I. Mục tiêu cần đạt .
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là truyện cổ tích ,hiểu được giá trị nội dung ,nghệ thuật và ý nghĩa của truỵện Sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật mang lốt
xấu xí .
- Rèn kỹ năng tóm tắt truyện ,kỹ năng phân tích chi tiết truyện bằng truyện cổ tích .
- Giáo dục các em biết yêu thương đồng bào với những cảnh ngộ éo le ,yêu chính nghĩa ghét gian tà ,tin yêu cuộc sống .
II. Chuẩn bị .
- Thầy : Chuẩn bị tranh minh hoạ ,nghiên cứu bài dạy .
- Trò : Tìm hiểu trước bài học ,tập đọc diễn cảm ,kể tóm tắt truyện .
III. Tiến trình hoặt động dạt và học .
oang vắng " . Sọ Dừa đi ở chăn bò ,lấy vợ ,đỗ trạng ,đi sứ . + Phần 3. Còn lại . Vợ chồng Sọ Dừa gặp nhau ,hai cô chị bỏ đi biêtẹ xứ . III. Tìm hiểu chi tiết văn bản ( 20') . 1. Mở đầu câu chuyện . - Giới thiệu Sọ Sừa được thụ thai trong hoàn cảnh kì lạ . - Giới thiệu Sọ Dừa ra đời kỳ lạ ,dị hình ,dị dạng ,xâu xí D. Củng cố (3') . ? Hãy kể lại tom tắt sự ra đời của Sọ Dừa ? ? Qua sự ra đời khác thường của Sọ Dừa ,em hiểu nhân dân xưa bày tỏ thái độ gì ? - Nhân dân muốn quan tâm đến kiếp người đau khổ ,thấp hèn nhất về dáng vẻ bề ngoài . E. Hướng dẫn về nhà (2'). - Kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình . - Tìm những chi tiết kỳ lạ - nêu ý nghĩa của những chi tiết ấy . - Tìm hiểu tiếp phần còn lại . IV. Rút kinh nghiệm . ......................................................................... Tiết 18 Sọ Dừa (tiếp ). Ngày soạn : Ngày dạy : I. Mục tiêu cần đạt : - Thực hiện tiếp như tiết 17. II/ Chuẩn bị : + Thầy : Nghiên cứu soạn bài. + Trò : Đọc tiếp phần còn lại. III/ Tiến trình tổ chức dạy và học. A. ổn định tổ chức: Kiểm tra số lượng. B. Kiểm tra bài cũ. ? Kể lại đoạn mở đầu truyện ? Kể về hình dạng Sọ dừa, nhân dân xưa muốn nói đến con người nào trong xã hội? C. Bài mới . - Gọi Hs đọc " Lớn lên .... đem cho chàng " ? Nêu nội dung chính của đoạn truyện? GV: Sọ dừa lớn lên mà vẫn chẳng khác lúc nhỏ , cứ lăn lông lốc, chẳng được việc gì, khi đó mẹ Sọ dừa có tâm trạng như thế nào? - Bà buồn lắm và than phiền. ? Theo em " tích sự " mà bà mẹ muốn nói tới là gì? - Sọ dừa chẳng làm được ích lợi gì , muốn mãi mà chẳng có kết quả gì. ? Em hiểu như thế nào về tâm trạng bà sau lời than phiền đó? - Thất vọng về con. GV: Với bà cuộc đời nghèo khổ , hiếm hoi chồng mất là những nỗi khổ chồng chất , bà chỉ còn le lói một hi vọng nhỏ vào đứa con yêu quí thế mà đứa con lại chẳng được như bà mong muốn , chẳng đỡ đần bà được gì. ? Trước lời than phiền của mẹ , Sọ dừa có phản ứng như thế nào? - Xin với mẹ cho đi ở chăn bò. ? Phản ứng đó chứng tỏ Sọ dừa là người như thế nào? ? Khi mẹ Sọ Dừa sang hỏi phú ông cho con mình đi , phú ông có thái độ như thế nào? Vì sao? - Ngần ngại vì cả đàn bò mà giao cho thằng người không ra người , ngợm không ra ngợm ấy , chăn dắt làm sao. GV: Nhưng rồi tính qua tính lại , phú ông đã nhận lời và nghĩ nuôi Sọ dừa chẳng tốn lớn , công sá chẳng là bao. - Hs đọc đoạn " Thế là Sọ dừa ...mừng lắm" . / 50 ? Nêu nội dung chính của đoạn? ? Câu nào thể hiện nội dung chính của đoạn? nó đứng ở vị trí nào trong câu? GV: Câu văn thể hiện tập trung nhất nội dung chính của một đợn người ta gọi là câu chủ đề , đặc điểm của câu này như thế nào giờ sau chúng ta tìm hiểu . ? Với tình trạng như vậy , Sọ dừa đã chăn bò bằng cách nào? - Hàng ngày lăn sau đàn bò ra đồng , toói đến lăm sau đàn bò về chuồng , con nào con ấy no căng . ? Em có nhận xét gì về Sọ dừa qua việc chăn bò? GV: Và vì chăn bò được việc , Sọ dừa đã khiến phú ông hài lòng. GV: Đến ngày mùa , tôi tớ phải ra đồng hết , 3 cô gái phú ông phải thay nhau mang cơm cho Sọ dừa , hai cô chị hắt hủi ác nghiệt với Sọ dừa, ? Vây còn cô út , cô có thái độ như thế nào? - Hiền lành , thương ngươig , tử tế với Sọ dừa. ? Do hiền lành tử tế với người, cô út đã phát hiện ra điều gì? - Sọ dừa ngồi trên võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. ? Từ " khôi ngô " em đã gặp ở văn bản nào? được hiểu nghĩa là gì? - Vẻ mặt thông minh, sáng sủa. ? Đây là cách giải nghĩa từ nào đã học? - Đưa ra từ đồng nghiã với từ đã học được giải thích. ? Đến đây em hiểu vì sao Sọ dừa có thể chăn bò giỏi? - Sọ dừa cần cù. - Sọ dừa thổi sáo hay. Gv; Sau nhiều lần chứng kiến, cô út đã nghĩ như thế nào về Sọ dừa? - Không phải là người " phàm trần " ? Vậy " phàm trần " là người như thế bào? - Cõi trần tục , cõi đời trên thế gian. Gv : Không phải người phàm trần nghĩa là Sọ dừa không phải là người bình thường như mọi người . Nghĩ như vậy nên từ đó cô út đem lòng yêu Sọ dừa , có của ngon vật lạ đều dấu đem cho Sọ dừa. Tình cảm của cô út có được Sọ Dừa đáp lại hay không em hãy đọc sgk từ chỗ. " Cuối mùa ... Ghen tức / 51" ? Đoạn truyện kể về việc gì? GV: Cuối mùa , Sọ dừa dục mẹ sang hỏi con gái Phú ông làm vợ. ? Em có nhận xét gì về tình huống này? Vì sao? - Bất ngờ , thú vị , vì Sọ dừa không ra người ra ngợm. - Sọ dừa nghèo khó mà dám hỏi con nhà giàu. GV: Trong xã hội xưa, có sự phân biệt giữa kẻ giàu người nghèo, hỏi vợ gả chòng là phải môn đăng hậu đối . Vì thế việc Sọ dừa hỏi con gái Phú ông là việc làm " Đũa mốc mà đòi chòi mâm son". Mẹ Sọ dừa vô cùng sửng sốt còn Phú ông cười mỉa mai . ? Em hiểu gì về cái cười mỉa mai của phú ông? GV. Tuy vậy phú ông vẫn thách cưới , Phú ông thách cưới 1 chĩnh vàng cốm, ? Em có nhận xét gì về lễ thách cưới của Phú ông? GV. Lễ vật ấy đến con vua, cháu chúa cũng khó lòng thực hiện được, huống chi mẹ con người đi ở lần hồi từng bữa như Sọ Dừa. Phải chăng cố tình đưa ra sự thách cưới ấy Phú ông hi vọng Sọ Dừa sẽ vì nghèo mà từ bỏ ý định. Thế nhưng điều gì bất ngờ đã đến với Phú ông? - Đúng ngày hẹn, Sọ Dừa mang đầy đủ lễ vật, có cả chục gia nhân mạng lễ rất trịnh trọng. ? Nhờ đâu mà Sọ Dừa có được những thứ đó? - Nhờ phép lạ của bản thân . GV: Theo mô tip của truyện cổ tích thì khi nhân vật lâm vào hoàn cảnh bế tắc thì thường là lúc được sự giúp đỡ của những lực lượng thì khi nhân vật lâm vào hoàn cảnh bế tắc thì thường là lúc được sự giúp đỡ của những lực lượng thần linh như ông tiên, ông bụt . Sọ Dừa không nhờ sự giúp đỡ của những thế lực đó , mà nhờ ở chính phép lạ tài năng của mình . ? Trước thực tế mẹ con Sọ Dừa mang đầy đủ lễ vật song Phú ông ngoa mắt vì của nhưng lại tỏ ra lúng túng , theo em vì sao? - Vì thực tế chưa bao giờ Phú ông nghĩ rằng mình sẽ gả con giá cho Sọ Dừa . - Để gỡ thế bí Phú ông cho gọi 3 cô con gái ra để hỏi . ? Điều bất ngờ gì đã xảy ra với Phú ông? - Cô con gái út đã e lệ bằng lòng . GV: Vốn đã thầm thương trộm nhớ nên cô đã bằng lòng làm vợ Sọ Dừa ? Việc cô út lấy Sọ Dừa phản ánh ước mơ gì của nhân dân ta? - ước mơ về sự bình đẳng, công bằng giữa các tầng lớp . ? Em có nhận xét gì về ước mơ đó của nhân dân ta? Trong ngày cưới Sọ Dừa và cô út điều gì đã xảy ra? - Sọ Dừa lăn lóc thường ngày biến mất thay vào đó là chàng trai khôi ngô tuấn tú. ? Vì sao trước đó cả hai cô chị không đồng ý lấy Sọ Dừa - Vì khinh miệt người nghèo, xấu xí dị dạng. GV: Và họ đã không thể không ngạc nhên trong ngày cưới Sọ Dừa đã thay hình đổi dạng . Chuyển : Sau ngày cưới , vợ chồng Sọ Dừa sốngêra sao , có chuyện gì xảy ra ta tìm hiểu tiếp. trang 51,52. GV Gọi Hs đọc đoạn từ : Hai vợ chồng tr. 51 .... hoang vắng tr. 52" ? Đoạn truyện kể về việc gì ? ? Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ ra sao ? - Họ sống rất hạnh phúc . ? Sau ngày cưới Sọ Dừa tỏ ra là chàng trai như thế nào ? - Sọ Dừa thông minh ,chăm học ,miệt mài đèn sách chờ khoa thi . Gv: Kết quả của những tháng ngày đọc sách ấy là Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên . ? Em hiểu "trạng nguyên " là gì ? - Là học vị cao nhất trong hệ thống thi cử ngày xưa . ? Theo em ,nhờ đâu mà Sọ Dưa có được thành công ấy ? - Bằng sự miệt mài đèn sách ,chăm chỉ ,trí thông minh ,tai năng của bản thân Sọ Dừa . Gv: Sọ Dừa không ỉ lại vào tài lạ vốn có nữa mà bằng chính sự cố gắng nỗ lực của bản thân .Chang đã thi cử đõ đạt ,cô út được làm bà trạng . đó là phần thưởng xứng đáng cho cô út nết na ,nhân hậu ,biết yêu thương mọi người . ? Thế rồi ,nhà vua sai trạng nguyên Sọ dừa đi sứ khi đi trạng nguyên đã để lại cho vợ những gì / nhằm mục đích gì ? - Hai quả trứng gà ,con dao ,hòn đá lửa . để phòngkhi có việc gì cần dùng đến . ? Với việc làm này chứng tỏ Sọ Dừa là người như thế nào ? GV: Sau khi trạng đi sứ , đúng như dự đoán của Sọ Dừa , hai cô chị đã tìm cách hãm hại em , rủ em ra biển và đẩy xuống biển . ? Em có suy nghĩ gì về việc làm của 2 cô chị? ? Mục đích việc làm của 2 cô chị đó là gì? - GV: Như vậy , ở đây hai cô chị đã lộ rõ bản chất xấu xa ích kỷ , chúng rắp tâm hãm hại em là vì địa vị cao sang chứ đâu là thật lòng yêu Sọ Dừa . Hành động đó quả là ác độc đáng bị lên án . Vậy hậu quả của việc làm bất nhân độc ác ấy như thế nào ta chuyển sang phần 3. GV: Cho Hs đọc bằng mắt đoạn từ " Một hôm /trang 52 ....... đến hết" ? Em hãy kể tóm tắt nội dung đoạn truyện vừa đọc? ? Theo dõi truyện, ta thấy cô út bị đẩy xuống biển nhưng đã không chết mà lạc vào đảo hoang, bằng những thứ mang sẵn bên mình. Cô vẫn sống . ? Đang sống trong những ngày chờ đợi ; có thuyền qua thì gọi vào cứu, cô út đã gặp may mắn gì? - Con gà cất tiếng gáy , quan trạng cho thuyền vào , vợ chồng gặp nhau. ? Em có nhận xét gì về chi tiết con gà gáy gọi quan trạng? - Con gà gáy tiếng người , đây là chi tiết kỳ lạ hoang đường. ? Chi tiết kỳ lạ hoang đường này có ý nghĩa gì? - Nói lên nỗi niềm mong chờ khắc khoải của cô út , giúp cô út gặp lại quan trạng và trở về đất liền. GV ? Khi đón vợ về , hiểu rõ sự tình , quan trạng đã làm gì? - Giấu vợ trong buồng , mở tiệc ăn mừng . ? Vì sao quan trạng lại giấu vợ trong buồng ? - Quan Trạng muốn thử lòng 2 cô chị. ? Vậy khi gặp quan trạng , 2 cô chị đã có những biểu hiện gì? - 2 cô chị : Khấp khởi mừng thầm Tranh nhau kể chuyện em. Khóc nức nở , thương tiếc lắm. ? qua những chi tiết này, em có cảm nhận gì về 2 cô chị? - Là những kẻ giả nhân giả nghĩa. GV: Và khi tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra, 2 cô chị xấu hổ quá, lủi ra về, bỏ đi biệt xứ. ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện? - Sọ dừa không trừng phạt , không trả thù mặc dù cả hai xứng đáng bị trừng phạt thích đáng. Tác giả dân gian để cho 2 cô chị tự thấy bẽ bàng trơ trẽn mà lặng lẽ tự rút lui trong sự khinh rẻ căm ghét của mọi người . Cách kết thúc đó vừa là sự trừng phạt thích đáng với những kẻ bất nhân độc ác. ? Qua kết cục này người lao động mơ ước điều gì? - Nhân dân mơ ước về sự đổi mới . Sọ Dừa từ thân phận nghèo hèn , xấu xí trở nên người đẹp đẽ , thông minh thành đạt , có địa vị hưởng hạnh phúc. - ước mơ về sự công bằng , người lao động tài giỏi , đức độ , người phụ nữ nhân hậu , giàu tình thương phải được hưởng hạnh phúc. - Kẻ tham lam độc ác phải bị trừng trị . ? Truyện có những thành công gì về nghệ thuật? - Truyện kể hấp dẫn , có những chi tiết gợi cảnh đời quen thuộc với người nông dân Việt Nam. ? Câu chuyện phản ánh nội dung gì? Đề cao điều gì? - Sọ Dừa là truyện cổ tích về người mang lốt vật , nhân vật chính có hình hài dị dạng bị mọi người xem tường, coi là vô tích sự . Nhưng đây lại là nhân vật có phong cách tài năng đặc biệt . Cuối cùng , nhan vật chính khi trút bỏ lốt vật , kết hôn cùng người đẹp , sống hạnh phúc . * ý nghĩa : Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình yêu thương đối với những con người bất hạnh. - Gọi Hs đọc ghi nhớ sgk. 2, Diễn biến truyện. a, Sọ dừa ở chăn bò ( 7' ) - Sọ Dừa là đứa trẻ ngoan , rất yêu thương mẹ , muóon đỡ đần giúp đỡ mẹ bớt khổ . - Sọ Dừa chăn bò rất giỏi - Sọ dừa chăn bò rất độc đáp kỳ lạ. Thể hiện bản chất của Sọ dừa , yêu lao động không sợ khó, sợ khổ b, Sọ dừa lấy vợ. - Phú ông xem thường , chế diễu , chê bai Sọ Dừa . - Lễ vật Phú ông thách cưới quá nhiều, quá to , vượt quá mức so với khả năng của gia đình Sọ Dừa. - Sọ Dừa lấy cô út đã xoá đi sự ngăn cách giàu nghèo trong xã hội . c. Sọ Dừa đi sứ (8'). - Sọ Dừa biết lo xa, dự đoán trước việc sẽ xảy ra - Hai cô chị độc ác , tìm cách hãm hại em để thay em làm bà trạng . 3, Kết thúc truyện ( 5' ) - Vợ chồng Sọ Dừa gặp nhau ,mở tiệc mừng . - hai cô chị tự bỏ đi biệt xứ . - Đây là kết thúc truyện có hậu một sáng tạo tự nhiên ,hợp lý phù hợp với bản chất của con người Việt Nam không muốn làm điều ác . D. Luyện tập củng cố. ? Hãy kể tên một số truyện cổ tích về kiểu nhân vật xấu xí mà em biết? ? Em cảm nhận được gì về nhân vật Sọ Dừa trong truyện ? - Sọ Dừa là một chàng trai thông minh, tài hoa, giàu nghị lực và kinh nghiệm, sớm biết lo lắng và thực hiện thành công kế hoạch xây dựng sự nghiệp và hạnh phúc của mình. Một thời gian dài ẩn trong lốt quái vật , Sọ Dừa đã khiến cho thân phận của chàng thêm li kỳ và hấp dẫn ngươid đọc. - Qua nhân vật Sọ Dừa, nhân dân ta , những người lao động chân chính nhân vật gửi gắm bao tình cảm mơ ước của mình về sự thay đổi , về cuộc sống hạnh phúc , về sự đối xử công bằng trong xã hội. E. Hướng dẫn về nhà. - Nắm được cốt truyện , sự việc , nội dung và nghệ thuật của truyện. - Làm bài tập 1,2,3 trang 33. - Tìm hiểu trước " Từ nhiều nghĩa " và " Hiện tượng chuyển nghĩa từ " IV. Rút kinh nghiệm. ................................................................................ Tiết 19 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển loại của từ. Ngày soạn : Ngày day: I/ Mục tiêu cần đạt. - Qua bài học giúp Hs hiểu được thế nào là từ nhiều nghĩa , hiện tượng chuyển nghĩa của từ , biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển. - Rèn kỹ năng nhận biết , phân tích và sử dụng từ đúng nghĩa. - Giáo dục ý thức lựa chọn từ chính xác khi nói và viết. II. Chuẩn bị : + Thầy : Tra từ điển một số từ cần thiết phục vụ cho bài dạy. Bảng phụ chép ví dụ , bài tập. + Trò : Tìm hiểu trước bài học. III. Tiến trình hoạt động dạy và học. A. ổn định tổ chức : Kiểm tra số lượng. B. Kiểm tra : ? Kể diễn cảm truyện Sọ Dừa và nêu ý nghĩa của truyện? C. Bài mới . GV: Chúng ta đã học bài ý nghĩa của từ , nghĩa đó không chỉ đơn thuần dùng trong một cách nói của một từ mà nó còn được dùng trong những cách nói , mỗi cách nói ta có thể hiểu một nghĩa khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng làm rõ vấn đề này qua bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. ? Giờ trước cô đã hưỡng dẫn các em tra từ điển về nghĩa của từ " chân " . Vậy em hãy cho biết nghĩa của từ " chân "? - Hs1 : Bộ phận cuối cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi đứng. - Hs2 : Bộ phận cuối cùng của một đồ vật có tác tụng nâng đỡ các bộ phận khác : Chân bàn. - Hs 3 : Bộ phận cuối cùng của một đồ vật tiếpd giáp và bám chặt mặt nền : Chân tường, chân răng . Gv dùng bảng phụ hoặc đèn chiếu nhắc lại 3 nghĩa của từ "chân " Hs nhắc lại 3 nghĩa của từ "chân " ? Các nghĩa của từ " chân " này có đặc điểm chung gì? - Đều là bộ phận dưới cùng. GV gạch chân trên bảng phụ. GV : Ngoài ra từ " chân " còn có một số nghĩa khác VD trong khi chơi bài có một người muốn tham gia nên đề nghị " cho tớ một chân " ; Khi giết một con vật , có người nói " cho tớ đánh đụng một chân" hay " có một chân trong đội bóng đá" ? Vậy từ chân trong những trường hợp cụ thể này có nghĩa như thế nào? - về nhà các em tìm hiểu thêm. ? Hãy tìm nghĩa của từ " tai " trong trường hợp sau: - Tai người : Bộ phận nhô ra ở hai bên đầu của cơ thể người dùng để nghe. - Tai ấm : Là bộ phận nhô ra của ấm có hình dáng giống tai người dùng để cầm, nắm. - Thiên tai : Tai hoạ do thiên nhiên gây ra. ? Những từ trên em đã giải nghĩa bằng cách nào? - Tai, tai ấm : Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Thiên tai: Trình bày K/n. ? Hãy tìm những nét chung của từ tai trong những trường hợp trên? - Nghĩa 1,2 có điểm chung là chỉ bộ phận có hình giống cái tai. - Nghĩa 3: Không có điểm chung với nghĩa 1,2. ? Tại sao từ "thiên tai" lại không có điểm chung với 2 từ trên? - Vì tai trong thiên tai là từ đồng âm khác nghĩa , bài học sau chúng ta sẽ tìm hiểu loại từ này. ? Em hãy tìm nghĩa của các từ : compa, cá chép? - Cá chép là loại cá đầu nhỏ, đuôi có tia đỏ hồng, có nhiều đạm. ------------------ ? Theo em , trong các văn cảnh khác , các từ này có nghĩa khác không? - Những từ này chỉ có một nghĩa. ? Tương tự hãy tìm những từ chỉ có 1 nghĩa trong các văn bản đã học? - Phú ông ( con lợn, vò rượu), người giàu có , xe máy, cà pháo, buồng cau, con lợn , vò rượu đó là những từ 1 nghĩa. ? Qua tìm hiểu nghĩa các từ trên, em có nhận xét gì về số lượng nghĩa của từ vựng Tiếng Việt? ( Có từ có một nghĩa, có từ có nhiều nghĩa.) GV hướng dẫn Hs làm bài tập 4. ? Đọc và xác định yêu cầu của bài tập? - GV ghi bài tập ra bảng phụ hoặc giấy trong cho hs đọc. ? Trong đoạn trích, tác giả nêu mấy nghĩa của từ " bụng " ? Đó là những nghĩa nào? em có đồng ý không? Gv : 2 nghĩa của từ " bụng " mà bài tập nêu ra là đúng song từ ' bụng ' vấn có thể còn được dùng với nghĩa thứ 3 mà bài viết còn thiếu. Gv quan sát BT4 vừa làm ta thấy từ bụng có 3 nghĩa. ? 3 nghĩa này có điểm gì chung nhất? - Đều nói đến bộ phận , bản chất của con người. - Từ bụng là từ có nhiều nghĩa. ? Trong 3 nghĩa của " bụng " theo em nghĩa nào là nghĩa ban đầu , vốn có của từ? ? Nghĩa nào được hình thành trên cơ sở nghĩa ban đầu ấy? GV: Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. - Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên. - Nghĩa gốc , nghĩa chính của từ có thể được hiểu ngay khi nó đứng độc lập một mình. - Nhưng nghĩa chuyển vì là nghĩa phát sinh suy ra từ nghĩa gốc nên ta hiểu nó phải hiểu trong văn cảnh cụ thể. ? Em hiểu thế nào là chuyển nghĩa? Thế nào là nghĩa gốc? Gv treo bảng phụ hoặc bật đèn chiếu về nghĩa của từ " Chân " ? Cho biết đâu là nghĩa chính, đâu là nghĩa chuyển? - Nghĩa 1 là nghĩa gốc. - Nghĩa 2,3 là nghĩa chuyển. Gv : Như vậy trong 1 từ nhiều nghĩa sẽ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. ? Em hãy tìm từ " chân " trong các văn bản em đã học ? - Văn bản Thánh Gióng " Một hôm bà ra đồng ... vết chân to , đặt bàn chân ...ướm . Còn những vết chân ngựa - Giặc đã đến chân núi Trâu. ? Ba từ " chân " trong 3 câu văn trên , từ " chân " nào được dùng với nghĩa gốc? Từ nào được dùng với nghĩa chuyển? - Từ " chân " " chân núi " - nghĩa chuyển . Gv treo bảng phụ hoặc bật đèn chiếu bài thơ. Hs đọc bài ttập. ? Trong bài thơ này , nhà thơ Vũ Quần Phương đã sử dụng từ " chân " theo nghĩa nào? Vì sao? - Theo nghĩa chuyển , chỉ bộ phận cuối cùng của sự vật đỡ các bộ phận khác. ? Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người , kể ra ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. ? Xác định yêu cầu của bài tập? - Chia lớp thành 2 nhóm , mỗi nhóm 1 từ. * Mũi: + Bộ phận nhô ra trên mặt của người hoặc động vật có xương sống dùng để ngửi. + Mũi thuyền, mũi kim : Bộ phận nhô ra phía trược một vật. + Mũi đất : Chỉ 1 mỏm đất nhô ra ở sông, biển. + Quân chia 3 mũi: Bộ phận lực lượng có nhiệm vụ tiến công theo 1 hướng nhất định. ? Vì sao em tìm được các nghĩa bên? - Tra từ điển : tay, tay ghế, tay súng, tay sào. - Phụ thuộc vào văn cảnh. Gv Về nhà các em làm tiếp bài tập 1. - Một số bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. - Lá phổi , lá gan, cơ thể người. - Quả : quả tim, quả thận. ? Xác định yêu cầu của bài tập 3. - Tìm một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ Tiếng Việt. a, Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động. + Cái cưa : cưa gỗ, + cân chuối - muối dưa. + cái bào - bào gỗ ; + Cân muối - muối dưa. b, Chỉ hoạt động chuyển thành chỉ sự vật. + Nắm cơm - ba nắm cơm. + Gói bánh - ba gói bánh. I. Từ nhiều nghĩa 1, Ví dụ. - Từ "chân" - Từ " tai " + Tai người + Tai ấm + Thiên tai. - Compa : đồ dùng học tập của học sinh có một chânnhọn, một chân có chì hoặc bi , 1 đầu có nắp chỉ để quay, dùng để vẽ hình. 2, Bài học : - Trong từ vựng Tiếng Việt từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa. - Từ có 2 nghĩa trở lên người ta gọi là từ nhiều nghĩa. * Bài tập 4: sgk - Từ bụng: + Nghĩa 1: Bộ phận cơ thể của người , động vật chứa dạ dày, ruột ... + Nghĩa 2 : Biểu tượng của ý nghĩa sâu kín không bộc lộ ra đối với người, việc nói chung. + Nghĩa 3 : Phần phình to ở giữa một số sự vật VD: bụng chân. II/ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Từ bụng là từ nhiều nghĩa. + Nghĩa 1 là nghĩa gốc. + Nghĩa 2,3 là nghĩa chuyển. 1, Chuyển nghĩa : là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc : Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển : Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. * Bài tập . * Chú ý : Thông thường trong câu 1 từ chỉ 1 nghĩa nhất định . Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc, lẫn nghĩa chuyển. * Ghi nhớ sgk. III. Luyện tập . * Bài tập 1 tr. 56. * Bài tập 2 tr. 56. * Bài tập 3 tr. 57. D. Củng cố ( 5' ) ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ? Thế nào là từ chuyển nghĩa? Có mấy hiện tượng chuyển nghĩa của từ? E. Hướng dẫn học bài.( 2' ) - Làm tiếp các bài tập còn lại trong sgk. Bài tập : Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ " mũi " trong các câu sau. + Trùng trục như con chó thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. ( câu đố) + Mũi thuyền ta đó , mũi Cà Mau. ( Xuân Diệu ) + Quân ta chia làm 2 mũi tấn công. + Tôi đã tiêm phòng 3 mũi. - Học thuộc phần ghi nhớ sgk. - Làm bài tập 5 sbt. - Đọc trước bài " Lời văn, đoạn văn tự sự ." IV. Rút kinh nghiệm. .................................................................... Tiết 20 lời văn , đoạn văn tự sự Ngày soạn : Ngày dạy : I/ Mục tiêu cần đạt. - Hs năm được hình thức lời văn kể người, kể việc , chủ đề và liên kết trong đoạn văn . Xây dựng được đoạn văn , giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày. - Nhận ra được đoạn văn giới thiệu , nhận ra các hình thức , các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật , sự việc, kể việc , nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng trong đoạn văn , giới thiệu nhân vật và kể việc. - Giáo dục ý thức xây dựng đoạn văn đúng chủ đề. II. Chuẩn bị : + Thầy : Chuẩn bị ra bảng phụ hoặc giấy trong một số đoạn văn kể người, kể việc. + Trò : xem lại toàn bộ các văn bản đã học. III. Hoạt động dạy và học. A. ổn định tổ chức: Kiểm tra số lượng. B. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? ? Nghĩa chính và nghĩa chuyển khác nhau như thế nào? C. Bài mới. GV ở các tiết tập làm văn trước, các em đã tìm hiểu những yếu tố quan trọng cấu thành văn tự sự đó là sự việc, nhận vật. Chủ đề : Để tạo được văn bản tự sự hoàn cảnh cần làm gì và thực hiện diễn đạt đoạn văn , lời văn như thế nào, giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu . GV Ghi 2 đoạn văn 1,2 trong sgk ra bảng phụ hoặc giấy trong. GV: Lời văn : ở đây hiểu là cách thức diễn đạt, kiểu diễn ngôn tiểu thuyết , diễn ngôn lí luận. ở đây ta nói về lời văn bằng diễn ngôn tự sự tức là lời văn giới thiệu về nhân vật , lời văn kể việc. ? Chú ý vào đoạn văn thứ nhất và
Tài liệu đính kèm: