say mê, trầm lắng. GV đọc 1 đoạn, 3 HS đọc - nhận xét 
Gọi HS kể lại câu chuyện, Nhận xét
Hoạt động 3: Bố cục 
Mục tiêu: Xác định được bố cục văn bản.
H: Theo em truyện có thể chia làm mấy phần?
+ Đ1: Từ đầu ... chợ tình: giới thiệu tên goi “ Gầu Tào”
+ Đ2: Tiếp ... ân tình: cách thức, nội dung, ý nghĩa của lề hội
+ Đ3: Còn lại: Lề hội kết thúc.
- Chúng ta tìm hiểu văn bản theo bố cục đã chia 
 Hoạt động 4. Tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: Trình bày cách thức, nội dung, ý nghĩa của lề hội Gầu Tào
GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn 1
H: Lễ hội Gầu Tào có nghĩa là gì?
 (Thấy rõ được sự khác biệt trong phong tục ... của người Hmông)
H: Nhận xét cách giới thiệu của tác giả?
GV: Lề hôi Gầu Tào được diễn ra ở nhiều xã vùng cao các huyện Mường Khương, Sa pa, Bắc Hà...tỉnh Lào Cai. Một trong những lễ hội lớn được tổ chức ở xã Pha Long huyện Mường Khương. Chúng ta cùng đi tìm hiểu lễ hội này.
H: Để tiến hành được lễ hội, người Mông phải chuẩn bị những gì? Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội?
H: Vậy việc chuẩn bị cây nêu công phu như thế nào?
GV giới thiệu: từ gần tết, các gia đình xin mở hội cùng với họ hàng dựng cây mai to, ngọn dài có lá ở nơi chọn làm địa điểm. Cây mai trở thành cây nêu - cây thiêng của người Hmông.
H: Vai trò của cây nêu đối với lễ hội?
- Yêu cầu HS chú ý cào SGK trang 25, 26.
H: Lễ hội Gầu Tào gồm mấy phần? Phần lễ gồm những lễ gì
HSTL.
GV: Lễ hội Gầu Tào gồm 2 phần: Lễ và Hội.
- Phần Lề gồm: 
+ Lễ chặt nêu.
+ Lễ dựng nêu.
+ Lễ khai hội.
H: Lễ chặt nêu diễn ra như thế nào? 
HSTL.
H: Lễ dựng nêu diễn ra như thế nào? 
HSTL.
H: Em cảm nhận gì phần nghi lễ chặt cây nêu và dựng cây nêu được tiến hành trong lễ hội?
HSTL
H: Lễ khai hội có những nội dung gì?
HSTL.
H: Việc dựng thêm 1 cây nêu nhỏ hơn có nghĩa gì?
HSTL: Tổ tiên che chở cho con cháu.
H: Ông chủ tế có vai trò gì trong lễ hội Gầu Tào?
HSTL: Ông chủ tế có vai trò quan trọng trong lễ hội, là người điều khiển phần lễ khai hội, chủ hành lễ. Là người quan trọng nhất của buổi lễ, kết nối dân làng với thần linh, đất trời.
H: Mục đích của lễ hội là gì?
HSTL.
GV: Ngoài ra trong dịp lễ hội có nhiều bà mẹ địu con đi quanh cây nêu cầu xin con mình khỏe mạnh hay ăn, chóng lớn. Những người ốm yếu, hiếm muộn, kém may mắn cũng đến đây xin điều tốt lành. Có thể họ không cầu được ước thấy, nhưng đến được đây, đưa ước nguyện của mình đến với trời đất thì trong lòng họ cũng thoải mái như trút được gánh nặng, giải tỏa những ưu tư, phiền muộn trong cuộc sống, để vững tin, để hy vọng những điều tốt đẹp ở phía trước.
GV: Sau phần lễ, bao giờ cũng đến phần hội. Vậy phần hội ở đây được diễn ra như thế nào?
HSTL.
H: Em cảm nhận như thế nào về không khí phần hội?
HSTL.
H: ở lễ hôi Gầu Tào ngoài phần nghi lề và các trò chơi dân gian thì ở đây còn có ý nghĩa gì với người Mông?
HSTL.
H: Qua tìm hiểu văn bản về Lề hội Gầu Tào của người Mông thể hiện vẻ đẹp và tâm hồn gì của người Mông?
- HS thảo luận nhóm 4(3’)
- Đại diện nhóm trình bày, điều hành.
- GVKL.
Hoạt động 4: Ghi nhớ.
Mục tiêu: Trình bày được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
H: Nêu nét nổi bật về nội dung, nghệ thuật của văn bản?
HSTL - đọc ghi nhớ (tài liệu)
GVchốt kiến thức
Hoạt động 5: Luyện tập.
 Mục tiêu: HS kể lại được truyện.
Hs nêu yêu cầu bài tập.
GV gợi ý: Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Phú Nhuận.
1’
10’
3’
20’
2’
3’
I. Đọc, thảo luận chú thích.
II. Bố cục: 3 phần
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Giải thích tên gọi lễ hội Gầu Tào. 
+ Viết theo chữ người Mông là Gầu Tào.
+ Tiếng quan thoại là Sán Chay.
+ Nghĩa là đi chơi núi.
+ Nhiều nơi gọi là “chợ tình”
 Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông vào mua xuân, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân làng khỏe mạnh.
2. Nội dung, cách thức tổ chức trong lề hôi Gầu Tào.
a. Chuẩn bị cho lề hội
+ Chọn nơi diễn ra lề hôi: quả đồi đẹp, đỉnh đồi bằng phẳng.
+ Chuẩn bị cây nêu.
-> Chuẩn bị, tìm cây nêu trước Tết 1 tháng..
-> Hàng chục cây nêu được tiến cử để thày cúng quyết định lựa chọn.
-> Phải chọn hướng chặt của cây nêu là đổ theo hướng Tây- hướng mặt trời lặn.
 Lễ hội diễn ra trên một quả đồi cao, bằng phẳng. Cây nêu là linh hồn của lễ hội, là nơi tổ tiên về dự lễ, nơi thần linh ban phúc lành cho nhân dân.
b. Diễn biến của lễ hội
+ Lễ chặt nêu : thầy cúng chọn ngày tốt để chặt cây....1 đoàn người vào rừng hành lễ...chặt cây ngả theo hướng mặt trời lặn....cầm ô đi 3 vòng bụi cây...vừa đi vừa hát...cấm kị người bước qua cây nêu
+ Lễ dựng nêu : Dựng trước Tết 10 ngày..dựng lên như mặt trời mọc...trên đồi cao để mọi người biết có hội. Chủ tế buộc 1 túm dây leo...đuổi tà ma..vừa đi vừa hát đặt tên cho cây nêu.
 Lễ chặt nêu và dựng cây nêu được tiến hành rất trang trọng thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người Hmông.
+ Lễ khai hội được tổ chức vào mùng 4 Tết quanh cây nêu...dựng thêm 1 cây nêu nhỏ hơn.. 
->Trưởng bản khai mạc.
-> Đoàn hành lễ gồm 3 ông thầy cúng, 6 thanh niên nam nữ...vừa đi vừa hát...
 Lễ hội Gầu Tào là dịp người Mông nhờ tới tổ tiên, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu sức khỏe cho dân làng.
+ Những trò chơi truyền thống: múa khèn, chọi quay, đẩy gậy, đánh pao, chọi họa mi....
 Phần hội rộn ràng, sôi động với những trò chơi truyền thống và vui nhộn.
+ Thanh niên nam nữ hát giao duyên.
+ Thi thố tài nghê...tìm hiểu...nên vợ nên chồng.
+ Với khách xa tiếp đón thịnh tình
 Lề hội Gầu Tào còn là nơi gặp gỡ, giao lưu và kết nối cộng đồng.
3. ý nghĩa của văn bản.
 Lề hội Gầu Tào mang đậm bản sắc văn hóa của người Mông, thể hiện đời sống tâm linh, tâm hồn phong phú. Chúng ta cần bảo tồn và phát huy bắn sắc đó.
III. Ghi nhớ: ( Tài liệu tr. 26)
IV. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Kể tên 1 lễ hội nơi em sinh sống.
ơ
4. Củng cố: (2’)
H : Em ấn tượng gì nhất về lễ hội Gầu Tào của người Mông ?
5. Hướng dẫn học bài: (1’) 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của lễ hội Gầu Tào.
- Soạn: Bìa học đường đời đầu tiên
_______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_75_Le_hoi_Gau_Tao_cua_nguoi_Hmong.doc