I. Mục tiêu bài học
- HS nắm được đặc điểm của tính từ và 1 số loại tính từ cơ bản. Nắm được cấu tạo của cụm TT.
- RLKN nhận biết, phân loại TT và cụm TT; biết sử dụng TT và cụm TT trong XD câu, đoạn văn.
- Giáo dục HS ý thức sử dụng từ loại cho phù hợp.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, SGK + SGV Ngữ văn 6, bảng phụ.
- Học sinh: Bài soạn, SGK, vở viết.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức (1')
2. Kiểm tra bài cũ (5')
- Thế nào là cụm ĐT ? Đ2 ngữ pháp của cụm ĐT ? VD minh hoạ?
- KT sự chuần bị bài của HS
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học (37')
Ngày soạn:01/ 12/ 2008 Ngữ văn 6 – Bài 15 Ngày giảng: 04/ 12/ 2008 Giáo án hội giảng cấp trường Tiết 63: Tính từ và cụm tính từ I. Mục tiêu bài học - HS nắm được đặc điểm của tính từ và 1 số loại tính từ cơ bản. Nắm được cấu tạo của cụm TT. - RLKN nhận biết, phân loại TT và cụm TT; biết sử dụng TT và cụm TT trong XD câu, đoạn văn. - Giáo dục HS ý thức sử dụng từ loại cho phù hợp. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, SGK + SGV Ngữ văn 6, bảng phụ. - Học sinh: Bài soạn, SGK, vở viết. III. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức (1') 2. Kiểm tra bài cũ (5') - Thế nào là cụm ĐT ? Đ2 ngữ pháp của cụm ĐT ? VD minh hoạ? - KT sự chuần bị bài của HS 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học (37') Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung chính * HĐ 1: Khởi động - GV đưa ra VD: Bông hoa này rất đẹp. H: Phân tích cấu trúc NP? Từ làm VN thuộc từ loại gì ? ( TT) Một trong số những từ loại của T.Việt là tính từ: Vậy TT có đặc điểm gì ? có các loại TT nào và cấu tạo cụm TT ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới. * HĐ 2: Hình thành kiến thức mới - GV sử dụng bảng phụ - HS đọc BT H: Nhắc lại k/n tính từ mà em đã học ở bậc Tiểu học? - GV lưu ý: căn cứ vào k/n để tìm TT trong BT H: Tìm TT trong các câu trên? H:Em hãy kể thêm 1 số TT mà em biết& nêu ý nghĩa k'quát của chúng ? - HS TL - GV lưu ý lấy VD: Chỉ màu sắc: xanh, đỏ,...chỉ mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt,Chỉ hình dáng: cao, gầy, lệch, nghiêng, .Chỉ kích thước: to, nhỏ, lớn, bé, vừa,Chỉ đặc trưng trí tuệ: thông minh, sáng suốt, ngu đần, giỏi giang, Chỉ đặc trưng về tâm lí: nóng nảy, điềm đạm, vui tính,Chỉ trang thái vật lí: cứng, mềm, giòn, dẻo,Chỉ p/c của sự vật: tốt, xấu, thật thà, trung thực,Chỉ trạng thái: ốm yếu, khoẻ mạnh,Chỉ p/c của hoạt động: nhanh nhẹn, chậm chạp, tháo vát,.. H: Em hãy so sánh tính từ với ĐT ( về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng, cũng, vẫn,và khả năng làm CN-VN trong câu? - HSHĐ nhóm bàn (3')- Báo cáo KQ' - GVNX,KL: VD: + đã chín vàng, đang xanh, cũng tốt, vẫn tươi +Không thể nói: hãy bùi, đừng ngọt, chớ chua (Lưu ý: đừng xanh như lá, đừng bạc như vôi) + Khả năng k/hợp với các từ chỉ mức độ ( rất, hơi, khá, lắm, quá ) là khá phổ biến - GV lấy VD: + Tốt gỗ/ hơn tốt nước sơn - làm CN (mất khả năng k/hợp với các phụ ngữ khác) + Em bé/ ngủ -> 1 câu + Em bé/ (rất) chăm chỉ (lắm, học tập) -> chưa đủ (cụm TT) - Ngoài ra TT còn làm bổ ngữ VD: Nó/ chạy rất nhanh H: Qua tìm hiểu BT, em hiểu tính từ là gì? TT có những đặc điểm gì? - HS đọc ghi nhớ - GV lưu ý và khắc sâu kiến thức - Yêu cầu HS đặt câu có tính từ VD: Bạn Lan/ rất chăm ngoan H: Trong các TT ở bài tập 1, TT nào kết hợp được với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, quá, lắm, khá )? Giải thích vì sao? VD: bé quá, rất oai, oai quá, rất bé, hơi nhạt, hơi héo - GVKL: H: Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ? Giải thích vì sao? - GVKL: H: Qua tìm hiểu BT, hãy cho biết có mấy loại TT ? cho VD ? - HS đọc ghi nhớ - GV khắc sâu kiến thức - Yêu cầu HS lấy VD VD: Quả chuối này hơi xanh Nải chuối có nhiều quả nho nhỏ, xinh2 - HS đọc BT , chú ý các cụm từ in đậm - Cho HS phân tích các cụm từ in đậm, chỉ ra phần TT, phần trước, phần sau và điền vào bảng cấu tạo cụm TT. Gợi ý: H: Tìm TT trong các cụm từ trên? - yên tĩnh, nhỏ, sáng H: Những từ nào đứng trước hoặc sau TT làm rõ nghĩa cho TT vừa tìm? - vốn, đã, rất, lại, vằng vặc, ở trên không - GV KL: Những từ vừa tìm được trong câu chính là các phụ ngữ của TT và cùng với TT tạo thành cụm TT - Dựa vào những hiểu biết trong bài trước về cụm DT, cụm ĐT, hãy vẽ mô hình cấu tạo của những cụm TT trên - GVHDHS HĐ nhóm bàn câu hỏi 2- SGK. 155 - GVNX-KL: + Phần trước: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, rất, hơi, khá, tuyệtý nghĩa về quan hệ t/g, mức độ + Phần sau: lắm, quá-> ý nghĩa mức độ/ bằng, như-> so sánh H: Từ việc p.tích BT, em hãy cho biết thế nào là cụm TT ? CTT có cấu tạo ntn? - HS đọc ghi nhớ - GV nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức - Yêu cầu HS lấy TT, phát triển thành cụm TT và đặt câu với CTT đó * HĐ 3: HD luyện tập + HS đọc và nêu y/c BT 1 - HS tìm cụm TT + GV nêu yêu cầu BT và HD HS cách làm - HS làm BT - GVNX, cho điểm - HS đọc và nêu yêu cầu của BT3. - HĐ nhóm (3')- Báo cáo KQ' - GVNX, KL: + Cách dùng ĐT:gợn (sóng) -> nổi (sóng) + Cách dùng TT: từ êm ả -> dữ dội -> mù mịt -> ầm ầm - HS đọc và nêu yêu cầu BT - Làm bài- GVNX- KL: 1' 10' 7' 9' 10' I. Đặc điểm của tính từ 1. Bài tập (SGK.153) *Phân tích ngữ liệu - Các tính từ: a) bé, oai b) nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi. -> Chỉ đặc điểm, t/c' của sự vật. - So sánh với ĐT: + Có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫnnhư ĐT để tạo thành cụm TT + Khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ,hạn chế hơn ĐT + Khả năng làm CN giống ĐT; làm VN hạn chế hơn ĐT 2. Ghi nhớ 1 (SGK .154) II. Các loại tính từ 1. Bài tập (SGK.154) * Phân tích ngữ liệu - Các TT bé, oai, nhạt, héo: có khả năng k/hợp với những từ chỉ mức độ -> TT chỉ đặc điểm tương đối - Các TT vàng tươi, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối không có k/năng k/hợp với từ chỉ mức độ -> TT chỉ đặc điểm tuyệt đối 2. Ghi nhớ 2 ( SGK. 154) III. Cụm tính từ 1. Bài tập (SGK. 155) * Phân tích ngữ liệu a) vốn đã rất yên tĩnh b) nhỏ lại c) sáng vằng vặc ở trên không -> Cụm TT - Mô hình cụm TT Phần trước Phần t.tâm Phần sau vốn/ đã/ rất yên tĩnh nhỏ sáng lại vằng vặc/ ở trên không 2. Ghi nhớ 3 (SGK. 155) IV. Luyện tập 1. Bài tập1 ( SGK.155): Tìm cụm tính từ a) sun sun như con đỉa b) chần chẫn như cái đòn càn c) bè bè như cái quạt thóc d) sừng sững như cái cột đình đ) tun tủn như cái chổi sể cùn. 2. Bài tập 2 ( SGK.156): T/dụng của việc dùng TT và các phụ ngữ so sánh. - TT đều là từ láy có t/d gợi hình gợi hình ảnh. - H/ả mà các TT gợi ra đều là những sự vật tầm thường, bé nhỏ không giúp gì cho việc nhận thức 1 sự vật to lớn, mới mẻ như "con voi". - Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan. 3. Bài tập 3 ( SGK.156): So sánh cách dùng ĐT, TT -> ĐT, TT dùng trong những lần sau mang t/c’ mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước thể hiện thái độ giận dữ của biển khơi ngày một tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. 4. Bài tập 4 (SGK.156) - Những TT được dùng lần đầu p/a' c/s nghèo khổ. Mỗi lần thay đổi TT là mỗi lầm c/s tốt đẹp hơn. Nhưng cuối cùng TT dùng lần đầu được dùng lặp lại thể hiện sự trở lại như cũ -> sự trừng phạt mụ vợ: sứt mẻ/ sứt mẻ, nát / nát ơ 4. Củng cố: (1') - Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản cần nắm 5. Hướng dẫn học bài (2') - Học bài, thuộc các ghi nhớ, hoàn thiện BT còn lại trong SGK + SBT - Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng việt (đã nêu ở giờ trước)
Tài liệu đính kèm: