I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được nhân vật và sự kiện trong truyền thuyết Sự tích hồ Gươm. Truyền thuyết địa danh. Cốt lõi lịch sử trong chuỗi truyền thuyết về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết. Phân tích thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện. Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo, giàu ý nghĩa trong truuyện.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức: 6A3 .
6A4 .
Ngày soạn: 23 / 8 / 2014 Ngày giảng 6A3 6A4 Tiết 13 - Bài 4 Hướng dẫn đọc thêm Văn bản SỰ TÍCH HỒ GƯƠM ( Truyền thuyết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm được nhân vật và sự kiện trong truyền thuyết Sự tích hồ Gươm. Truyền thuyết địa danh. Cốt lõi lịch sử trong chuỗi truyền thuyết về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết. 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết. Phân tích thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện. Kể lại được truyện. 3. Thái độ: Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo, giàu ý nghĩa trong truuyện. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài. III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: 6A3.. 6A4... 2. Kiểm tra bài cũ - Em hiểu thế nào là sự việc trong văn tự sự? Nêu 7 sợ việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình. Cho Hs xem ảnh Hồ Gươm. Gv giới thiệu: “Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực, Bên hồ, ngọn tháp Bút Viết thơ lên trời cao." Giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Lúc đầu Hồ Gươm có tên gọi là Hồ Lục Thuỷ, Hồ Tả Vọng... Đến thế kỷ 15, hồ mới mang tên là Hồ Gươm. Vậy, tại sao người ta đổi tên Tả Vọng, Lục Thuỷ thành Hồ Gươm? Tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau hiểu được điều đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung - Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hướng dẫn đọc: Đọc giọng chậm rãi gợi không khí cổ tích. GV đọc mẫu - Gọi hs đọc. Gv nhận xét. * Em hãy kể lại truyện? Gợi ý: Hs có thể kể lại từng đoạn. * Nêu bố cục của truyện? 3 phần 1. Mở truyện: Giới thiệu Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 2. Thân truyện: Diễn biến..... đến Lê Lợi trả lại gươm. 3. Kết truyện: Đổi tên thành Hồ Gươm.... * Nhân vật chính trong truyện là ai? Truyện kể về vấn đề gì? Kể về Lê Lợi chống giặc Minh thế kỉ XV. Giải thích nguồn gốc tên gọi địa danh Hồ Gươm. * Em hiểu thế nào là truyền thuyết địa danh? Là loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của 1 địa danh. I. Tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Kể 3. Bố cục: 3 phần Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Gọi học sinh đọc phần I * Vì sao đức Long Quân quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần? Do khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, thường xuyên thua trận. LQ cho mượn để tăng sức mạnh cho nghĩa quân để đánh thắng kẻ thù mạnh. * Học sinh kể tóm tắt việc Lê Thận và Lê Lợi được trao gươm thần. (Có dị bản khác: Chuôi gươm ở trong lòng đất, lưỡi gươm ở đáy sông, vỏ gươm trên ngọn cây). * Em có nhận xét gì về cách Long Quân cho mượn gươm thần? Các chi tiết, sự việc như vậy có ý nghĩa gì? Đó chính là tính chất chính nghĩa “hợp lòng người, ứng mệnh trời” của nghĩa quân với quyết tâm tự nguyện chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân của nghĩa quân Lam Sơn mà đứng đầu là Lê Lợi. Lưỡi gươm sáng ngời 2 chữ “Thuận thiên” là nói lên ý muốn dân đã trao phó trách nhiệm cho Lê Lợi, cho nghĩa quân Lam sơn. Gươm chọn người, chờ người mà dâng và người đã nhận gươm là nhận trách nhiệm đất nước, dân tộc. - Sự kiện làm chúng ta nhớ lại âm vang tiếng của cha ông “kẻ miền núi.lời hẹn”. * Trong tay Lê Lợi gươm thần phát huy tác dụng như thế nào? Sức mạnh của nghĩa quân tăng lên gấp bội nhờ có gươm thần. Lòng yêu nước, căm thù giặc, đoàn kết của nhân dân lại được trang bị vũ khí thần diệu -> cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. * Vì sao Long Quân cho đòi gươm báu? Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần là cái cày, cái cuốc, cuộc sống lao động dựng xây đất nước. “ Giặc đuổi xong rồi trời xanh thành tiếng hát”. Đó là tiếng hát của cuộc sống hoà bình, tươi đẹp bởi cuộc sống đó được tạo dựng bởi bàn tay lao động của những con người “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. * Hãy miêu tả lại cảnh đòi gươm và trao lại gươm thần. Cảnh đó có ý nghĩa như thế nào? Cảnh tượng này có khác gì một buổi bàn giao nhiệm vụ của 2 thời kỳ lịch sử để đưa dân tộc bước sang trang mới. * Em có nhận xét gì về địa diểm khởi nghĩa và địa điểm trả gươm? ý nghĩa của chi tiết này? - Nơi mượn gươm là Thanh Hóa vì là nơi phát tích của khởi nghĩa. - HN là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước đại diện cho 2 trang lịch sử: * Trình bày các yếu tố nghệ thuật thể hiện trong truyện? - Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện của nhân dân sử dụng chi tiết kì ảo. tạo sự việc hấp dẫn * Nêu ý nghĩa của truyện? - Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca gợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh của Lê Lợi, tinh thần đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn muợn gươm thần: - Hoàn cảnh: + Giặc Minh xâm lược nước ta - K/N gặp khó khăn. + Lê Thận 3 lần đánh cá đều kéo lên được lưỡi gươm với 2 chữ "Thuận thiên”. + Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi bắt được chuôi gươm trên ngọn cây nạm ngọc. => Chi tiết hoang đường nhưng hàm ý sâu xa: 2. Nguồn gốc lịch sử của địa danh Hồ Gươm. - Nhân dân đã đánh đuổi giặc Minh xâm lược, đất nước đã thanh bình, nhà vua ngự trên thuyền rồng ở hồ Hoàn kiếm.. - Rùa Vàng đòi lại gươm báu. * Ghi nhớ /sgk 43 Hoạt động 4: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não * Chi tiết nào trong truyện làm em thích nhất? Vì sao? HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM - Đại diện nhóm trình bày bài tập. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập. - GV kết luận - cho điểm khuyến khích. III. Luyện tập - Đọc thêm Ấn kiểm Tây Sơn. - Luyện đọc từng đoạn trong văn bản. - Luyện kể truyền thuyết. 4. Củng cố - Câu hỏi 6 (Sgk), ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm thần. - Kể tóm tắt lại chuyện. - Nội dung và nghệ thuật của truyện. 5. Hướng dẫn HS tự học - Học thuộc phần ghi nhớ. - Kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình. - Làm bài tập 3, 4 (Sgk - T.43). Làm bài tập 1, 3 (SBT - T.20). - Chuẩn bị bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày soạn: 24 / 8 / 2014 Ngày giảng 6A3 6A4 Tiết 14 - Bài 4 CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong văn tự sự. Bố cục của bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự. 3. Giáo dục: ý thức làm bài văn tự sự II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài. III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: 6A3.. 6A4... 2. Kiểm tra bài cũ - Em hãy kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình. Muốn hiểu bài văn tự sự trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó, sau đó tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy, chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không? Làm thế nào để xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm văn học? Tiết học này giới thiệu bài tự sự hoàn chỉnh gồm chủ đề và dàn bài, Chuẩn bị cho các em làm bài viết thứ nhất. Hoạt động 2: Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. - Mục tiêu: HS nắm được hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Hs đọc bài tập /44 * Bài văn nói về ai? Bài văn được chia thành mấy phần? Bài văn nói về Tuệ Tĩnh và được chia thành 3 phần * Phần thân bài của bài văn gồm mấy sự việc? Đó là những sự việc nào? + Phần thân bài của bài văn gồm 2 sự việc: (1)Tuệ Tĩnh từ chối chưa bệnh cho nhà quý tộc; (2) Tuệ Tĩnh chữa ngay cho con trai người nông dân * Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc? - Danh y Tuệ Tĩnh đã phải đứng trước sự lựa chọn: chữa cho chú bé nhà nghèo bệnh hiểm trước hay nhà quý tộc bệnh nhẹ hơn trước. - Và sự từ chối chữa cho ông nhà giầu trước mà để chữa ngay cho con trai người nông dân đã thể hiện thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh với bản lĩnh, với tấm lòng - Ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trước, không màng trả ơn. * Vậy chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. Vậy theo em câu chuyện trên có chủ đề gì? - Chủ đề của văn bản: Ca ngợi lòng thương người của danh y Tuệ Tĩnh - Đó là ý chính của văn bản này. * Hãy tìm xem, chủ đề đó được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? - Chủ đề được thể hiện cụ thể qua những câu văn: “hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh”; “người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông lại nói chuyện ân huệ”. - Nhan đề của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. * Chọn nhan đề thích hợp và nêu lý do? Nhan đề 1: Nêu lên tình huống buộc phải lựa chọn -> thể hiện phẩm chất cao đẹp của Tuệ Tĩnh. Nhan đề 2,3: Nhấn mạnh “tấm lòng”, “y đức” đó là khía cạnh tình cảm, là đạo đức nghề y, đạo đức nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh. * Ngoài ra có thể đặt các nhan đề: - Một lòng vì người bệnh. - Bệnh hiểm chữa trước. *Thế nào là chủ đề? GV: Chủ đề còn có thể được gọi là ý chủ đạo, ý chính của bài văn. Chủ đề có thể được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu văn nằm ở phần nào đó trong văn bản, cũng có thể được toát ra từ toàn bộ nội dung của truyện mà không nằm trực tiếp ở câu nào). * Chủ đề và sự việc có quan hệ với nhau như thế nào? Vì sao? - Có quan hệ chặt chẽ với nhau: Sự việc thể hiện chủ đề, chủ đề thấm nhuần sự việc. - Chủ đề bài văn tự sự thể hiện qua tính thống nhất giữa nhan đề, lời kể, nhân vật, sự việc.... * Bài văn trên chia làm mấy phần? Mỗi phần thực hiện những nhiệm vụ gì? Bài văn trên gồm 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu Tuệ Tĩnh và phẩm chất của ông(giới thiệu nhân vật và sự việc) - Thân bài: Kể câu chuyện thể hiện phẩm chất của Tuệ Tĩnh (kể diễn biến sự việc) - Kết bài: Kết thúc câu chuyện (kết cục của sự việc) * Trong 3 phần đó của bài văn tự sự, có thể thiếu, bỏ qua một phần nào không? Vì sao? Dàn bài của bài văn tự sự không thể thiếu phần nào trong 3 phần đó vì thiếu một trong 3 phần người đọc khó theo dõi, khó thấy được diễn biến, kết thúc câu chuyên như thế nào? => Trong 3 phần, phần đầu và cuối thường ngắn gọn, phần thân bài dài hơn, chi tiết hơn. * Vậy, dàn bài của bài văn tự sự có phải là bố cục của nó hay không? I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự 1. Chủ đề của bài văn tự sự : * Bài tập/sgk44 - Tuệ Tĩnh làm 2 việc: (1)Tuệ Tĩnh từ chối chưa bệnh cho nhà quý tộc; (2) Tuệ Tĩnh chữa ngay cho con trai người nông dân - Chủ đề của văn bản: Ca ngợi lòng thương người của danh y Tuệ Tĩnh - Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. 2. Dàn bài của bài văn tự sự - MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. - TB: kể diễn biến của sự việc - KB: kể kết cục của sự việc. * Ghi nhớ/ sgk 45 4. Củng cố - Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. 5. Hướng dẫn HS tự học - Học bài. BTVN - Chuẩn bị bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày soạn: 24 / 8 / 2014 Ngày giảng 6A3 6A4 Tiết 15 - Bài 4 - Tiếp theo CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong văn tự sự. Bố cục của bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự. 3. Giáo dục: ý thức làm bài văn tự sự II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài. III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: 6A3.. 6A4... 2. Kiểm tra bài cũ * Em hiểu như thế nào về sự việc và nhân vật trong văn tự sự ? * Dàn bài văn tự sự ? Dàn bài văn tự sự: Thường có 3 phần - Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. - Thân bài: Kể diễn biến của sự việc. - Kết bài: Nêu lên kết cục của sự việc. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình. Muốn hiểu bài văn tự sự trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó, sau đó tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy, chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không? Làm thế nào để xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm văn học? Tiết học này giới thiệu bài tự sự hoàn chỉnh gồm chủ đề và dàn bài, Chuẩn bị cho các em làm bài viết thứ nhất. Hoạt động 2: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não. Hoạt động 2: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não - Gọi hs đọc bài tập. * Cho biết yêu cầu của bài tập ? HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM - Đại diện nhóm trình bày bài tập. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập. - GV kết luận - cho điểm khuyến khích. Luyện tập Bài tập 1/ 45 a. Chủ đề: - Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành đối với vua của người nông dân. - Tố cáo, chế giễu thói tham lam của tên cận thần. * Nhan đề: Phần thưởng có 2 nghĩa: Một nghĩa thực và một nghĩa chế giễu, mỉa mai. + Đối với người nông dân, thưởng là khen thưởng. + đối với cận thần, thưởng là phạt. - Chủ đề: Toát lên từ toàn bộ nội dung của truyện. Thể hiện tập trung ở sự việc: người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó (không thể hiện ở câu cụ thể nào). b. 3 phần của truyện Mở bài: Câu đầu. Thân bài: Các câu tiếp theo. Kết bài: Câu cuối. c. So sánh: Truyện về Tuệ Tĩnh và Phần thưởng giống nhau về bố cục có 3 phần. Kết bài cả hai bài đều hay. - Khác nhau: + Mở bài bài Tuệ Tĩnh nói rõ ràng chủ đề. + Mở bài Phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống, toát lên từ toàn bộ nội dung truyện. + Kết bài bài Tuệ Tĩnh có sức gợi bài hết rồi mà thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc đời chữa bệnh mới. + Kết bài Phần thưởng là viên quan bị đuổi ra, còn người nông dân được thưởng. à Sự việc ở hai truyện có kịch tính, gây bất ngờ. Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu. Truyện Phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện. d. Câu chuyện thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ, ngoài dự kiến của tên quan và của người đọc, nhưng nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân. 4. Củng cố - Chủ đề trong văn tự sự là gì? - Bài văn tự sự thường có mấy phần?- Nhiệm vụ của từng phần?. - Mối quan hệ giữa sự việc, chủ đề, nhan đề của bài băn tự sự. 5. Hướng dẫn HS tự học - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 2 (Sgk - Trang 46) và bài tập 3, 4 (SBT - Trang 21). - Chuẩn bị bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày soạn: 26 / 8 / 2014 Ngày giảng 6A3 6A4 Tiết 16 - Bài 4 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm được cấu rúc, yêu cầu của đề văn tự sự. Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự. Những căn cứ để lập ý, lập dàn ý. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm bài văn tự sự. Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự. 3. Thái độ: Xác định đúng yêu cầu của đề và ý thức viết đúng bài văn tự sự II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài. III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: 6A3.. 6A4... 2. Kiểm tra bài cũ - Bài văn tự sự thường có mấy phần?- Nhiệm vụ của từng phần?. - Mối quan hệ giữa sự việc, chủ đề, nhan đề của bài băn tự sự. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình. Tiết trước các em đã học chủ đề và dàn ý bài văn văn tự sự. Muốn cho bài viết của mình đi đúng hướng, không đi lệch đề thì chúng ta phải làm gì? Để trả lời cho câu hỏi ấy, tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. - Mục tiêu: HS nắm được đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gọi hs đọc đề văn tự sự / sgk 47 * Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó? * Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể” có phải là đề tự sự không. + Các đề 3,4,5,6 không có từ kể nhưng đó là những đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về “những ngày thơ ấu”, “ngày sinh nhật”, “quê em đổi mới”, em đã lớn lên như thế nào? * Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào? Hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật những gì? * Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể người, kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật? * Muốn làm được một bài văn tự sự yêu cầu đầu tiên là gì? - Gọi hs đọc đề bài. * Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào? * Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ điều gì? Vì sao? - Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài. * Xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định những gì? * Em thích nhất truyện nào? + Chọn chuyện nào? (Thánh Gióng). * Truyện Thánh Gióng có chủ đề như vậy nên khi kể chúng ta nên bắt đầu kể từ đâu? * Kết thúc ở đâu? * Mở bài nên giới thiệu điều gì? * Vì sao phải giới thiệu nhân vật? - Vì không giới thiệu nhân vật thì truyện sẽ không có nhân vật và không kể được. * Nêu những sự việc tiếp theo của truyện Thánh Gióng? (Diễn biến). * Kết bài như thế nào? * Lập dàn ý là làm những việc gì? Nhằm mục đích gì? - Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự: 1. Đề văn tự sự: Sgk 47. - Đề 1,2: Yêu cầu + Kể chuyện. + Câu chuyện em thích + Bằng lời văn của em. - Đề 3,4,5,6: à Không có từ kể nhưng đó là những đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về “những ngày thơ ấu”, “ngày sinh nhật”, “quê em đổi mới”, em đã lớn lên như thế nào? + Từ ngữ trọng tâm yêu cầu cần làm nổi bật của từng đề: * Từ trọng tâm: (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em . (2) Kể chuyện về người bạn tốt . (3) Kỉ niệm ngày thơ ấu. - Ngày sinh nhật của em. - Quê em đổi mới. - Em đã lớn rồi. - Kể việc: 1, 3. - Kể người: 2, 6. - Tường thuật: 4, 5. - Muốn làm được bài văn, yêu cầu trước hết: tìm hiểu đề bằng cách đọc hiểu đề. 2. Cách làm bài văn tự sự. Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. a. Tìm hiểu đề: - Kể câu chuyện em thích: Em được tự do lựa chọn, không bắt buộc theo ý của người khác. - Bằng lời văn của em: Không được sao chép một văn bản có sẵn mà phải tự nghĩ ra (ngôn ngữ của mình). b. Lập ý: Là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chuyện. Thánh Gióng + Thể hiện chủ đề gì? (Chủ đề: Ca ngợi công lao người anh hùng Làng Gióng). c. Lập dàn ý: - Bắt đầu từ việc giặc Ân sang xâm lược, đứa bé nghe sứ giả rao tìm người tài giỏi đánh giặc, bảo mẹ gọi sứ giả vào. - Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. - Mở bài: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, cười. Một hôm sứ giả của vua..." - Thân bài: + Thánh Gióng bảo vua làm ngựa sắt, roi sắt. + Ăn khoẻ, lớn nhanh như thổi. + Khi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt được đem đến Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt ra trận. + Thánh Gióng xông trận, giết giặc. + Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí. + Thắng giặc, Thánh Gióng lên núi cỡi lại áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. - Kết bài: Vua nhớ công ơn, lập đền thờ ngay ở quê nhà. 4. Củng cố: Đề bài văn tự sự? 5. Hướng dẫn HS tự học - Học bài. - Chuẩn bị bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Tiếp. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày 29 tháng 8 năm 2014 TỔ TRƯỞNG ... Nguyễn Thị Thu Bồn Ngày 29 tháng 8 năm 2014 Người kiểm tra: Chu Thị Thu Trang
Tài liệu đính kèm: