Giáo án Ngữ văn 6, kì I - Tuần 10

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Kể hoàn chỉnh một câu chuyện có ý nghĩa trong đời sống.

2. Về kỹ năng:

- Trình bày một bài văn k/c có bố cục 3 phần cân đối.

- Lời kể, diễn đạt lưu loát, sử dụng đúng ngôi kể, thứ tự kể

3. Về thái độ:

- Có ý thức tự lập, tự giác và nghiêm túc khi làm bài.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Đề bài - Đáp án - Biểu điểm.

2. Học sinh

- Ôn tập - chuẩn bị kiểm tra

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1385Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, kì I - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 37 - 38: viết bài tập làm văn số 2
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:	
- Kể hoàn chỉnh một câu chuyện có ý nghĩa trong đời sống.
2. Về kỹ năng:
- Trình bày một bài văn k/c có bố cục 3 phần cân đối.
- Lời kể, diễn đạt lưu loát, sử dụng đúng ngôi kể, thứ tự kể 
3. Về thái độ:
- Có ý thức tự lập, tự giác và nghiêm túc khi làm bài.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Đề bài - Đáp án - Biểu điểm.
2. Học sinh
- Ôn tập - chuẩn bị kiểm tra
I - Đề bài: ( Đề ra theo hình thức tự luận)
“Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý”
II - Đáp án - Biểu điểm:
Đảm bảo các yêu cầu sau :
 1. Hình thức : 
 - Biết xác định đúng yêu cầu thể loại kể chuyện
- Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả, có bố cục rõ ràng.
- Ngôi kể thứ nhất, các sự việc theo thứ tự , lô gích, hợp lí.
2. Nội dung : Kể về người thầy cô giáo mà mình quý mến.
a) Mở bài : (2 điểm)
- Giới thiệu về thầy( cô ) giáo mà mình quý mến.
( Ngày học lớp mấy ? đã qua hay hiện tại...)
b) Thân bài: (7 điểm)
Cho người đọc thấy được lí do mà mình quý mến thầy cô đó, thông qua cách kể, giới thiệu về hình dáng, tính cách, cử chỉ, hành động, công tác...
+ Đức tính.
+ Lòng nhiệt tình với học trò, nghề nghịêp.
+ Cử chỉ, thái độ, thể hiện sự quan tâm tới học sinh, với đồng nghiệp.
+ Những kỉ niệm ( sự quan tâm) của thày cô đối với chính mình.
+ Tình cảm của mình đối với thày cô đó: Thái độ học tập, sự phấn đấu vươn lên trong học tập.
c) Kết bài : (1 điểm)
- Cảm xúc của mình về người thày, cô.
* Cách chấm điểm:
- Điểm 9 -10: Đảm bảo các y/ trên. Có giọng kể lưu loát, cảm xúc thực sự, bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả : 1-2 lỗi.
- Điểm 7 - 8 : Đảm bảo các y/ c trên . Bài viết đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, trình bày rõ ràng, diễn đạt khá lưu loát, sai không quá 3 lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, sai 3 -> 4 lỗi chính tả diễn đạt.
- Điểm 3 - 4 : Bài viết lan man, trình bày chưa khoa học, câu văn rườm rà, rời rạc. Nội dung bài viết còn đơn giản, nhiều chính tả và diễn đạt câu.
- Điểm 1 -2 : Bài viết không đúng yêu cầu của đề, nội dung quá sơ sài.
* GV căn cứ bài làm HS để cho điểm phù hợp.
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: (42 phút)
 - GV đọc và chép đề lên bảng
- HS suy nghĩ làm bài dưới sự gợi ý, giúp đỡ của GV
*2 Hoạt động 2: (3 phút)	
- Thu bài: lớp trưởng đi thu bài
- GV nhận xét giờ kiểm tra, ý thức làm bài của HS
* Dặn:
- Các em về nhà xem lại đề bài, có thể viết lại bài kiểm tra vào vở, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:.............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
* Tồn tại:...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 10. Phần văn học
Tiết 39: thầy bói xem voi
(Truyện ngụ ngôn)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật,sự kiện, cốt truyện trong một t/p ngụ ngôn.
- ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn
- Cách kể chuyện ý vị tự nhiên, độc đáo.
2. Về kỹ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi 
3. Về thái độ:
- Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.	
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị tranh minh họa
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn : ếch ngồi đáy giếng ? Và cho biết ND ý nghĩa của truyện ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Qua các câu chuyện ngụ ngôn mà chúng ta đã được học có thể nói mỗi câu chuyện là một bài học khuyện nhủ chúng ta về lối sống, đạo đức, là một bức thông điệp của cha ông gửi cho các thế hệ kế tiếp mà chúng ta là những người cần phải học hỏi, giữ gìn, phát huy. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một lời khuyên, một bài học bổ ích nữa cho cuộc sống.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30phút) 
H: Truyện ngụ ngôn này so với truyện ngụ ngôn trước có những đặc điểm gì giống và khác so với truyện “ếch ngồi đáy giếng” ?
- ở hệ thống nhân vật của truyện không phải là loài vật.
- Về cách nhìn nhận đánh giá sự việc trong truyện.
H: Phương thức biểu đạt của truyện là gì ?
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Cho HS đọc các chú thích
H : Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của truyện ?
H : Theo em truyện có thể chia làm mấy phần, nội dung của mỗi phần ?
- P1: từ đầu -> sờ đuôi: Các thầy bói xem voi
- P2: tiếp -> chổi xể cùn: 5 thầy bàn luận, tranh cãi
- P 3: còn lại: 5 thầy đánh nhau.
H : Nhân vật chính (trung tâm) trong truyện là ai ?
- Nhân vật trung tâm: 5 ông thầy bói mù
H: Có những sự việc nào xoay quanh những nhân vật này ?
H: Mỗi sự việc tương ứng với phần nào của văn bản ?
H: Chỉ rõ sự việc nào là nguyên nhân ? Sự việc nào là kết quả ?
H: Năm ông thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào ? 
- Cả 5 ông bị mù, ế hàng, chưa biết hình thù con voi.
H: Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt ?
H: Em có biết câu thành ngữ nào của nhân dân về cách xem này ? 
 - "Mắt không hay lấy tay mà sờ"
H: Mượn chuyện xem voi oái oăm này, nhân dân muốn biểu lộ thái độ gì đối với thầy bói ? 
H: Sau khi sờ voi, mỗi thầy bói lần lượt nhận xét về voi như thế nào ? 
- sun sun như con đỉa
- chần chẫn như cái đòn càn
- bè bè như cái quạt thóc
- sừng sững như cái cột đình
- tun tủn như cái chổi xể cùn
H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ và ng/ thuật tu từ k/ chuyện ?
- Tự láy gợi hình, ng/thuật so sánh gợi tả-> những nhận thức của thầy bói về voi 
H: Nhận xét cách nhìn nhận về con voi của các thầy ?
- Nhận thức chỉ đúng một bộ phận 
H: Theo em sự nhận định về con voi của 5 thầy có đúng không ? tại sao ? 
H: Cho biết: Thái độ của các thầy ? 
- Tin những gì mình nhìn thấy
- Phản bác ý kiến của ngươì khác
- Khẳng định ý kiến của mình.
H: Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ nào ? Nguyên nhân của những sai lầm ấy ?
- Chỉ sờ một bộ phận mà đánh giá toàn phần
H: Mượn sự việc này, ND ta muuốn khuyên răn điều gì ?
H: Mượn sự việc này, ND ta muuốn khuyên răn điều gì ?
ị Không nên chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thức đúng sự vật phải xem xét toàn diện.
H: Hậu quả của việc xem voi ntn ?
H: Qua sự việc này ND ta muốn tỏ thái độ như thế nào với những người làm nghề bói toán ?
- Không nên tin vào những người làm nghề bói toán.
*3 Hoạt động 3 : Tổng kết (5 phút)
H: Bài học ngụ ngôn trong truyện này là gì ?
H : Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện ?
H : Nhận xét của em về những giá trị của truyện ?
I - Tìm hiểu chung.
- Phương thức biểu đạt: tự sự
II - Tìm hiểu văn bản
* Tóm tắt truyện:
* Bố cục: 3 phần
1. Các thầy bói xem voi:
- Dùng tay để xem voi, mỗi thầy sờ một bộ phận.
ị Giễu cợt, phê phán cách xem voi của các thầy bói.
2. Các thầy bói phán về voi:
- > Không đúng vì các thầy chỉ sờ và nói đúng một bộ phận của con voi chứ chưa tổng hợp toàn diện về con voi.
- Cách đánh giá, nhận xét phiến diện, chủ quan, khẳng định ý kiến của mình, phủ nhận ý kiến người khác.
3. Hậu quả:
- Chưa biết hình thù con voi
- Hành động sai lầm: xô xát đánh nhau toạc đầu chảy máu
III – Tổng kết.
1. Bài học:
- Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phỉ xem xét chung một cách toàn diện.
2. Nghệ thuật:
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.
- Dựng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước, kín đao.
- Lặp lại các sự việc
- Nghệ thuật phóng đại.
3. Ghi nhớ.
 Sgk. 103
*4 Hoạt động 4: (4 phút)
4. Củng cố: 
- Em hiểu thế nào về nội dung câu thành ngữ “Thầy bói xem voi” ?
- Kể lại truyện “Thầy bói xem voi”.
5. Dặn: HS về nhà
- HS về học bài, trả lời các câu hỏi trong sgk, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..........................................................................................................................
............................................................................................................................................
* Tồn tại:.............................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 10. Phần văn học
Tiết 40: trả bài kiểm tra văn
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Học sinh nhận rõ ưu, khuyết điểm bài làm của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài tiếp theo.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi và cách làm bài.
3. Về thái độ:
- Có ý thức học tập phương pháp làm bài để bài kiểm tra sau làm tốt hơn.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Chấm bài, phân loại bài theo thang điểm
2. Học sinh
- Nghiên cứu lại nội dung hai bài kiểm tra
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Bài mới.
*Giới thiệu bài ( 1 phút )
Việc học bài, tự học để nắm được nội dung kiến thức là một vấn đề quan trọng song để làm được một bài kiểm tra đạt chất lượng tốt theo yêu cầu của đề còn cần phải vận dụng nhiều yếu tố như : phương pháp học, cách trình bày,... 
Hoạt động
Nội dung
*1 Hoạt động 1: Nêu lại đề (5 phút )
- GV đọc lại đề kiểm tra (...)
*2 Hoạt động 2: Đánh giá chung (13 phút )
- GV trao bài cho lớp
- HS xem lại bài
- GV cung cấp đáp án
- HS so sánh kết quả
H: Em sẽ làm gì để khắc phục được những lỗi trong bài làm của mình ?
*3 Hoạt động 3: Giải đáp thắc mắc ( 2 phút )
- Vào điểm: phân loại kết quả bài kiểm tra
Giỏi...Khá...TBình...Yếu...Kém...
I - GV nêu lại đề bài kiểm tra
II - Nhận xét.
1. Ưu điểm:
Nhìn chung các em đã xđ được yêu cầu của câu hỏi và đã trả lời đúng theo yêu cầu. Một số bài làm tương đối tốt, trình bày rõ ràng, sạch sẽ, ít mắc lỗi c.tả.
2. Tồn tại:
Bên cạnh đó vẫn còn có em chưa học bài, chưa xđ được yêu cầu của đề bài, trả lời chưa đúng với yêu cầu của đề bài. Vẫn còn có bài trình bày còn bẩn, gạch xoá nhiều, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi c.tả, không thể đọc được.
3. Hướng khắc phục:
III - Giải đáp thắc mắc của HS.
*4 Hoạt động 7: (3 phút )
4. Củng cố.
- GV nhận xét giờ học, ý thức học tập của HS
5. Dặn: HS về học bài, nghiên cứu lại hai bài kiểm tra, chuẩn bị giờ học sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:...............................................................................................................................
.................................................................................................................................................
* Tồn tại:..................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
======================== Hết tuần 10 ==========================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc