I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của tryện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Đọc, hiểu và cảm nhận nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.
- Kể lại và tóm tắt được câu chuyện.
3. Thái độ: GDHS về lòng biết ơn, thái độ đấu tranh chống cái xấu, cái ác.
* Phương pháp: Đàm thoại, đưa tình huống có vấn đề, thảo luận nhóm, .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị tranh ảnh minh hoạ, biểu mẫu .
2. HS: Học bài cũ, soạn bài mới theo hướng dẫn ở phần câu hỏi đọc hiểu văn bản.
III. TIẾN TRÌNH
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
2. Bài mới:
*Vào bài: GV giả định:
Nếu em cứu được một con vật như trong những câu chuyện cổ tích: cứu rắn, cá, hổ hoặc rùa,. và được chúng trả ơn bằng một điều ước thì em sẽ ước điều gì?
-HS trả lời
-GV định hướng: Mong ước của con người chúng ta là vô vàn, .
Ngày dạy: 6B: 23/ 10/ 2015 TIẾT 33 ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG _Truyện cổ tích của A.Pu-skin_ (Hướng dẫn đọc thêm) I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của tryện Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện. 2. Kĩ năng: - Đọc, hiểu và cảm nhận nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản. - Kể lại và tóm tắt được câu chuyện. 3. Thái độ: GDHS về lòng biết ơn, thái độ đấu tranh chống cái xấu, cái ác. * Phương pháp: Đàm thoại, đưa tình huống có vấn đề, thảo luận nhóm, ... II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị tranh ảnh minh hoạ, biểu mẫu ... HS: Học bài cũ, soạn bài mới theo hướng dẫn ở phần câu hỏi đọc hiểu văn bản. III. TIẾN TRÌNH Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Bài mới: *Vào bài: GV giả định: Nếu em cứu được một con vật như trong những câu chuyện cổ tích: cứu rắn, cá, hổ hoặc rùa,... và được chúng trả ơn bằng một điều ước thì em sẽ ước điều gì? -HS trả lời -GV định hướng: Mong ước của con người chúng ta là vô vàn, ... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu chung -GV trình chiếu hình ảnh về tác giả Puskin và một số tác phẩm tiêu biểu của ông. à chốt: Puskin được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga. ?Nêu xuất xứ của tác phẩm? Do Puskin sáng tác hay dựa vào đâu? -GV: Điểm khác với các truyện cổ tích dân gian khác đây là truyện cổ tích nhưng có tác giả... -GV trình chiếu tranh cho HS kể tóm tắt lại tác phẩm theo tranh. 1. Tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837) - Được tôn vinh là “Mặt trời thi ca Nga”. 2. Tác phẩm: - 205 câu thơ. - kể lại truyện dân gian Nga, Đức. *Tóm tắt: Hoạt động 2: Đọc – hiểu chi tiết văn bản ?Liệt kê các nhân vật trong văn bản? - Truyện có 3 nhân vật: Ông lão đánh cá, mụ vợ và con cá vàng. + Ông lão đánh cá chỉ là nhân vật đệm, nhằm làm cho câu chuyện phát triển. + Mụ vợ là nhân vật thể hiện chủ đề của truyện qua tính cách của mình nên được xem như là nhân vật chính của truyện. + Con cá vàng là nhân vật mang yếu tố kì ảo. à ngoài ra còn có hình tượng biển xanh cũng đóng vai trò quan trọng, gợi liên tưởng đến thái độ của nhân vật, của đất trời cho nên có người còn cho biển cũng là một nhân vật trong truyện. -GV: Ông lão có 5 lần đi ra biển. Cô và các em sẽ thống kê lại 5 tình huống đó. -GV: Chuẩn bị biểu thống kê để làm rõ 5 tình huống. - HS hoạt động nhóm: thống kê + Nhóm 1: đòi hỏi của mụ vợ + Nhóm 2: hành động của ông lão + Nhóm 3: Cách cư xử của mụ vợ với ông lão (lời nói, hành động) + Nhóm 4: Biểu hiện của biển xanh. - HS thảo luận, ghi vào giấy A0, dán lên bảng. - GV trình chiếu bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn đề HS đối chiếu kết quả. -GV dẫn: Như vậy, qua phép thống kê trên, chúng ta đã nắm rõ năm tình huống của cốt truyện. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu, thảo luận về nội dung của văn bản theo hệ thống các nhân vật, ... * Năm tình huống của cốt truyện -Gv dựa vào bảng thống kê (phần nói về nhân vật mụ vợ), yêu cầu HS các nhóm thảo luận. ?Theo các em, mụ vợ là người có tính cách ntn? ? Các em có NX gì về những đòi hỏi của mụ vợ? - Cái máng lợn mới, toà nhà đẹp à Vật chất - Nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, Long vương à địa vị và quyền lực. - GV: Lòng tham của mụ vợ quả là không đáy, từ đòi hỏi về của cải vật chất ngày càng tăng, đến đòi hỏi cả về địa vị và quyền lực, và cuối cùng , đòi một quyền phép vô hạn chỉ có trong tưởng tượng ? Lòng tham của mụ vợ giống với nhân vật tham lam nào trong các truyện cổ tích mà các em đã học ? - Người anh trong Sự tích cây khế... ?Dân gian ta có những câu nói nào về lòng tham lam? - “Được voi đòi tiên”; “lòng tham vô đáy”. ? Bên cạnh tính tham lam, mụ vợ còn là con người như thế nào? (các em chú ý cách cư xử của mụ với chồng). Gợi dẫn: 1. Nhân vật mụ vợ - Tham lam vô độ ? Ai là người đã giúp mụ thoả mãn 4 đòi hỏi ban đầu? – Ông lão và con cá vàng. ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữ đòi hỏi của mụ vợ cách đối xử của Mụ với chồng? ? Ngoài ông lão là chồng mình, mụ vợ còn bội bạc với ai? – Cá vàng. - Từ người trả ơn cho chồng mụ, trong thực tế, con cá vàng đã trở thành ân nhân của chính mụ. Vậy mà mụ lại trở mặt bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý muốn của mụ. ? giữa tính cách tham lam và sự bội bạc của mụ vợ có quan hệ như thế nào? - Càng tham lam mụ vợ càng bội bạc à lòng tham lam tỉ lệ thuận với sự bội bạc. ? Tìm các câu nói trong dân gian về sự bội bạc của con người? – Cạn tàu ráo máng, ăn cháo đá bát, ... - Sự bội bạc trơ trẽn, của mụ quả là không thể chấp nhận được, chính ông lão đã phải nói với con cá vàng về sự bội bạc ấy của mụ vợ: “Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này”. ?Mụ vợ tham lam và bội bạc gợi cho các em nhớ đến nhân vật nào trong truyện cổ tích vừa học ở lớp 6? - Nhân vật Lí Thông, điển hình cho sự tham lam, bội bạc trong truyện cổ tích Việt Nam, ... ? Để tô đậm chân dung nhân vật, khắc sâu thêm ấn tượng về tính cách của mụ vợ, dân gian đã sáng tạo nền cảnh thiên nhiên rất đặc sắc. Em có nhận xét gì về sự thay đổi của mặt biển qua năm lần ông lão ra gọi cá vàng? ? Vì sao mặt biển lại thay đổi qua từng lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Thay đổi theo chiều hướng nào? (dịu êm hơn hay dữ dội hơn?) ? Sự thay đổi đó ứng với điều gì của mụ vợ? - Thiên nhiên cũng nổi cơn thịnh nộ trước lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ. Lòng tham và sự bội bạc của con người càng tăng tiến thì cơn thịnh nộ của thiên nhiên cũng tăng tiến theo. Cảnh biển đổi thay ứng với từng tham vọng ngày càng quá đáng của mụ vợ, giúp người đọc nhận rõ tính cách nhân vật và hiểu sâu sắc ý nghĩa phê phán của truyện. ? Nhưng theo các em, trong những đòi hỏi của mụ vợ, đòi hỏi nào là chính đáng? (có thể chấp nhận được?). - GV dẫn dắt HS đi đến nhận thức: Ước muốn của con người không phải là tội lỗi mà vẫn đề là cách thực hiện ước muốn ấy. Đòi hỏi thứ 5 là lấy oán trả ơn, chà - Bội bạc đến tột cùng. đạp lên đạo đức nhân nghĩa (với ông lão, với cá vàng) thì không thể chấp nhận được và đáng bị trừng trị. ? Ông lão đánh cá có hoàn cảnh sống ra sao? Tính cách của ông như thế nào? - nguồn gốc xuất thân: nghèo. - phẩm chất: + cần cù lao động + nhân hậu: thả cá vàng khi cá vàng van xin + thật thà: kể cho vợ nghe bắt được cá vàng + không tham lam: “Ta chẳng cần gì cả”. -GV: Đó là những phẩm chất đáng quý của người nông dân. ? Từ hình ảnh ông lão lóc cóc, lủi thủi ra biển 5 lần gợi cho em suy nghĩ gì về tính cách của ông lão? - Vợ nói sao nghe vậy, làm vậy. - Nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của mụ vợ. => vô tình tiếp tay cho sự tham lam của mụ vợ. à đáng trách. 2. Nhân vật ông lão - cần cù, tốt bụng, thật thà. - nhu nhược, cam chịu, hèn nhát ? Trong truyện,cá vàng đã đáp ứng yêu cầu của mụ vợ mấy lần? Đó là cách cá vàng trả ơn ai? Vậy cá vàng trước hết tượng trưng cho cái gì? - tượng trưng cho sự biết ơn. ? Sự phản ứng của cá vàng trong lần thứ 5 ra sao? - Khi nghe ông lão nói (lần thứ 5), khác với những lần trước, “cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. ? Vì sao lần thứ năm cá vàng chẳng những không giúp mà còn trừng trị đích đáng? - Vì cá nghe được hai điều ông lão nói về mụ vợ: + muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển; + để bắt cá vàng phải hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ. à Những lần trước cá vàng đều tỏ ra rộng lượng và nhượng bộ trước những yêu cầu của mụ vợ. Nhưng lần này thì quá mức và không thể chấp nhận được. Vì thế phải trừng trị, và ở đây cá vàng đã trừng phạt mụ vợ về cả hai tội tham lam và bội bạc – đặc biệt là tội bội bạc. Đó chính là sự trừng phạt đích đáng đối với những người xấu xa, bạc ác. ? Vậy qua sự trừng phạt đó ta thấy cá vàng đại diện cho điều gì? à là nhân vật thử thách và đánh giá lòng tham của con người đại diện cho ước mơ của nhân dân về công lí và hạnh phúc. 3. Nhân vật Cá vàng - tượng trưng cho sự biết ơn. - đại diện cho công lí của nhân dân. =>Là nhân vật thử thách và đánh giá lòng tham. Hoạt động 3: Tổng kết -GV trình chiếu câu hỏi thảo luận: ?Truyện cổ tích này ca ngợi, phê phán điều gì và nêu lên bài học gì cho con người và cuộc sống? -GV: Truyện còn nêu lên bài học về lao động chân chính và phải đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu,cái ác. ? Em có nhận xét gì về những hình ảnh ở cuối truyện?Những hình ảnh này xuất hiện ở phần nào của truyện? Kết thúc truyện có giống như trong các truyện cổ tích thông thường khác không? - kết thúc không có hậu. ? Trong truyện 5 lần ông lão ra biển để xin cá vàng giúp đáp ứng các đòi hỏi của mụ vợ. Em có nhận xét gì về 5 lần đó? (có giống nhau không? Các đòi hỏi của mụ vợ, phản ứng của cá vàng, biểu hiện của biển xanh). ? Nhận xét về hình ảnh, tính cách của hai nhân vật ông lão và mụ vợ? ? Trong truyện có yếu tố nào là hoang đường, kì ảo? - Cá vàng biết nói - Các ước muốn được ngay. _GV: Truyện cổ tích bằng thơ của Puskin vừa theo mô típ truyện cổ tích dân gian thông thường: mô típ vật trả ơn; mô típ thử thách lòng tham; mô típ trừng trị thích đáng vừa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của ông trong việc xây dựng kết cấu vòng tròn, ... vả lại khi sáng tác truyện cổ tích này, Puskin còn kín đáo gửi vào tác phẩm sự lên án, chống đối chế độ Nga hoàng tàn ác đương thời. Qua hình tượng nhân vật ông lão, Puskin muốn thức tỉnh nhân dân Nga : không thể bạc nhược trước sự tàn bạo, điên cuồng của Nga hoàng mà phải đứng lên đấu tranh chống lại chế độ. => đây là lớp nghĩa vượt ra khỏi nội dung truyện cổ tích. 1. Nội dung: - Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu; - Phê phán và nêu lên bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. 2. Nghệ thuật: - Kết cấu vòng tròn - Tình huống truyện lặp lại, tăng tiến. - Đối lập giữa các nhân vật. - Có các yếu tố hoang đường, kì ảo. - Xây dựng các hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa. 3.Củng cố, luyện tập - HS diễn hoạt cảnh 1 tình huống truyện theo kiểu phân vai. 4. Hướng dẫn học bài: - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Tài liệu đính kèm: