Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 5, 6: Thánh Gióng - Trần Hiền

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của Thánh Gióng

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

 I. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh gữi nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

 II. Kĩ năng:

- Đọc – Hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại

- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.

- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Bài cũ: Kể lại chuyện "Bánh chưng, bánh giầy". Qua truyền thuyết nhân dân ta mơ ước những gì?

* Bài mới:

Giới thiệu bài Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, có bản, xuyên suốt LSVHVN nói chung, VHDGVN nói riêng. Đầu những năm 70 TK 20 giữa lúc cuộc k/c chống Mỹ cứu nước đang sục sôi khắp 2 miền, nhà thơ Tố Hữu làm sống dậy hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ:

 "Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng

 Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân

 Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

 Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân!"

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 13777Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 5, 6: Thánh Gióng - Trần Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 5- 6: THÁNH GIÓNG
 ( Truyền thuyết )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của Thánh Gióng
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
 	 I. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh gữi nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
 II. Kĩ năng:
- Đọc – Hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Bài cũ: Kể lại chuyện "Bánh chưng, bánh giầy". Qua truyền thuyết nhân dân ta mơ ước những gì? 
* Bài mới: 
Giới thiệu bài Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, có bản, xuyên suốt LSVHVN nói chung, VHDGVN nói riêng. Đầu những năm 70 TK 20 giữa lúc cuộc k/c chống Mỹ cứu nước đang sục sôi khắp 2 miền, nhà thơ Tố Hữu làm sống dậy hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ: 
 	"Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng
 	 Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân
 	 Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
 	Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân!"
 Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng của NDVN. Câu chuyện DG này đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngày nay.
I. Tìm hiểu chung:
- GV hưóng dẫn đọc, đọc mẫu một đoạn. 
- Gọi HS đọc theo đoạn:	
 + Đoạn 1: từ đầu đến “nằm đấy”.
 + Đoạn 2: tiếp đến “cứu nước”
 + Đoạn 3: tiếp đến “lên trời”
 + Đoạn 4: còn lại
Cho HS nhận xét, GV sửa lỗi.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các: (1), (2), (4), (6), (10), (11), (17), (18), (19) thao từng đoạn.
GV giải thích thêm các từ ngữ: Tục truyền, tâu, tục gọi là
Gọi hs kể tóm tắt
II. Đọc - Hiểu văn bản:
 1. Hình tượng Thánh Gióng
Gọi hs đọc đoạn 1
Thánh Gióng ra đời ntn ?
Nhận xét sự ra đời của Gióng?
Vì sao nhân dân muốn Gióng ra đời kỳ lạ thế?
Ra đời kỳ lạ nhưng Gióng lại là con của bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn , phúc đức. Em nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng?
Gọi hs đọc đoạn 2
Có gì kỳ lạ về tuổi thơ của Gióng?
ý nghĩa của chi tiết này?
Gióng đòi sứ giả những gì ? ý nghĩa của chi tiét đó?
Gióng được nuôi lớn lên như thế nào?
ý nghĩa của chi tiết này?
Gọi hs đọc đoạn 3
Có những chi tiết phi thường nào?
ý nghĩa của chi tiết đó?
Hãy phát biểu cảm tưởng của em về trận đánh của Gióng?
Vì sao Gióng chiến thắng ?
Gióng ra đi ntn?? ý nghĩa của chi tiết này?
Truyện có những chi tiết nào liên quan đến lịch sử?
 Vì sao truyện Thánh Gióng được gọi là truyền thuyết?
* Gióng ra đời
- Bà mẹ ướm lên vết chân to về thụ thai
- Sau 12 tháng sinh nở
- Kỳ lạ, khác thường( Mô tuýp quen thuộc ) tạo sức hấp dẫn cho truyện
- Để sau này Gióng thành người anh hùng, không phải là người phàm trần mà là sự đầu thai của thần thánh
- Trong quan niệm DG đã là bậc anh hùng thì phải phi thường kỳ lạ trong mọi biểu hiện , kể cả khi sinh ra
- Gióng gần gũi với mọi người
- Gióng là người anh hùng của nhân dân
- Gióng là con của nông dân lương thiện
Tiết 2:
* Tuổi thơ của Gióng
- Lên 3 không biết nói biết cười
- Giặc Ân xâm lược Gióng cất tiếng nói xin đi đánh giặc
Là chi tiết thần kỳ mang nhiều ý nghĩa:
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta qua hình tượng Gióng
+ Câu nói đĩnh đạc, đường hoàng, cứng cỏi lạ thường thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước luôn thường trực tiềm ẩn trong lòng người dân từ thuở bé thơ, tạo cho người anh hùng khả năng hành động khác thường, thần kỳ
+ Gióng chính là hình ảnh của nhân dân( Bình thường âm thầm lặng lẽ nhưng khi gặp nguy biến thì sẵn sàng đứng lên bất chấp tuổi tác
Lòng yêu nước là tình cảm thường trực nhất , lớn lao nhất của Gióng cũng là của nhân dân ta, ý thức về vận mệnh dân tộc. Câu nói của gióng toát lên niềm tin chiên thắng đồng thời thể hiện sức mạnh tự cường của dân tộc ta
- Ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt
-> Để thắng giặc cần lòng yêu nước nhưng cần cả vũ khí sắc bén để thắng giặc
* Gióng lớn lên và đi đánh giặc
- Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ
- Bà con phải góp gạo để nuôi Gióng
- Dân gian truyền tụng câu: ăn bảy nong cơm ba nong cà , uống một hơi nước cạn đà khúc sông
- Mong ước Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc
cứu nước
- Sức mạnh dũng sỹ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị là sức mạnh của cộng đồng toàn dân
- Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân , lớn lên trong sự che chở của nhân dân, thể hiện tinh thần đoàn kết , yêu nước của nhân dân
- Gióng vươn vai thành tráng sỹ
- Gióng nhổ tre quật vào đầu giặc
- Là cái vươn vai phi thường , cái vươn vai của cả dân tộc, là mong ước của nhân dân về người anh hùng đắng giặc, là một yếu tố thần kỳ
- Gióng đánh giặc bằng cả vũ khí thô sơ bình thường nhất, thể hiện tinh thần tiến công mãnh liệt của Gióng
Học sinh thảo luận , phát biểu
- Gióng chiến thắng vì Gióng mang sức mạnh tổng hợp sức mạnh của sự đoàn kết, của ý chí và sức mạnh của thần thánh
- Người anh hùng Gióng là biểu tượng của nhân dân của dân tộc . Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách , khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên tầm vóc phi thường thì dân tộc bỗng vụt đứng dậy lớn nhanh như Gióng tự mình thay đổi tầm vóc tư thế của mình
* Gióng ra đi
- Bỏ áo giáp sắt lại trên núi Sóc Sơn, cùng ngựa phi thẳng lên trời
-> Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường
-> Bất tử hoá vẻ đẹp của người anh hùng. Đánh giặc xong không về nhận phần thưởng , làm việc nghĩa vô tư. Hình tượng Gióng được kỳ vĩ hoá đậm chất lãng mạn.
- Cuộc xâm lược của giặc Ân
- Thời đại Hùng Vương
- Các địa danh: Sóc Sơn, làng Phù Đổng
- Tre đằng ngà, hồ ao
Gv củng cố thêm khái niệm truyền thuyết
	III. Tổng kết:
 1. Nội dung, ý nghĩa:
- Truyện phản ánh cuộc đánh thắng giặc nước của dt ta thời kì Vua Hùng thứ 6.
- Thể hiện ước mơ và quan niệm của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước , về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
- Gióng là biểu tượng rực rỡ của sự nghiệp và ý thức bảo vệ đất nước
 2. Nghệ thuật:
- Hình tượng TG được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo -> tô đậm vẻ đẹp nhân vật
- Truyện đân xen những chi tiết đời thường khiến cho người anh hùng càng trở nên gần gũi hơn.
IV. Luyện tập
- Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1,2 sgk tr 24
- Đọc phần đọc thêm
V. Củng cố, dặn dò
- Gv củng cố thêm ý nghĩa của truyện
- Dặn về nhà học bài , soạn bài “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh”

Tài liệu đính kèm:

  • docThánh Gióng - Trần Hiền.doc