Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 năm 2014

A. Mục Tiêu

 +Kiến thức : Học sinh có khả năng .hiểu nội dung, ý nghĩa truyện , Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng

 +Kỹ năng : Học sinh kể lại được truyện

 + Thái độ :Có thái độ tôn kính tổ tiên

B. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, SGK, tranh ảnh minh họa

- HS: SGK

C. Phương pháp:

- Quy nạp, phân tích, giảng – bình

D. Tiến trìnht

 I. ổn định: (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ: (5’)Hướng dẫn học sinh cách học môn Ngữ văn ,chuẩn bị vở viết gồm 4 quyển ( 1 q viết bài ;1 quyển soạn bài ở nhà ;1 q làm bài tập ở lớp và ở nhà ; 1 quyển làm giấy nháp ghi chép không được xé bỏ )Sẻ kiểm tra đột xuất vở các em .

 III. Bài mới: 1’

 Mỗi khi xuân về, trong mâm cỗ Tết của người Việt nam chúng ta không thể thiếu 2 thứ bánh: Bánh chưng, bánh giầy. Ngoài hình thức ra nó còn mang theo ý nghĩa sâu xa, lý thú. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ một truyền thuyết ở thời vua Hùng? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 457 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Lựa chọn từ điền vào chỗ trống:
a) Vây, dây, giây:
 Vây cá, sợi dây, giây phút, dây dưa, bao vây...
b) Viết, diết, giết:
Chữ viết, da diết, giết giặc...
c) Vẻ, dẻ, giẻ:
 Da dẻ, hạt dẻ, vẻ vang, giẻ rách, giẻ lau, mảnh dẻ...
Bài 3: Nghe đọc, viết đúng chính tả:
G: Đọc VD cho hs viết chính tả phân biệt phụ âm l/ n
H: Nghe – viết đúng chính tả:
 “Một lần Lan được điểm 10 đỏ chói. Nó liều lĩnh xông vào nơi mẹ làm việc là cơ quan Nông lâm thở sản. Bác Lai là bảo vệ nặng lời với Lan. Nó liền khoanh tay nói lí nhí mấy lời xin lỗi. Bác Lai khen nó nói năng lễ phép. Bác bảo con nhà nề nếp như Lan là chiếu cố. Vì vậy, bác liền lao lên nơi mẹ Lan làm việc. Mẹ mắng Lan non nớt, dại dột dám đến nơi quấy rầy bác Lai. Bác đỡ lời, nói Lan còn bé mà đã nết na, ngoan ngoãn nên thông cảm.
* H: Nêu yêu cầu BT1
G: Cho hs thảo luận, chia 4 nhóm, mỗi nhóm điền phụ âm đầu cho thích hợp vào chỗ trống:
Điền tr/ ch
s/ x
r/ d, gi
l/ n
H: Thảo luận – trình bày bảng (đại diện nhóm)
 1. Trái cây, chợ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre
 2. Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ
 3. Rũ rượi, rắc rỗi, giảm giá, giáo dục, rung rình, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giáo mác
 4. Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng
G: Yêu cấu hs đọc lại, phát âm đúng phụ âm đầu
H: Đọc, phát âm đúng
*H: Nêu yêu cầu BT2
G: Lựa chọn các từ điền vào chỗ trống:
vây, dây, giây
viết, diết, giết
vẻ, dẻ, giẻ
? Yêu cầu 3 hs lên bảng làm bài
H: 3 hs viết bảng. Dưới lớp làm vào vở. Nhận xét, sửa chữa
G: Nhận xét bổ sung
 a. Vây cá, sợi dây, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây
 b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết
 c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ vang, giẻ rách
H: Đọc, nêu yêu cầu BT3
G: Chọn s, x đển điền vào chỗ trống cho thích hợp?
 Yêu cầu hs trình bày bảng
H: 1 hs viết bảng. Dưới lớp viết vào vở
 Nhận xét, bổ sung, đọc lại cho đúng
G: Nhận xét
 “Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất. Sấm rền vang, chớp lóe sáng rạch xé cả không gian. Cây sung gia trước của sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên trận mưa dông sấm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng”
*H: Nêu yêu cầu BT
G: Điền từ thích hợp có vần “uốc” hoặc “uôt” vào chỗ trống?
H: Điền từ. Phát âm đúng
G: Nhận xét, bổ sung
 - Thắt lưng buộc bụng; buột miệng nói ra; cùng một giuộc; con bạch tuộc; thẳng đuồn đuột; quả dưa chuột; bị chuột rút; trắng muôt; con chẫu chuộc
H: Nêu yêu cầu BT
G: Viết hỏi hay ngã ở những chữ in nghiêng?
H: Làm bài dưới lớp.
 1 hs lên bảng
 Nhận xét, bổ sung
G: Nhận xét: Vẽ tranh, biểu quyết, dè bủi, bủn xỉn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ 
*H: Nêu yêu cầu BT
G: Chữa lỗi chính tả có trong những câu sau?
H: Trình bày, nhận xét, sửa chữa
G: Nhận xét, bổ sung
 - Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng
 - Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng, chặt cây, đốn gỗ
 - Có đau thi cắn răng mà chịu nghen
G: Đọc chính tả cho hs viết vào vở
H: Viết. Nhận xét sửa lỗi
 Nêu ý nghĩa của bài học
I. Tìm hiểu chung:
- Có thể nhận ra tiếng nói của các vùng miền dựa vào cách phát âm.
- Cách phát âm sai chuẩn thường dẫn đến cách viết không đúng chính tả.
II. Nội dung 
1. Đọc đúng chính tả
2. Nghe - Viết đúng chính tả
III. Luyện tập 
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5
Bài tập 6
Bài tập 7
	4. Củng cố:
	- Nhận xét ý thức và kết quả làm bài của học sinh
	5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại và kể chuyện dân gian đã học
	- Chuẩn bị cho phần văn học và Tập làm văn	
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG (tiếp)
PHẦN VĂN HỌC
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hs biết được một số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương Đăk Nông – Tây Nguyên
2. Kĩ năng: Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu, biểu diễn một trò chơi dân gian, hoặc sân khấu hóa một truyện cổ dân gian đã học.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập nhóm, cá nhân.
II. Chuẩn bị: 
 Gv: Sgk, sgv, giáo án.
 Hs: Sưu tầm truyện cổ dân gian hoặc trò chơi dân gian....
III. Phương pháp:
	Thuyết trình, thực hành, sắm vai.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
 3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Mỗi địa phương đều có những tác phẩm văn học dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa riêng của mình, chính những tác phẩm đó đã làm giàu kho tàng văn học dân gian Việt Nam...
 Hoạt động của Gv -Hs
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ.
Gv dùng sơ đồ câm yêu cầu học sinh ghi những nội dung thích hợp vào ô trống để khái quát những nội dung kiến thức đã học ở kì I:
*Kể lại một truyện dân gian ở địa phương.
? Kể tên những lễ hội văn hóa dân gian, những trò chơi dân gian ở mà em biết?
*Hoạt động 2: Thực hành
Gv chia 4 nhóm, mỗi nhóm tự chọn 1 trò chơi hoặc một truyện cổ dân gian tham gia biểu diễn, cả lớp nhận xét dánh giá và cho điểm từng nhóm.
G: - Tổng kết, đánh giá kết quả giờ học
 - Tổ chức: làng vui chơi, làng ca hát, tổ chức trò chơi: nhặt than, bổ củi, lộc ghẹ
H: Sư tầm các trò chơi dân gian: kéo co, vật, đua thuyền, giấu kim trong vòng tròn
G: So sánh văn hóa dân gian địa phương với văn học trong chương trình?
H: Tính tập thể
 Gần gũi với công việc
 Gắn với công việc
I. Các thể loại văn học dân gian đã học
Truyện dân gian
T/thuyết T/cổtích T/ ngụ ngôn Truyện cười
*
II. Những trò chơi dân gian và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ở ĐN - TN:
*Trò chơi dân gian :
- Đua voi.
- Voi kéo gỗ.
- Đẩy gậy.
- Đấu vật.
- Chọi gà...
*Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian 
Lễ hội: Đâm trâu.
Lễ hội: 
III. Biểu diễn trò chơi dân gian và diễn một truyện cổ dân gian đã học:
4. Củng cố: Gv sơ kết bài, biểu dương nhóm và cá nhân đã có sự chuẩn bị, tham gia vào bài học một cách tích cực.	
5. Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện.
 Ngày soạn: 13/12/2014
Tiết: 66 Ngày dạy: 16/12/2014
ÔN TẬP HỌC KỲ I
PHẦN VĂN HỌC
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hs biết được một số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương Đăk Nông – Tây Nguyên
2. Kĩ năng: Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu, biểu diễn một trò chơi dân gian, hoặc sân khấu hóa một truyện cổ dân gian đã học.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập nhóm, cá nhân.
II. Chuẩn bị: 
 Gv: Sgk, sgv, giáo án.
 Hs: Sưu tầm truyện cổ dân gian hoặc trò chơi dân gian....
III. Phương pháp:
	Thuyết trình, thực hành, sắm vai.
IV. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
 3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Mỗi địa phương đều có những tác phẩm văn học dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa riêng của mình, chính những tác phẩm đó đã làm giàu kho tàng văn học dân gian Việt Nam...
 Hoạt động của Gv -Hs
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ.
Gv dùng sơ đồ câm yêu cầu học sinh ghi những nội dung thích hợp vào ô trống để khái quát những nội dung kiến thức đã học ở kì I:
*Hs hoạt động nhóm:
- Hs trình bày những tác phẩm truyện dân gian ở địa phương mình mà nhóm đã sưu tầm được 
Kể lại một truyện dân gian ở địa phương.
? Kể tên những lễ hội văn hóa dân gian, những trò chơi dân gian ở mà em biết?
*Hoạt động 2: Thực hành
Gv chia 4 nhóm, mỗi nhóm tự chọn 1 trò chơi hoặc một truyện cổ dân gian tham gia biểu diễn, cả lớp nhận xét dánh giá và cho điểm từng nhóm.
G: - Tổng kết, đánh giá kết quả giờ học
 - Tổ chức: làng vui chơi, làng ca hát, tổ chức trò chơi: nhặt than, bổ củi, lộc ghẹ
H: Sư tầm các trò chơi dân gian: kéo co, vật, đua thuyền, giấu kim trong vòng tròn
G: So sánh văn hóa dân gian địa phương với văn học trong chương trình?
H: Tính tập thể
 Gần gũi với công việc
 Gắn với công việc
I. Các thể loại văn học dân gian đã học
Truyện dân gian
T/thuyết T/cổtích T/ ngụ ngôn Truyện cười
*Những tác phẩm văn học dân gian ở địa phương: 
II. Những trò chơi dân gian và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ở ĐN - TN:
*Trò chơi dân gian :
- Đua voi.
- Voi kéo gỗ.
- Đẩy gậy.
- Đấu vật.
- Chọi gà...
*Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian 
Lễ hội: Đâm trâu.
Lễ hội: 
III. Biểu diễn trò chơi dân gian và diễn một truyện cổ dân gian đã học:
4. Củng cố: Gv sơ kết bài, biểu dương nhóm và cá nhân đã có sự chuẩn bị, tham gia vào bài học một cách tích cực.	
5. Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết hoạt động ngữ văn:
Tuần: 18	Ngày soạn: 16/12/2013
Tiết: 70=71	Ngày dạy: 17
 Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
I. Mục tiêu cần đạt: 	
 Qua bài kiểm tra tổng hợp cuối kì nhằm đánh giá Hs:
- Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức vào bài làm. Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân môn: VH - TV - TLV của môn ngữ văn trong 1 bài kiểm tra
- Năng lực vận dụng PTTS (kể chuyện) nói riêng và các kĩ năng TLV nói chung để tạo lập 1 bài viết
II. Chuẩn bị:
 G: Qui chế thi, đề của PGD
 H: Ôn tập theo câu hỏi 
III. Phương pháp:
 Thực hành
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định, KTSS:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
 3. Bài mới:
 G: Phát đề cho Hs
 H: Làm bài
* Đề bài (Đề của PGD) & Hội đồng coi thi , giám thị do hội đồng coi thi phân công
4. Củng cố:
5. HDVN:
- Sưu tầm một số truyện dân gian, phong tục tập quán, sinh hoạt dân gian ở địa phương.
Tuần: 19	Ngày soạn: 23/12/2012
Tiết: 72	Ngày dạy: 24-25/12/2012
Trả bài KT học kì I
Ôn luyện kiến thức Ngữ Văn Học kỳ I
I. MỤC TIÊU
	- Trả bài cho hs, giúp hs nhận rõ những ưu, nhược điểm trong bài văn của mình, trên cơ sở đó củng cố lại những kiến thức đã học trong học kì I
	- Giáo dục tính cẩn thận, đọc kĩ yêu cầu khi làm bài
II. CHUẨN BỊ
	- GV: SGK, SGV, giáo án, bài kiểm tra.
	- HS: SGK, chuẩn bị bài
III. PHƯƠNG PHÁP
	 Thuyết trình, phân tích, nhận xét, đánh giá
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
	1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	 3. Bài mới: 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm .8 = 2 )
 Mã đề
Câu 
 258
 498
 334
 628
1 
B
A
D
D
2
C
C
C
B
3
C
C
B
A
4
D
D
C
D
5
A
D
C
D
6
B
D
B
D
7
A
C
D
D
8
D
D
A
D
Hoạt động I: Phân tích và tìm hiểu đề Bài Tập làm văn Học kỳ I
- GV ghi đề bài lên bảng
- HS nêu yêu cầu chung của đề bài?
- GV cho HS thảo luận nhóm 3 phút lập dàn ý cho đề bài trên
-> GV nhận xét, chỉnh sửa và ghi lên bảng 
Hoạt động II: Nhận xét chung, đánh giá bài viết, sửa lỗi cụ thể cho HS 
+ GV nhận xét ưu- khuyết điểm trong bài viết của HS
+ GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhau
Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi
HS chữa lỗi riêng
- GV chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu
- GV đọc trước lớp bài khá nhất, bài yếu của học sinh để các em khác rút kinh nghiệm cho bản thân 
GV Trả bài - Ghi điểm
I. Phân tích và tìm hiểu đề:
 Đề bài: 
àYêu cầu chung:
 - Văn Tự sự , kể về một người thân của em
 - Chữ viết rõ ràng, chính xác không sai chính tả, bố cục rõ ràng
 - Học sinh xác định đúng ngôi kể: ngôi thứ 1
II. Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1( 2 điểm )
a ) Truyện cười : Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội ( 1 điểm )
b ) Ý nghĩa của truyện “ Ếch ngồi đáy giếng “ : Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết ,không chủ quan kiêu ngạo ( 1 điểm )
Câu 2 ( 6 điểm )
I . Về kỹ năng :
- Học sinh biết vận dụng kiến thức về văn Tự sự để đáp ứng ứng yêu cầu của đề .
- Bố cục của bài viết chặt chẽ , mạch lạc .
- Dùng từ đặt câu chính xác .
-Hành văn trong sáng .
II . Về kiến thức : 
A . Mở bài : 
Giới thiệu về người thân 
-Ấn tượng của em về người thân đó 
B . Thân bài :
- Đặc điểm tính cách nỗi bậc của người em kể 
-Người đó giúp đỡ bảo ban em như thế nào ?
+ Trong học tập 
+ Trong cuộc sống
-Những kỉ niệm sâu sắc về người thân không thể nào quên 
-Tình cảm của em và người đó ra sao ?
C . Kết bài :
-Niềm hạnh phúc của bản thân khi có được người như vậy 
-Suy nghĩ của em và tình cảm đối với người đó .
III . Chuẩn cho điểm : 
Cho điểm 6 : Khi bài viêt trình bày tốt các yêu cầu trên 
 -Cho điểm 4-5 : Khi bài viêt đáp ứng tương đối đủ ý nhưng còn mắc một số lỗi nhỏ
 - Cho điểm 3 : Khi bài viết đạt dược một nủa yêu cầu trên .
 - Cho điểm 1-2 : Khi bài viết trình bày được một số ý cơ bản , diễn đạt lủng củng , bố cục không rõ ràng .
 -Cho điểm o : Khi bài viết lạc đề .
 Lưu ý : 
 Trên đây là những định hướng chung , người chấm tùy vào bài làm của học sinh để cân nhắc cho điểm một cách chính xác , tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc , không làm hạ thấp yêu cầu của đáp án và chuẩn cho điểm , khuyến khích những bài viết sáng tạo , có cảm xúc .
II. Nhận xét chung, đánh giá bài viết của HS 
a) Ưu điểm: 
- Về hình thức: đảm bảo yêu cầu của một bài văn. 
- Biết kể về người thân của mình.
b) Nhược điểm:
 Phần trọng tâm sơ sài, viết số rất nhiều trong bài làm
 Một số tả dài dòng, gây cảm giác nhàm chán 
 Một số ít chấm câu tuỳ tiện, hoặc không chấm câu cả đoạn văn dài. 
 Một số ít dùng từ không chính xác, lỗi chính tả, lỗi lặp từ. 
Trình bày bẩn, gạch tẩy bừa bãi, không viết hoa danh từ riêng hoặc sau dấu chấm không viết hoa. 
à Chữa lỗi cụ thể:
- Lỗi diễn đạt: Lủng củng, chưa gãy gọn 
- Lỗi dùng từ: 
Ông rất hiền nhưng cũng có lúc ông rất ác
Mỗi khi em mắc khuyết điểm, ông không hay chưởi bới 
Mỗi khi em gặp nỗi đau
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu. 
 - Chính tả: - Sai nhiều lỗi chính tả 
 (dậy em, trăm sóc, chữ sấu, sâu sa, bận dộn..) 
 Viết số, viết tắt , đặc biệt là viết số trong bài làm
 - Nhiều bài chưa viết được, làm đối phó.
 L
 Ơ
 ĐIỂM
 0→3,3
 ĐIỂM
 3,5→4,8
 ĐIỂM
 5→6,3
 ĐIỂM
 6,5→7,8
 ĐIỂM
 8→10
TỔNG SỐ HỌC SINH
 1 2	 3	 4	 5	6	7
 P
TS
Nữ
DT
TS
Nữ
DT
TS
Nữ
DT
TS
Nữ
DT
TS
Nữ
DT
TS
Nữ
DT
6A8
3
1
0
6
2
0
11
3
0
19
6
0
 7
7
0
46
19
0
6A9
7
1
2
6
1
13
2
1/1
12
9
0
 6
5
0
44
18
3/1
6A10
0
0
0
0
0
0
14
6
1/1
15
4
2/2
17
8
0
46
18
3/3
6A
0
0
0
0
0
0
 TC
10
2
2
12
3
0
52
16
3/2
65
27
2/2
40
27
2
179
75
4. Củng cố: Xem lại phương pháp làm bài tự sự 
5. Dặn dò: 
 Chuẩn bị tiết 73-74 Bài học đường đời đầu tiên Học kỳ II
********************************************************************
HỌC KÌ : II - Tuần: 20	
 Tiết: 73-74
 Ngày soạn : 23/12/2013 	
 Ngày dạy: 23→04/01/2014
 Văn bản:
Bài học đường đời đầu tiên
	 ( Tô Hoài )
I. Mức độ cần đạt:
- Giúp hs hiểu được nội dung, ý nghĩa của “Bài học đường đời đầu tiên”.
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
II. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
	1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
	2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhận vật.
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. Phân tích các nhân vật trong đoạn trích. Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
	3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh sống thân ái đoàn kết với mọi người.
III. Chuẩn bị
	- GV: Nghiên cứu SGK, SGV, giáo án, tìm hiểu về nhà văn Tô Hoài
	- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
IV. Phương pháp
	Đoc, phân tích, giảng – bình, vấn đáp, nêu vấn đề.-Trình chiếu máy Vi tính
V. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:
	 2. Kiểm tra bài cũ:
	KT sự chuẩn bị của học sinh
	 3. Bài mới: 
	Kết thúc thể loại truyện trung đại ở học kỳ I chúng ta làm quen với thể loại truyện hiện đại, “Dế Mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm đầu tiên và là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi, truyện viết về thể giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động, hóm hỉnh đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội của con người và thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ ham hiểu biết, trọng lẽ phải khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho mục đích cao đẹp nhưng với tính xốc nổi, kiêu căng của tuổi mới lớn Mèn đã phải trả giá đắt bằng một bài học đường đời đáng nhớ. Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
G: Yêu cầu hs đọc chú thích SGK/ 8
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài?
H: Tô Hoài lớn lên ở quê ngoại .
 - Tác giả viết văn từ trước CMT8
 - Có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng
G: Giải thích bút danh Tô Hoài. Kỉ niệm và ghi nhớ quê hương: Sông Tô Lịch, huyện Hoài đức. Ông sáng tác rất nhiều các tác phẩm, nhiều thể loại cho mọi đối tượng. 
 Truyện thiếu nhi: Võ sĩ Bọ ngựa, Đàn chim gáy, chú Bồ Nông ở Samacan, cá đi ăn thề. 
 Truyện người lớn về đề tài miền núi và Hà Nội: Vợ chồng Aphủ, Miền Tây: Người ven thành, Cát bụi chân ai,  hơn 150 tác phẩm.
? Bài học được trích ở tác phẩm nào?
? Em hiểu gì về tác phẩm này?
H: Kể vắn tắt nội dung truyện theo phần đọc thêm SGK.
G: Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài được sáng tác năm ông 21 tuổi dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ ở vùng Bưởi quê hương, tên thể loại là kí, nhưng thực chất vẫn là 1 truyện tiểu thuyết đồng thoại, với 2 nghệ thuật chủ yếu là tưởng tượng và nhân hóa. Tác phẩm được in nhiều nhất được chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối.
* Nêu yêu cầu khi đọc truyện
G: Đọc mẫu 1 đoạn. Yêu cầu hs đọc phân vai
G: - Phần đầu: Giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, cần chú ý từ ngữ miêu tả
 - Phần sau: Chú ý giọng đối thoại
 - Phần cuối: Giọng chậm buồn, sâu lắng
? Em hãy chỉ ra các sự việc chính trong đoạn trích?
H: 3 sự việc:
 - Dế Mèn coi thường Dế choắt
 - Dế Mèn trêu chị Cốc 
 - Sự ân hận của Dế Mèn
? Qua tìm hiểu phần chú thích em hiểu ntn là vũ, hùng dũng, cơ sự, gi- lê?
H: Dựa vào chú thích, giải thích
G: Những từ đó có phải là từ thuần việt?
H: Trả lời
? Đoạn trích được chia làm mấy phần ?
H: 2 đoạn
? Hãy nhận xét về bố cục văn bản? Tóm tắt nội dung chính?
H:- Phần 1: Từ đầu  thiên hạ rồi: Miêu tả hình dáng, tính cách Dễ mèn
- Phần 2: Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
? Văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào?
? Truyện được kể bằng lời kể của nhân vật nào? Ngôi kể? Qua nghệ thuật gì?
H: Dế Mèn tự xưng tôi, kể chuyện mình ngôi thứ nhất (nghệ thuật nhân hóa)
? Ngay từ đầu văn bản Dế Mèn đã cho thấy mình là người ntn?
H: Là 1 chàng dế thanh niên cường tráng
? Em hiểu ntn là thanh niên cường tráng?
? Chàng dế thanh niên cường tráng ấy hiện lên qua những nét phác họa nào?
H: Hình dang
 - Càng: Mẫm bóng
 - Vuốt: cứng, nhọn hoắt
 - Cánh: dài chấm đuôi
 - Đầu to nổi từng tảng
 - Răng: đen nhánh
 - Râu dài uốn cong
 - Cả người: 1 màu nâu mẫm bóng
? Những từ ngữ nào có tác dụng khắc họa hành động anh chàng Dế Mèn?
H: Hành động
 - Đạp phanh phách
 - Vũ phành phạch
 - Nhai ngoàn ngoạp
 - Đi đứng oai vệ làm điệu nhún nhảy
 - Cà khịa với mọi người
 - Quát cào cào, đá ghẹo anh vọng gó
? Em nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Tác dụng của cách dùng từ đó?
H: Dùng những động từ, tính từ, từ láy
? Thử thay những tính từ miêu tả bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa khác?
H: - Cường tráng: Khỏe mạnh, to lớn, mạnh mẽ
 - Hủn hoẳn: Rất ngắn 
? Nhận xét về trình tự miêu tả?
H: Khái quát từng bộ phận gắn liền hình dáng, hành động
? Qua ngòi bút miêu tả em thấy Dế Mèn hiện lên là 1 chàng dế ntn?
H: Khỏe mạnh, cường tráng, đầy sức sống thanh niên
G: Liên hệ với 1 số thanh niên đương thời
H: Tự liên hệ
? Qua hành động của Dế Mèn em thấy tính nết Dế Mèn hiện ra ntn?
H: Yêu đời, tự tin, kiêu căng...
? Em đánh giá ntn về nhân vật Dế mèn ở đầu văn bản? Nghệ thuật đặc sắc là gì?
H: - Nét đẹp: Trong hình dáng
 - Chưa đẹp trong tính nết: Kiêu căng, tự phụ không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu
G: Có thể nói ở DM có nét đẹp trong hình dáng và cái chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp trong hình dáng của DM là khỏe mạnh, cường tráng, đầy sức sống thanh niên thể hiện trong từng bộ phận của cơ thể trong dáng đi và hành động. Nét đẹp trong tính nết là yêu đời, tự tin song DM cũng có nét chưa đẹp trong tính nết đó là kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu. Đây là 1 đoạn văn rất đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật tả vật bằng cách nhân hóa cao độ, dùng những tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác: Cho ta thấy DM cường tráng khỏe mạnh và kiêu căng hợm hĩnh, lỗ bịch mà không tự biết. Vậy với tính cách đó sẽ dẫn đến hậu quả gì?
HẾT TIẾT 73 CHUYỂN SANG TIẾT 74
G: Gọi HS đọc lại đoạn cuối truyện? Nội dung đoạn này là gì? 
? Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt như thế nào? Thái độ đó thể hiện điều gì của Mèn? 
- Mèn đặt tên cho Choắt 
- Mèn trịch thượng kể cả gọi “chú mày” .
- Không cho thông hang, mắng Choắt
? Những chi tiết DM khinh thường Dế Choắt?
H: - Dế Choắt như gã nghiện thuốc phiện
 - Cánh ngắn, râu 1 mẩu
 - Mặt mũi ngẩn ngẩn, ngơ ngơ
 - Hôi như cú mèo
G: Thái độ đó càng tô đậm tính nết gì của Dế Mèn?
H: - Có lớn mà không có khôn 
 Gọi Dế Choắt là chú mày
 Kiêu căng, coi thường bạn, tàn nhẫn với bạn: nói sướng miệng, xì 1 hơi rõ dài, khinh khỉnh mắng không 1 chút bận tâm
G: Hết coi thường Dế Choắt DM lại trêu chị Cốc? Vì sao DM lại dám gây sự với chị Cốc?
H: - Muốn ra oai với Dế Choắt
 - Chứng tỏ đứng đầu thiên hạ
G: Em có nhận xét gì về cách Dế Mèn gây sự với chị cốc?
H: Sấc xược vô lễ
G: Đó có phải là hành động dũng cảm không?
G: Mang tính kiêu căng cùng với tính nghịch ranh DM đã gây ra chuyện gì?
H: - Không dũng cảm mà ngông cuồng vì nó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng
G: Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? Hành động của DM lúc này ra sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docCon Rồng cháu Tiên - Trần văn Phượng.doc