Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt - Trần Văn Thuận

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.

- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.

2. Kĩ năng

- Nhận diện, phân biệt được

+ Từ và tiếng

+ Từ đơn và từ phức

+ Từ ghép và từ láy

- Phân tích cấu tạo của từ.

3. Thái độ.

 - Hiểu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, bồi đắp tình yêu tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, SGV,Bảng phụ. Ti vi hoặc máy chiếu

- HS: Đọc bài trước, thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi SGK.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

* Khởi động: Ở chương trình tiểu học, chúng ta đã tìm hiểu về từ. Bài học hôm nay sẽ

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 7144Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt - Trần Văn Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C. GIÁO ÁN MINH HỌA TIẾT DẠY CHUYÊN ĐỀ
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
Tiết 3 : TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức. 
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kĩ năng
- Nhận diện, phân biệt được
+ Từ và tiếng
+ Từ đơn và từ phức
+ Từ ghép và từ láy
- Phân tích cấu tạo của từ. 
3. Thái độ.
 - Hiểu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, bồi đắp tình yêu tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV,Bảng phụ. Ti vi hoặc máy chiếu	 
- HS: Đọc bài trước, thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
* Khởi động: Ở chương trình tiểu học, chúng ta đã tìm hiểu về từ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm vững hơn về đặc điểm của từ và các kiểu cấu tạo của từ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : HD HS chiếm lĩnh khái niệm từ, từ ôn tập đến hiểu mới. 
Bước 1: Giới thiệu bài. 
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK 
Chúng ta tìm hiểu ví dụ. 
? Câu văn trên có mấy từ? Tiếng? 
? Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết điều đó? 
? Trong câu trên, các từ có gì khác nhau về cấu tạo? 
? Em có nhận xét gì về nghĩa của các tiếng đã tách? 
+ Ta thường nghe nói: Tiếng này có nghĩa, tiếng này chưa rõ nghĩa hoặc chưa đủ nghĩa: Dù đủ nghĩa hay chưa rõ nghĩa nhưng đều là đơn vị cấu tạo từ. 
? Đơn vị được gọi là tiếng dùng để làm gì? 
? Khi nào một tiếng được coi là một từ
+ Yêu cầu HS làm nhanh BT sau: 
- Xác định số lượng từ, tiếng trong câu thơ sau? 
+ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 
- Cho một vài ví dụ về tiếng?
Bước 2: HD tìm hiểu mục 2 - Phân biệt từ đơn, từ phức. 
+ đọc VD2/SGK l
 - Gọi HS đọc VD. 
? Nhìn số tiếng trong VD, em có nhận xét gì? 
? Điền các từ trong câu vào bảng phân loại? 
? Từ một tiếng gọi là từ gì? 
 Từ hai tiếng gọi là từ gì? 
+ Khảo sát một số từ 3, 4 tiếng để tiếp tục phân loại tìm ra đặc điểm của từ đơn, từ phức. 
Bước 3: HD HS phân biệt đặc điểm của từ. Xác định đơn vị cấu tạo từ. 
? Quan sát các từ phức trong ví dụ, em có nhận xét gì? 
Giảng: Từ nào có sự kết hợp về nghĩa là từ ghép; từ nào có sự kết hợp về vần, âm là từ láy. 
? Vậy từ ghép là gì? từ láy là gì? 
+ Chốt bài học, cho HS đọc ghi nhớ 2/SGK. 
* HOẠT ĐỘNG 2 : HD luyện tập. 
+ Tổ chức cho HS làm BT với nhiều hình thức khác nhau. 
+ HD BT 1, 2. 
- HD HS làm BT/SGK. 
* Bài tập bổ sung:
Chính tả: “Con Rồng cháu Tiên” (Từ “Ít lâu sau khỏe mạnh như thần” 
GV: Hướng dẫn cho 1 học sinh tổ chức cho lớp viết
Bài 3,4,5 : GV hướng dẫn HS về nhà
* Thực hiện mục I/SGK. 
- Đọc các ví dụ - Phát hiện, thảo luận.
- Có 9 từ, 12 tiếng. 
Dựa vào dấu gạch chéo ( / ). 
- Khác nhau về số tiếng. Có từ chỉ có 1 tiếng, có từ 2 tiếng. 
- Có tiếng có nghĩa, có tiếng chưa rõ nghĩa. 
- Một tiếng được coi là một từ khi tiếng đó có thể trực tiếp dùng để tạo nên câu. 
- 
* Trao đổi, rút ra bài học. 
- Đọc ghi nhớ 1/SGK. 
- Cho ví dụ, nhận xét. 
* Thực hiện mục II/SGK. 
( Thảo luận nhóm )
* Đọc VD, phân tích, trình bày vào bảng hệ thống. 
- Từ 1 tiếng: 12
- Từ 2 tiếng; 4
- Từ đơn: từ, đẩy, nước...
- Từ phức: 
+ Từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng bánh giầy, ăn ở. 
+ Từ láy: trồng trọt.
- Trong từ phức, có từ mang đặc điểm về nghĩa, có từ mang đặc điểm về vần, âm. 
- Từ ghép: là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, có quan hệ với nhau về nghĩa. 
- Từ láy: được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần hay toàn bộ âm của tiếng ban đầu. 
- Đọc ghi nhớ. 
* Thực hiện luyện tập. 
- Làm bài tập: miệng, lên bảng. 
BT1: a) Từ ghép: nguồn gốc, con cháu. 
b) Đồng nghĩa: Cội nguồn, gốc rễ, gốc gác, tổ tiên, huyết thống. 
Bài 2: 
- Theo giới tính (nam nữ): ông và, bố mẹ, anh chị, cậu mợ... 
- Theo bậc (trên dưới): ông cha, ông cháu, cha anh, cha chú...
- Học sinh thực hiện.
- Cho HS chấm điểm và báo cáo kết quả
I. Từ là gì? 
1. Ví dụ.
2. Ghi nhớ. 
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 
II. Phân loại từ: 
1. Ví dụ. 
2. Ghi nhớ. 
* Ghi nhớ( SGK)
III. Luyện tập: 
Bài 1: 
a) Từ ghép. 
b) Từ đồng nghĩa với nguồn gốc. 
c) Quan hệ thân thuộc. 
Bài 2: Khả năng sắp xếp (trên dưới). 
4. Củng cố: 
- GV củng cồ bằng trò chơi giải ô chữ:
HỆ THỐNG CÂU HỎI Ô CHỮ
Câu 1: Từ chỉ gồm một tiếng?
Câu 2: Bánh hình vuông mà Lang Liêu dâng vua Hùng là bánh gì?
Câu 3: Một bước quan trọng trước khi làm bài tập làm văn?
Câu 4: .dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống ()
Câu 5: Chi tiết kỳ lạ nhất trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên?
Câu 6: Nhân vật nào trong truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” sinh ra bọc trăm trứng?
ĐÁP ÁN
T
Ừ
Đ
Ơ
N
B
Á
N
H
C
H
Ư
N
G
L
Ậ
P
D
À
N
B
À
I
T
H
Ầ
N
B
Ọ
C
T
R
Ă
M
T
R
Ứ
N
G
Â
U
C
Ơ
- Củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy :
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc 2 ghi nhớ. 
- Hoàn thiện bài tập vào vở
- Bài tập thêm: Tìm thêm 5 từ đơn, 5 từ phức trong 2 văn bản đã học. 
6. Phần bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc cá nhân:
 Ngày tháng năm 2014 Ngày tháng năm 2014
 Xác nhận của Phó hiệu trưởng Duyệt của tổ KHXH
PHIẾU HỌC TẬP
Chính tả: (Đọc – viết): CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Từ “ Ít lâu sau . khỏe mạnh như thần)

Tài liệu đính kèm:

  • docTừ và cấu tạo của từ Tiếng Việt - Trần Văn Thuận.doc