Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàng Thanh Hải

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Gv giúp học sinh

 Hiểu và cảm nhận được nội dung , ý nghĩa của truyền thuyết “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Sông Hồng thủa các Vua Hùng dựng nước, nhằm phản ánh ước mơ của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình. Nắm được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện: sử dụng nhiều yếu tố kì lạ, hoang đường.

 Rèn kĩ năng đọc –hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại; Nắm bắt các sự việc chính trong truyện ;Xác định ý nghĩa của truyện ; Kể lại được truyện.

 Giáo dục ý thức phòng chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :Tự nhận thức giá trị của sức mạnh phòng chống thiên tai, lũ bão Trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong văn bản.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :Động não suy nghĩ về ý nghĩa của việc phòng chống thiên tai , bão lũ, bảo vệ cuộc sống.Thảo luận, trình bày về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :Bảng phụ ghi sẵn các sự việc của văn bản, tranh ảnh phòng chống thiên tai.

 

doc 23 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàng Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp dẫn, không có ý nghĩa.
 - Vì văn tự sự phải gồm một chuỗi các sự việc, sự việc này đ sự việc kia và cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
? Cho nên có thể nhận xét, đánh giá cuộc thi tài lần thứ nhất của Sơn Tinh - Thuỷ Tinh như thế nào?
à Cuộc thi tài lần thứ nhất chưa phân thắng bại.
? Trước tài năng đó của 2 thần, thái độ của vua ntn? Xử lí ra sao?
 . Vua băn khoăn, mời lạc hầu vào bàn bạc, thách cưới bằng cách: Đưa ra yêu cầu: Sính lễ “Một trăm...một đôi” ai mang đến sớm thì được vợ.
? Em hiểu gì về sính lễ này? Hình ảnh sính lễ đã gặp ở đâu?
 - Sính lễ là những vật nhà trai mang đến nhà gái xin cưới.
- Sính lễ mà Vua Hùng đòi hỏi là những sản phẩm của nghề nông: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng ” đ sính lễ này đã gặp trong các truyện “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”.
? Em có suy nghĩ, nhận xét gì về sính lễ mà vua Hùng đưa ra ( có ở đâu, có gì đặc biệt)?
 Qua đó em thấy thái độ Vua Hùng kín đáo nghiêng về ai?
- Sính lễ là những sản phẩm của nghề nông và những sản phẩm quý hiếm kì lạ của núi rừngà thể hiện thái độ coi trọng nghề nông và những sản vật quý hiếm à vua Hùng kín đáo nghiêng về Sơn Tinh.
? Chính vì lễ vật như vậy cho nên kết quả cuộc thi tài lần 2 như thế nào?
àLần 2: Sơn Tinh đã thắng Thuỷ Tinh .
? Theo em ở lần 2 Thuỷ Tinh cò tài giỏi không?
- ở lần 2 Thuỷ Tinh cũng rất tài giỏi mặc dù những lễ vật của Sơn Tinh là sản vật của nghề nông của núi rừng rất dễ tìm. Nhưng Thuỷ Tinh cũng tìm được, tìm đủ nhưng chỉ vì chậm hơn một tí mà không lấy được vợ.
Gv: Dường như Thuỷ Tinh đã nhận thấy được điều này mình chỉ kém tài Sơn Tinh một tí thôi mà chịu thua, chịu mất vợ và cũng có lẽ Thuỷ Tinh đã nhận ra Vua Hùng đã có cảm tình với Sơn Tinh cho nên đưa ra những lễ vật như thế vì vậy mà thần đã nổi máu ghen.
? Và từ sự việc “Sơn Tinh lấy được Mị Nương” đã dẫn đến sự việc gì?
 b. Cuộc giao tranh giữa hai thần 
? Nhập vai Sơn Tinh kể lại cuộc giao tranh?
? Trong cuộc giao tranh này điều gì khiến em ngạc nhiên? (có những chi tiết nào kì lạ)
 - Thuỷ Tinh : hô mưa, gọi gió đ giông bão nước ngập ruộng đồng, nhà cửa.
 - Sơn Tinh: bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đ ngăn nước. Nước dâng cao bao nhiêu đồi núi dâng cao bấy nhiêu.
 àKết quả: Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh đ hằng năm ...
? Em có nhận xét gì về những chi tiết này? (ý nghĩa gì)
 - Những chi tiết kì ảo này đã chứng tỏ người xưa có trí tưởng tượng rất phong phú làm cho câu chuyện trở nên ly kì hấp dẫn.
 - Mâu thuẫn (kịch tính)của truyện đã được đẩy lên mức độ quyết liệt, đỉnh cao (học sinh không nói được thì cho so sánh với phần trước).
 - Thuỷ Tinh với những phép ấy tượng trưng cho sức phá hoại ghê gớm của nạn lũ lụt xảy ra hằng năm ở đồng bằng Sông Hồng đ Thuỷ Tinh trở thành một hung thần.
 - Gv: Thuỷ Tinh tượng trưng cho bốn tai hoạ hàng đầu, đáng sợ nhất của con người: Thuỷ, hoả , đạo, tặc...
 - Sơn Tinh cùng những tài năng của thần tượng trưng cho ý chí và sức mạnh chống thiên tai lũ lụt của nhân dân ta là mơ ước chiến thắng thiên tai của con người xưa.
 - Chiến thắng của Sơn Tinh biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong công cuộc trị thuỷ ở lưu vực Sông Đà và Sông Hồng.
 - Sơn Tinh là phúc thần đ Đức thánh Tản Viên đ tứ bất tử.
? Việc Sơn Tinh lấy được Mị Nương có ý nghĩa gì? 
 - Đề cao quyền lực của các Vua Hùng và chiến công dựng nước của người Việt cổ trong thời đại các Vua Hùng.
? Sự việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh trong cuộc giao tranh thể hiện sức mạnh chống thiên tai và ước mơ chiến thắng thiên nhiên mà Sơn Tinh lại là con rể Vua Hùng thì tức là nhân dân ta đã thể hiện thái độ gì với Vua Hùng, Sơn Tinh ?
 - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng.
 - Ca ngợi vị anh hùng trị thuỷ, ca ngợi sức mạnh của nhân dân .
? Như vậy chỉ một sự việc Sơn Tinh - Thuỷ Tinh giao chiến với nhau ta đã tìm hiểu ra rất nhiều ý nghĩa đ các em hãy nhận xét chung về cuộc giao tranh này? (thực chất nó là gì? nó như thế nào?)
 - Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là một cuộc đánh ghen có một không hai do người xưa tưởng tượng ra vừa ly kì lại vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. 
Gv: Khi xưa chưa có đủ phương tiện trị thuỷ, thì những dòng thác nước hung dữ trong mùa lũ lụt, quả thực là tai hoạ khủng khiếp. Cho nên người xưa đã hình tượng hoá và thần thánh hoá tinh thần, khả năng chống bão lũ của nhân dân qua hình tượng Sơn Tinh. Hình tượng nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu thật nên thơ và độc đáo. Đó chính là mơ ước và đồng thời ít nhiều cũng mang tính hiện thực vì nó đã gắn với công cuộc trị thuỷ với thời đại mở nước, dựng nước của người Việt cổ. Thuỷ Tinh mặc dù có nhiều phép thuật cao cường nhưng đều bị thua Sơn Tinh điều đó chứng tỏ thiên tai lũ lụt có ghê gớm đến đâu “Ngập ruộng đồng, tràn nhà cửa, dâng lên lưng chừng đồi núi....” nhưng cuối cùng con người vẫn chiến thắng.
II. Tổng kết (5 phút)
1. Nghệ thuật - nội dung
HĐ7: Gv hướng dẫn học sinh làm sáng tỏ tính truyền thuyết, tự sự của truyện?
? Em hãy chứng minh rằng “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” là truyền thuyết?
 - Sơn Tinh - Thuỷ Tinh là truyền thuyết thời Hùng Vương vì gắn với thời đại vua Hùng Vương thứ 18, những ý nghĩa rất thực có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
 - Truyện có nhiều chi tiết kì ảo, tưởng tượng ...(VD)
 - Thể hiện thái độ đề cao, ca ngợi người anh hùng trị thuỷ đ ca ngợi sức mạnh của nhân dân và công lao dựng nước của các vua Hùng.
? Truyện có phải là văn bản tự sự không? Vì sao?
 - “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” là văn bản tự sự vì nó trình bày lại một chuỗi các sự việc , sự việc này dẫn đến sự việc kia: Vua Hùng kén rể đ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thi tài đ Sơn Tinh đ Thuỷ Tinh đ Thuỷ Tinh đánh ghen đ Thuỷ Tinh thua đ báo thù.
 - Sự việc trước là nguyên nhân, sự việc sau là diễn biến, kết quả dẫn đến một ý nghĩa.
2. ý nghĩa: 
+ Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của người xưa: Họ cho rằng lũ lụt hàng năm là do Thuỷ Tinh báo thù.
+ Qua nhân vật Sơn Tinh thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
 + Thái độ : Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng.
? Em có ý kiến gì về cách giải thích của người xưa?
 - Cách giải thích của người xưa thật nên thơ, mang đậm tư duy thần thoại, độc đáo, tài tình.
 - Họ chưa đủ trình độ khoa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên.
 Gv bình: Người xưa chưa đủ trình độ khoa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên nên họ đã tượng tưởng ra những câu chuyện hoang đường để lý giải. Hiện tượng lũ lụt là do Thủy Tinh đánh ghen với Sơn Tinh. Hiện tượng trời đất phân đôi là do thần trụ trời xây cột chống, đồi núi là do thần phá cột ném ra
 - Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực là do gấu ăn... nhưng đã chứng tỏ trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Trong truyện này chúng ta thấy nổi bật lên niềm mơ ước khát khao cháy bỏng của nhân dân ta về việc chế ngự thiên tai, ca ngợi công lao trị thuỷ của các Vua Hùng trong buổi đầu dựng nước. Với một ý nghĩa đặc biệt và trí tưởng tượng phong phú của người xưa “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” đã có sức sống bất diệt, ngày nay nó còn là đề tài để các nhà thơ sáng tác, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã sáng tác “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” với một giọng thơ trong trẻo, hóm hính.
 - Miêu tả Mị Nương: 
...Tóc xanh viền má hây hây đỏ
Miệng nàng bé thắm như san hô
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ.
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
- Sơn Tinh - Thuỷ Tinh:
“Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì 
 Một thần phi bạch hổ trên cạn 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi”
- Tài của Thuỷ Tinh:
“ào ào mưa đổ xuống như thác
Cây xiêu, cây gãy nước hò reo
Lăn, cuốn, gầm, bay tung sóng bạc
Bò, Lợn và Cột Nhà trôi theo”.
- Tài của Sơn Tinh:
 “Vung tay niệm chú núi từng dải
Nhà lớn, đồi con, lổm nhổm bò”
- Hai thần đánh nhau:
“Sóng cả gầm reo lăn như chớp
...
Mỏ quắc, mồm to kêu thất thanh”
- Hàng năm:
“Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể
Đục núi hò reo đòi Mị Nương
Trần gian đâu có người giai thế
Cũng bởi thần yêu nên khác thường”.
3. Luyện tập (5 phút)
 ? Kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
? Từ truyện em có suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều nghiêm cấm nạn phá rừng, phát động trồng rừng ở nước ta?
- Phá rừng, đốt rừng càng làm cho lũ lụt hoành hành đ củng cố đê điều để bảo vệ cuộc sống, kinh tế của nhân dân.
- Phát động trồng rừng để ngăn chặn nước lũ.
? Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các Vua Hùng vào giấy (thảo luận nhóm).
? Nội dung nổi bật của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
 A. Thực hiện đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta,
 B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc
 C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh 
 D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ Tinh
? Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng ST, TT nhằm mục đích gì?
 A. Kể chuyện cho trẻ em nghe
 B. Tuyên truyền cổ vũ cho việc chống bão lụt
 C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống kẻ khác
 D. Phản ánh giải thích hiện tượng lũ lụt Sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên. 
4.Vận dụng: (2 phút): .Đọc kĩ truyện,nhớ những sự việc chính để kể lại truyện .Liệt kê nhưng chi tiết tưởng tượng kì ảo về Sơn Tinh, Thủy Tinh và cuộc giao tranh giữa hai thần.Hiểu ý nghĩa tương trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 - Chuẩn bị “nghĩa của từ” tìm hiểu kỹ nghĩa của từ trong văn bản “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”.
* Rút kinh nghiệm.
 Văn bản: Thạch Sanh
	 ( Truyện cổ tích)
 Tiết 21-22 Đọc- hiểu văn bản
I. Mục đích yêu cầu Giáo viên giúp học sinh:
 Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ trong truyện và nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
 Kể được truyện một cách hấp dẫn.Bước đầu biết đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại, biết trình bày những cảm nhận , suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện. Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích tìm hiểu văn bản tự sự.
 Giáo dục tấm lòng trung thực, thật thà nhân hậu vị tha, tư tưởng nhân đạo thông qua nhân vật Thạch Sanh.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng. Giao tiếp :trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
III.các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực : Động não : suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái , sự công bằng của các nhân vật truyện cổ tích.Thảo luận nhóm, trình bày về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích . Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về những tình tiết trong truyện cổ tích . Lập bản đồ tư duy về các phẩm chất của nhân vật / nghệ thuật xây dựng truyện.
IV. phương tiện dạy học : Tranh minh hoạ , giấy, bút lập bản đồ tư duy về phẩm chất nhân vật, nghệ thuật xây dựng truyện.
V. Tiến trình dạy học
Tiết 21: Đọc - Hiểu văn bản 
1. Kiểm tra miệng 
 ? Truyện truyền thuyết là truyện như thế nào? Hãy kể tên các truyền thuyết đã học ?
 Gv giới thiệu : Khí phách của dân tộc trong giờ phút thiêng liêng khi Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” mở nước được Tố Hữu viết:
 “...Trời bỗng xanh hơn nắng chói loà
 Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta
 Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó
 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
 Ta đứng đây lẫm liệt đường hoàng
 Như Thạch Sanh khí phách hiên ngang
 Lưng đàn, tay búa, tay giương nỏ
 Chém mãng xà vương, giết đại bàng”.
 (Tố Hữu -Theo chân Bác)
Thạch Sanh là người như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đ giáo viên ghi đầu bài
2. Bài mới 
 I. Truyện cổ tích là gì ?
 ? Đọc chú thích dấu sao trg 53 sgk ?
 ? Qua chuẩn bị bài ở nhà+ nghe bạn đọc hãy trình bày hiểu biết của em về truyện cổ tích
-HS phát biểu – GV nhấn mạnh 3 đặc điểm của truyện cổ tích để HS ghi:
 + Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : Nhân vật bất hạnh; Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;Nhân vật là động vật;
+Truyện thường có yếu tố hoang đường;
 + Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công ;
-Gv :chú ý phân biệt cổ tích với truyền thuyết :
 +Khi kể truyện truyền thuyết , cả người kể người nghe đều tin là có thật.
 + Khi kể truyện cổ tích cả người kể lẫn người nghe đều không tin là có thật ( không tin vào tính xác thực của câu chuyện )
 I. Đọc, hiểu văn bản
 1. Đọc, kể văn bản
 - Gv hướng dẫn học sinh đọc, kể, tìm hiểu chú thích 
 - Gv hướng dẫn đọc:đọc thong thả, chậm rãi , sâu lắng, xa xăm, gợi không khí cổ tích ; chú ý thay đổi giọng điệu phù hợp với giọng kể và giọng nhân vật : Lí Thông gian giảo, giả tạo; Đoạn miêu tả Thạch Sanh chiến đấu chống chằn tinh giọng khoẻ, dồn dập. 
 - Học sinh đọc - kết hợp gọi hs nhân xét ,giáo viên nhận xét , bổ sung- sửa.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích: 
? Em hiểu ntn về nghĩa của các từ :thái tử, thiên thần, tứ cố vô thân, chằn tinh, trăn, đại bàng, vua Thuỷ Tề, nước chư hầu ?
- Gv gọi từ 3à4 em kiểm tra những chú thích trên.
? Truyện kể về nhân vật chính nào ? Truyện gồm mấy phần , là những phần nào ? Mỗi phần gồm những sự việc gì ? Văn bản thuộc kiểu văn bản gì ?
 .Truyện kể về nhân vật chính Thạch Sanh ;
 . Bố cục ba phần : 
 - Mở bài: Giới thiệu lai lịch , nguồn gốc của nhân vật chính Thạch Sanh, đó là : Thạch Sanh ra đời trong một gia đình nông dân nghèo do Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai.
 - Thân bài : + Thạch Sanh sinh ra mồ côi cha mẹ - ở dưới gốc đa, được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
 + Gặp Lý Thông kết nghĩa anh em - giết chằn tinh - bị cướp công - diệt đại bàng cứu công chúa - bị Lý Thông lấp hang , cướp công .
 + Cứu con vua Thuỷ Tề - được thưởng đàn - bị hồn ma chằn tinh và đại bàng báo thù - Thạch Sanh bị hạ ngục .
 + Thạch Sanh gảy đàn cứu công chúa bị câm , được giải oan- gặp - cưới công chúa - Lý Thông bị sét đánh chết hoá thành bọ hung.
 + Quân của 18 nước sang đánh - Thạch Sanh đã dùng đàn và niêu cơm làm lui quân 18 nước chư hầu .
 - Kết bài : Thạnh Sanh làm vua.
 . Văn bản trên thuộc văn bản tự sự .
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các sự việc này ?
 . Các sự việc liên kết với nhau theo bố cục ba phần chặt chẽ , phong phú .
? Dựa vào các chi tiết trên , em hãy kể lai câu chuyện một cách ngắn gọn?
-Hs kể, kết hợp nhận xét bổ sung .
 2. Tìm hiểu văn bản.
 Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự ra đời của Thạch Sanh và ý nghĩa của nó.
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
? Nhập vai một người dân ở quận Cao Bình được chứng kiến sự ra đời của Thạch Sanh em hãy kể lại ?
 - Học sinh nhập vai kể lại.
 ? Em hãy tìm những chi tiết kể về sự ra đời, lớn lên của Thạch Sanh ?
 - Hs phát biểu- Giáo viên ghi một cách ngắn gọn một số chi tiết lên bảng phụ?
 Là con của một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ bằng kiếm củi ;
Thạch Sanh Ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con ;
 Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh;
 Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông; 
? Em có cảm nhận gì về những chi tiết này?
 - Đây là những chi tiết vừa kỳ lạ vừa bình thường.
 - Những chi tiết này phảng phất gặp ở một số truyện.
? Em hãy chỉ cụ thể bình thường ở chi tiết nào ? kì lạ ở chi tiết nào ?
 - Chi tiết đầu : bình thường;
 - Ba chi tiết sau kì lạ, không bình thường ;
? Những chi tiết này giúp em hiểu gì về sự ra đời của Thạch Sanh?
à Sự ra đời của Thạch Sanh vừa bình thường vừa khác thường , kì lạ.
? Dân gian muốn gửi gắm điều gì ở sự ra đời vừa kì lạ , vừa bình thường này?
 - Thạch Sanh là con người dân bình thường, có cuộc đời và số phận rất gần nhân dân.
 - Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ, dũng sĩ cho nhân vật - làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, thể hiện mơ ước của nhân dân.
 --> Sự ra đời này mở ra một chuỗi sự việc sau để câu chuyện phát triển.
Gv: nói thêm về mô típ ra đời của một số nhân vật.
3.Luyện tập: 
? Kể lại truyện?
? Nhập vai người dân kể lại sự ra đời của Thạch Sanh?
? Sự ra đời của Thạch Sanh có ý nghĩa gì?
? Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì?
 A. Đấu tranh giữa người nghèo và kẻ giàu;
 B. Đấu tranh giữa địa chủ và người nông dân ;
 C. Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa ;
 D. Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác ;
? Nhận xét nào nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?
 A. Từ thế giới thần linh ;
 B. Từ những người chịu nhiều đau khổ ;
 C. Từ chú bé mồ côi ;
 D. Từ những người đấu tranh quật khởi ;
4.Vận dụng : 
 . Chuẩn bị tiếp ở tiết sau: Đọc kĩ truyện - Luyện kể - Chuẩn bị tiếp phần còn lại: Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua.
 Tiết 22 Đọc - Hiểu văn bản
1. Kiểm tra miệng 
 ? Kể lại truyện?
 ? Kể lại sự ra đời của Thạch Sanh và cho biết ý nghĩa của sự ra đời đó?
2. Bài mới.
b. Thạch Sanh qua các lần thử thách
? Thạch Sanh trải qua mấy lần thử thách? Hãy kể lại từng đợt theo nguyên nhân, diễn biễn, kết quả của nó.
- Học sinh kể giáo viên ghi vắn tắt lên bảng phụ (hoặc đưa bảng phụ ghi sẵn).
- Thạch Sanh trải qua 4 đợt thử thách
Nguyên nhân
Diễn biến
Kết quả
Lần 1: Lý Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu
Lần 2: Lý Thông lừa đi cứu công chúa
Lần 3: Hồn ma chằn tinh, đại bàng báo thù
Lần 4: 18 nước kéo đánh
Thạch Sanh diệt chằn tinh;
Thạch Sanh diệt đại bàng;
Thạch Sanh bị hạ ngục
Dùng đàn+ niêu cơm làm lui quân18 nước chư hầu ;
-Có cung tên vàng, bị cướp công ;
-Cứu công chúa và con vua Thuỷ Tề đ bị lấp hang, có đàn thần ;
-Cứu + cưới công chúa, Lý Thông bị trừng trị
- Làm vua
? Qua lời bạn kể và ghi tóm tắt trên bảng phụ em có thể phân các nhân vật này làm mấy tuyến nhân vật? ở mỗi tuyến gồm có những nhân vật nào? 
 - Có thể phân làm hai tuyến nhân vật.
 + Tuyến ác : mẹ con Lý Thông, chằn tinh, đại bàng, quân 18 nước.
 + Tuyến thiện: Thạch Sanh, công chúa, vua, con vua Thuỷ Tề.
 - Gv: Có thể phân cái ác thành 3 nhóm:
 + Con người ác : mẹ con Lý Thông.
 + Cái ác của thiên nhiên: Chằn tinh, đại bàng
 + Quân xâm lược (ngoại xâm).
? Hãy kể lại những việc làm mà tuyến ác đã làm:
 - Lý Thông : hai lần lừa Thạch Sanh đ hai lần cướp công, hại Thạch Sanh.
 - Chằn Tinh: Thường ăn thịt người.
 - Đại bàng: bắt công chúa, bắt con vua thuỷ tề.
 - Quân 18 nước: hoàng tử các nước trước kia hỏi công chúa bị khước từ kéo sang xâm lược. 
? Em có suy nghĩ gì về những việc làm của những nhân vật này? 
 - H1: Có việc làm rất giống với những con người tầm thường hàng ngày ( lừa người khác để cướp công) có việc làm mang tính hoang đường (Hồn ma báo thù).
 - H2: Việc làm của họ tượng trưng cho cái ác, mặt trái của xã hội về con người bình thường, thiên nhiên dữ dằn và giặc ngoại xâm đông, nhiều.
? Trong tuyến ác nổi bật nhân vật nào?
 - Lý Thông .
? Lý Thông cũng được coi là nhân vật chính của truyện. Vậy em nhận thấy nhân vật Lý Thông là người như thế nào?
à Lý Thông: là con người nhỏ nhen, ích kỷ, dối trá, nham hiểm, xảo quyệt, chỉ tính toán sao cho có lợi cho mình, là kẻ vong ân bội nghĩa.đ kẻ bóc lột , kẻ ácđ mối nguy hiểm nhất.
? Thông qua các việc làm và bản chất xấu xa của các nhân vật trong tuyến ác này nhân dân muốn nói tới điều gì?
 - H1: Cuộc sống của người xưa luôn bị các thế lực xấu xa (từ thiên nhiên, con người, quân xâm lược) quấy nhiễu, tìm cách hãm hại, áp bức bóc lột.
 - H2: Đây chính là những thử thách để làm nổi bật những phẩm chất của nhân vật chính Thạch Sanh.
? Em có nhận xét so sánh gì về các thử thách mà tuyến ác gây ra cho Thạch Sanh ?
 - Thử thách ngày một cao, một khó khăn hơn.--> Thử thách sau cao hơn, khó khăn hơn thử thách trước
? Trước những thử thách ngày một gay go phức tạp Thạch Sanh đã làm gì? Em hãy kể lại những việc làm của Thạch Sanh.
- Học sinh kể lại bốn sự việc.
? Trong các sự việc trên em thích nhất sự việc nào? vì sao?
- (mỗi học sinh trả lời một ý, nhưng cố gắng cho bốn học sinh phân tích bốn sự việc).
 - H1: Em thích sự việc1:Thạch Sanh diệt chằn tinh vì em thấy Thạch Sanh rất giỏi chỉ có một cây búa của cha để lại mà chàng đã hạ được yêu quái đầy ma thuậtđ tính dũng sĩ.
 - H2: em thích sự việc 1 vì nó là nguyên nhân dẫn đến sự việc 2, đẩy câu chuyện phát triển cao hơn. 
 - H3: Em thích sự việc 2: Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa vì em thấy tình tiết này gay cấn hơn. Thạch Sanh thương người mà giết đại bàng, xuất hiện cây đàn thần để dẫn đến sự việc tiếp theo.
 - H4: Em thích sự việc 3: Vì nó mang tính hoang đường thú vị hồn ma hại người. Từ việc bị hại mà Thạch Sanh lại gặp may. Đánh đànà công chúa biết nói – Lý Thông bị vạch mặtàbị trời trừng trị.
 đ Thạch Sanh nhân đạo không trừng trị mẹ con Lý Thông.
 - H5: Em thích tiếng đàn làm bủn rủn chân tay quân giặc, làm quân giặc không nghĩ đến đánh nhau đ Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm nhỏ; ăn hết lại đầy đ Kết quả trọn vẹn: Thạch Sanh làm vua.
? Em có suy nghĩ gì về diễn biến, kết quả các trận chiến khi thử thách ngày một gay go phức tạp?
- Thử thách ngày càng gay go phức tạp, kẻ thù càng hung dữ , xảo quyệt thì chiến công càng rực rỡ vẻ vang, chính nghĩa càng sáng tỏ.
 - Dù âm mưu nham hiểm của con người hay yêu quái trên cạn, dưới nước hung hăng mạnh mẽ hay giặc ngoại xâm vô kể đều bị chàng Thạch Sanh tiêu diệt.
? Như vậy Thạch Sanh là con người như thế nào?
 à H1: Thạch Sanh là chàng dũng sĩ có sức khoẻ vô địch, khí phách hiên ngang dũng cảm chiến đấu và chiến thắng bất kì kẻ thù nào. 
 à H2: Thạch Sanh là con người hiền lành chất phác, thật thà, thương người và cứu người một cách vô tư.
 à H3: Chàng có lòng nhân đạo yêu hoà bình.
 à GV: Tóm lại Thạch Sanh là người có nguồn gốc xuất thân cao quý , sống nghèo khó nhưng lương thiện ; Lập nhiều chiến công hiển hách, thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : chém chằn tinh thu được bộ cung tên vàng, diệt đại bàng, cứu công chúa, diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề được vua Thủy Tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược

Tài liệu đính kèm:

  • docSơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàng Thanh Hải.doc