Giáo án Ngữ văn 6 - Kể chuyện tưởng tượng

*Đề bài 1: Hãy đóng vai cây tre để tự kể chuyện về mình.

*Bài viết

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng.

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

 

doc 31 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2324Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Kể chuyện tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đến lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả các học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được trở lại tuổi học trò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
- Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu hết nhưng cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống. 
- Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
- Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lớp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
*Đề bài 9: Kể lại cảnh tượng của một buổi chợ mà em chứng kiến.
*Bài viết
Hè năm vừa rồi, mẹ em bảo:
- Năm tới con lên lớp 6 rồi, sẽ bận học hơn nên hè này mẹ cho về quê chơi với bà ngoại một tháng. Tôi sung sướng chạy lại ôm lấy cổ mẹ:
- Con cảm ơn mẹ.
- Về ở với bà con phải ngoan ngoãn nghe lời bà, không được đi ra nắng ốm thì khổ bà nhé.
- Vâng
Em sung sướng chuẩn bị đủ thứ: nào váy nào gấu MiSa, nhét tất cả vào chiếc ba lô to tôi hồi hộp chờ đến cuối tuần để bố mẹ đưa về với bà.
Nhà bà em nằm ở ven sông Hồng, quê bà em nghèo lắm nhưng em lại rất thích, vì ở đó em có bà và vào những buổi chiều khi ông mặt trời sắp lặn bà lại đưa em ra bờ sông hóng mát, ngắm thuyền bè qua lại. Điều em thích nhất là vào những ngày phiên chợ bà em lại cho em ra chợ chơi.
Chợ quê bà em khác hẳn với chợ ở thành phố, nó không nằm trong những ngôi nhà tầng mà nằm trên một khoảng đất bằng phẳng và khá rộng rãi ở làng. Đúng ngày chợ, khi còn nằm trên giường em đã nghe thấy những bước chân lịch bịch của những người gánh hàng đến chợ, vừa đi họ vừa lầm rầm nói chuyện, và khi trời vẫn còn tờ mờ tối bà em đã chở dậy cho mấy bó rau đã chuẩn bị từ chiều hôm trước vào thúng để mang ra chợ bán. Chờ cho trời sáng rõ hơn bà gọi em dậy, hai bà cháu tung tẩy ra chợ, bà đi trước em lon ton theo sau. Bà đi rất nhanh, có những lúc em phải chạy mới theo kịp bà.
Từ nhà bà ra đến chợ là trời đã sáng rõ. Không khí chợ lúc này đã tấp nập và nhộn nhịp, tiếng gọi nhau í ới, tiếng gà vịt kêu quang quác. Tiếng những chú lợn con bị nhốt trong rọ kêu eng éc. Những chú cá vừa được đánh ở dưới sông lên nhảy lên đanh đách. Tiếng mời mua hàng nổ ra râm ran.
Chợ ở quê nhưng có rất nhiều hàng hoá và cũng được xếp theo những gian hàng rất gọn gàng và đẹp mắt. Chỗ bán hàng xén, bán quần áo, thì đủ các màu sắc, đó là màu đỏ, xanh của những bộ quần áo, những cuộn chỉ màu. ở đó có mấy cô gái đang mải mê ướm thử những chiếc áo hồng, miệng cười mủm mỉm. Nơi em thích thú nhất là nơi bán hoa tươi, các loại hoa với đủ màu sắc, hoa hồng đỏ thắm, hoa cúc đại đoá vàng rực, hoa huệ trắng muốt, trông chẳng khác gì một vườn hoa. Cô bán hàng xinh tươi, duyên dáng nhanh tay bó hoa cho khách hàng. Chỗ thì bán rau thì xanh mướt. Tất cả như một bức tranh đủ màu sắc. Phía trong góc chợ là chỗ dành cho thực phẩm; chỗ thì bán thịt, chỗ bán cá, chỗ bán gà. ở đó cũng rôm rả nhộn nhịp, người mua hàng thì mặc cả, người xem hàng thì hỏi giá, rộn rã cả một góc chợ. Em nhìn khắp nơi chỗ nào cũng chỉ thấy người: nào các bà, các mẹ, và có cả lũ trẻ con trạc tuổi em đang chơi đùa ở góc chợ, trên mặt ai cũng hớn hở.
Ở góc kia, chỗ bán hàng ăn sẵn, mùi thơm bay đi khắp nơi và tiếng mỡ rán sôi xèo xèo như réo mời khách hãy đến ăn quà.
Lối đi chật như nêm, mọi người phải ý tứ lách qua nhau cứ như đi chảy hội. Vất vả lắm bà cháu em mới lách vào đến hàng rau, bà em chỉ ngồi bán một loáng đã hết rổ rau. Bán xong bà mua thêm một ít thức ăn, xong bà lại dắt em đi khắp nơi trong chợ và bà mua cho em một bộ quần áo, cô bán hàng xinh tươi đon đả mời chào cô còn cho em mặc thử, thấy em thích bà liền trả giá, em nhận thấy người bán hàng không nói thách cao như ở thành phố. Và em cảm nhận con người ở nơi đây rất gần gũi và tốt bụng.
Quanh quẩn một hồi, thế mà đã gần trưa, ông mặt trời đã nhô lên khỏi rặn tre nở nụ cười rạng rỡ. Chỉ một loáng sau chợ đã vãn, hàng hoá sớm nay nhiều là vậy thế mà giờ chỉ còn lưa thưa vài thứ, mọi người tản về những con đường đất nhỏ, trên tay mỗi người đều nặng trĩu những hàng, những thức ăn.
Hai bà cháu em ra về, trong lòng em cảm thấy vô cùng thích thú. Chợ đồng quê đã cho em ấn tượng thật dễ nhớ và thân quen.
*Đề bài 10: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới.
*Bài viết
Sau khi hai cô chị xấu hổ bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sọ Dừa sống khá yên ổn và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Một thời gian sau người vợ có mang, nàng sinh ra được một bé trai rất xinh đẹp, gia đình họ lại càng hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống bình yên ấy nhiều khi cô út cũng chạnh lòng nghĩ tới hai cô chị không biết giờ tha hương nơi xứ nào. Dù sao họ cũng là chị em ruột, sống với nhau yêu thương gắn bó hơn chục năm trời, thế nhưng hai người chị vẫn bặt vô âm tín, chẳng có tin tức gì.
Thế rồi cô út lại mải mê với con cái và công việc, bẵng đi khoảng mười năm sau, lúc này vợ chồng Sọ Dừa đã sinh thêm một bé gái nữa. Sọ Dừa được lên chức quan cao hơn, và dù bận trăm công nghìn việc nhưng chàng vẫn lo toan cho vợ con hết lòng và đôi lúc chàng cũng mong hai chị hãy quay trở về.
Một hôm, hai vợ chồng chàng đi vắng, chỉ còn hai đứa trẻ ở nhà, bỗng chúng thấy gia nhân đang đuổi mắng ai đó liền chạy ra. Hoá ra họ đang đuổi hai người đàn bà ăn xin. Thấy họ rách rưới và đói khổ, hai đứa trẻ vốn tốt bụng và thương người nên sai gia nhân mang cơm canh cho họ ăn, sau đó chúng đến gần và hỏi:
- Hai bà chắc từ nơi xa đến, hai bà còn đói nữa không?
Thấy hai đứa trẻ lại gần, hai người đàn bà tỏ ra xấu hổ, sợ hãi che nón trước mặt và xin lui. Và ra đến cổng hai người đàn bà lủi đi đâu mất. 
Đến chiều khi vợ chồng Sọ Dừa trở về nhà, chúng cũng quên không kể cho cha mẹ nghe câu chuyện xảy ra lúc sáng. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp. Cho đến một ngày kia, vào một buổi sáng đẹp trời cô út đưa hai con ra chợ chơi, ba mẹ con đang mải mê xem đồ bỗng nghe tiếng huyên náo ở góc chợ, họ đang đánh mắng hai người đàn bà ăn xin và đúng lúc đó cô út đi ngang qua, thấy hai người đàn bà tội nghiệp cô xen vào can ngăn thì những người trong chợ nói:
- Hai người này sáng ra ăn quà mà không chịu trả tiền.
- Nhưng chúng tôi không có tiền. Một người đàn bà thều thào nói.
Bỗng nhiên cô út nhìn vào hai người đàn bà, cô cảm thấy rất quen:
- Ôi, hai chị. Cô vui mừng và đầy xót xa khi nhận ra chính hai người đàn bà khốn khổ kia là chị của mình.
Hai người đàn bà nghe gọi như vậy đứng sững lại, họ cũng nhận ra đó chính là cô em út mà mình đã từng hại. Xấu hổ quá, hai người chị định bỏ đi nhưng cô út đã kịp ngăn lại, cô tha thiết nói:
- Các chị ơi, dù sao chúng ta cũng là người một nhà, những chuyện năm xưa em đã quên rồi. Các chị hãy về nhà đi, bố cũng đang mong đợi các chị trở về.
Trước tấm lòng chân tình của cô út, hai cô chị đồng ý về nhà. Hai đứa trẻ thấy vậy nói với mẹ:
- Mẹ ơi, hai bà này hôm trước vào ăn xin ở nhà ta đó.
- Họ khốn khổ vậy sao!...
Cô út thốt lên lòng đầy chua xót, cảm thương cho các chị của mình. Về đến nhà, Sọ Dừa cũng vui mừng đón tiếp, trước tấm lòng nhân hậu của vợ chồng Sọ Dừa, hai cô chị không còn ngại ngùng mấy nữa. Họ kể lại chặng đường đã qua:
- Sau khi gây chuyện xấu với em, chúng ta vô cùng xấu hổ và đã bỏ đi đến một nơi thật xa. Thế nhưng cuộc sống ở đó vô cùng khó khăn, ốm đau liên miên, tiền của dự trữ hết dần và chúng ta rơi vào cảnh khó khăn khốn cùng, phải đi ăn xin. Âu đó cũng là cái giá mà ta phải trả. Chúng ta rất ân hận vì hành động nông nổi của mình, chúng ta mong các em hãy rộng lòng tha thứ.
Trước những lời hối cải của hai người chị, vợ chồng Sọ Dừa đã rộng lòng tha thứ. Họ mời hai người về ở cùng. Một thời gian sau phú ông qua đời Sọ Dừa nhường tất cả dinh cơ đó lại cho hai chị. Họ cùng các con sống thuận hoà với hai chị đến cuối cuộc đời.
*Đề bài 11: Em hãy kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi.
*Bài viết
Tuổi thơ của ai cũng có nhiều kỉ niệm và thường khi nghĩ lại người ta thường nhớ về những kỉ niệm gây ấn tượng nhất. Và tôi cũng vậy, mỗi lần theo mẹ ra chợ, được mẹ mua cho những quả roi ngọt lịm, trong tôi lại hiện lên một kỉ niệm cũ đáng nhớ, đó chính là kỉ niệm về một lần nghịch ngợm của hai anh em.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Những khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng, chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xoá. Những lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc xé lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay trên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ thấy chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bỗng nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt nhìn lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết: "Không, em thích cả chùm cơ! ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đập loạn xạ. Tôi biết anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng anh kéo tôi dứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chìm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đúng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không"? Anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi. 
*Đề bài 12: Em hãy kể về một chuyến về thăm quê nội hoặc quê ngoại.
*Bài viết
Bố mẹ tôi lấy nhau ở thành phố nên nghiễm nhiên sinh tôi ra cũng ở thành phố, dẫu vậy bố mẹ tôi luôn nhắc nhở tôi phải nhớ đến quê hương. Thế nhưng quê tôi ở xa quá, phải đợi đến khi tôi học lớp 6 bố mẹ tôi mới cho phép tôi về quê và ở một với bà nội một thời gian.
Khỏi phải nói tôi đã hồi hộp và sung sướng như thế nào khi được bố mẹ cho phép về quê. 
Ngày lên đường về quê nội, bố mẹ tôi dặn đủ thứ nào phải ngoan, phải nghe lời bà không được để bà buồn. Tôi vâng dạ rối rít.
Sau nửa ngày đi tàu và mấy tiếng đi ôtô, quê nội đã hiện ra trước mắt tôi. Đó là một vùng đất trung du có những quả đồi lúp xúp và những rừng cọ có tán xoè rộng như những chiếc ô che đầu.
Nhà nội tôi nằm nép ở chân đồi, muốn vào nhà phải đi trên một cây cầu tre bắc qua một con suối nhỏ. Nhà nội tôi không nhiều tầng như những ngôi nhà ở thành phố mà chỉ là ngôi nhà ngói năm gian, có rất nhiều cửa sổ và xung quanh là vườn cây xanh tốt, đằng trước là vườn rau đủ loại. Tất cả đều được phủ lên bằng một màu xanh mát. Bởi vậy cảm giác đầu tiên khi đặt chân lên nhà nội là một cảm giác mát mẻ thanh bình của một miền quê vùng trung du.
Từ nhà nội nhìn ra phía trước, tôi lại thấy những quả đồi thấp, ở đó có một màu xanh của cây cỏ, và xen lẫn là những thân cọ khẳng khiu cao vút. Buổi chiều, khi ông mặt trời sắp lặn, tôi nghe văng vẳng tiếng mõ của đàn bò no nê trở về, đâu đó còn có tiếng reo hò của lũ trẻ chăn trâu. Trên không trung từng đàn chim ùa bay qua. Buổi chiều ở quê nội thật đẹp và yên bình, tôi ước ao được cùng các bạn nhỏ nơi này dạo chơi ở trên những quả đồi, trên những cánh đồng xanh mát.
Sau một ngày đi đường vất vả mệt nhọc, tôi ngủ thiếp đi trong lòng nội. Đang trong giấc ngủ ngon lành, tôi bỗng nghe thấy tiếng chim hót líu lo như cất lên ngay cạnh nơi tôi ngủ, tôi choàng tỉnh giấc và mải mê nghe, tiếng chim hót nghe trong trẻo, lảng lót như một điệu nhạc cất lên chào buổi sáng. Ngoài sân tiếng mẹ con nhà gà mái cũng lục tục gọi nhau đi kiếm ăn, hai chú cún con đùa rỡn nhau trên sân. Ôi, buổi sáng ở đây thật tuyệt vời. 
Tôi chạy ra sân ngắm nhìn cảnh vật, ông mặt trời đã hé mắt nhìn ở phía đằng đông, cây chuối trong vườn đung đưa trong gió, ngoài ao đàn cá tung tăng bơi lội, thỉnh thoảng lại chạy ào xuống đáy ao như chơi chốn tìm.
Bữa sáng ở quê được dọn ra thật đơn giản chỉ có khoai lang luộc. Bà biết tôi thích món này nên đã chuẩn bị từ trước, củ khoai của quê nội tôi không to nhưng lại rất bở và ngọt. Tôi thích thú ăn đến no bụng.
Ăn sáng xong hai bà cháu dẫn tôi lên nương hái chè, quê bà tôi chè được xem là món đặc trưng nhất. Quả đồi thoai thoải nằm ngay sau nhà của nội tôi và được trải lên một màu xanh mướt của những búp chè non. Nội tôi tuy đã già nhưng hai tay vẫn thoăn thoắt hái chè. Hai bà cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ, cười vang khắp quả đồi. 
Đến gần trưa, khi ông mặt trời bắt đầu toả ánh nắng lên khắp nương chè cũng là lúc bà cháu tôi trở về nhà. Bóng bà như cùng nghiêng nghiêng theo bóng nắng, tôi thấy thương bà quá, bà đã già rồi mà vẫn còn vất vả. Bà mủm mỉm cười: Bà vất vả quen rồi, làm lụng cũng giúp con người ta khoẻ mạnh hơn đấy cháu ạ.
Buổi chiều, khi cái nắng hè đã dìu dịu, tôi ra cổng đứng trên cầu thả hồn theo dòng nước trong veo, trong đến nỗi tôi có thể nhìn thấy cả sỏi và cát ở dưới đáy. Thỉnh thoảng có đàn cá lững lờ bơi và chỉ nghe thấy một tiếng động nhỏ là tất cả lại biến mất. 
 Chỉ sau mấy ngày ở quê nội tôi đã có thêm rất nhiều bạn, những người bạn chân chất thật thà và họ rất quý tôi. Họ thường rủ tôi đi chơi, giới thiệu cho tôi nghe những thứ đặc trưng của vùng thôn quê. Và thú nhất là vào buổi trưa, chúng tôi lại leo lên đồi cọ, ở đó cái nắng nóng đâu chẳng thấy mà chỉ thấy gió mát và bóng râm. Chúng tôi ngồi dưới tán cọ, nghe gió thổi xào xạc trên những tàu lá cọ, cả rừng cọ đung đưa theo nhịp gió, nghe như bản nhạc của đồng quê. Giữa không gian thanh bình ấy tôi thấy mình như lạc đến một nơi nào xa lắm.
Quê nội tôi thật đẹp phải không các bạn! Thời gian thấm thoắt trôi đi, đã đến lúc tôi phải rời quê nội trở về thành phố. Ngày chia tay, bà nội nhìn tôi rơm rớm nước mắt, bà chúc tôi học giỏi để sang năm lại về thăm bà. Các bạn trong xóm cũng đến tạm biệt tôi. Bước lên xe, lòng tôi đầy tiếc nuối, quê nội cứ khuất dần ở phía sau, tôi thầm hứa sang năm sẽ học thật giỏi để lại được bố mẹ cho về thăm nội. Trong tôi, quê nội thật gần gũi và thân thương đến lạ thường. 
*Đề bài 13: Hãy kể tóm tắt truyện Thánh Gióng.
*Bài viết
Truyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai: Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mất cũng chẳng no.
Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua.
*Đề bài 14: Hãy kể tóm tắt truyện Sọ Dừa. 
*Bài viết
Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.
Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo khoẻ. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về.
Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ, bỏ nhà đi biệt tích.
*Đề bài 15: Kể tóm tắt câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
*Bài viết
Một ông lão đánh cá nghèo đi ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới, ông lão chỉ thấy có bùn. Lần thứ hai kéo lưới, ông lão chỉ thấy mấy cây rong. Lần thứ ba, mắc vào lưới là một con cá vàng. Cá vàng tha thiết kêu van, hứa sẽ trả ơn và ông lão đã thả. 
Về nhà, ông lão kể lại chuyện thả cá vàng cho mụ vợ nghe. Mụ mắng lão một trận và năm lần bắt ông lão ra biển, đòi cá vàng đáp ứng hết yêu cầu này đến yêu cầu khác ngày càng quá đáng của mụ:
Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới. 
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng. 
Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân. 
Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi" và đòi cá cho làm nữ hoàng. 
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ. 
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa. Từ biển trở về, ông lão đánh cá thấy trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
*Đề bài 16: Hãy kể lại câu chuyện Thạch Sanh.
*Bài viết
Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày. 
Lí Thông - một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh bèn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết về.
Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
*Đề bài 17: Trong vai người chứng kiến câu chuyện, kể lại truyện Sọ Dừa.
*Bài viết
- ò ó o... o!
Nghe tiếng gà gáy, cô út choàng tỉnh dậy. Phải mất một lúc, cô mới hình dung nổi tình cảnh hiện tại của mình. Cô vừa thoát khỏi bụng con cá mập to tướng, một mình trên hoang đảo, xung quanh chỉ có đôi gà để làm bạn.
Cô bỗng nhớ lại tất cả, bắt đầu từ cái ngày kì lạ ấy. Thấy hai cô chị kiên quyết không ai chịu đem cơm cho Sọ Dừa, cô đành nhận 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Luyen_tap_ke_chuyen_tuonng_tuong.doc