Giáo án Ngữ văn 6, tập 1 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Truyện trung đại)

A. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp HS:

- Cảm, hiểu phẩm chất cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề mà còn có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ lúc ốm đau lên trên tất cả.

- Hiểu thêm cách viết tuyện trung đại gần với sử, kí.

B. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài. Tranh minh hoạ

- HS: Soạn, trả lời các câu hỏi sgk.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1814Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 1 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Truyện trung đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
(Truyện trung đại)
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
- Cảm, hiểu phẩm chất cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề mà còn có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ lúc ốm đau lên trên tất cả.
- Hiểu thêm cách viết tuyện trung đại gần với sử, kí.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài. Tranh minh hoạ
- HS: Soạn, trả lời các câu hỏi sgk.
C. Tiến trình các hoạt động dạy - học.
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra:
 Kể lại truyện "Mẹ hiền dạy con" ở ngôi thứ nhất trong vai bà mẹ. Tại sao nói mẹ Mạch Tử là bậc đại hiền?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Dựa vào phần chú thích, nhắc lại những đặc điểm cơ bản về tác giả Hồ Nguyên Trừng?
GV: “Nam ông mộng lục” là tập truyện viết bằng chữ Hán trong thời gian tác giả sống lưu vong ở Trung Quốc.
- GV đọc truyện.
- Xác định ngôi kể, thứ tự kể, nhân vật chính trong truyện?
- Nhân vật chính trong truyện được kể lại bằng các SV nào? Các SV đó ứng với những đoạn truyện nào?
- PTBĐ chính?
- Quan sát văn bản, em cho biết lương y họ Phạm được giới thiệu qua những chi tiết nào? Nhận xét về lời văn, giọng điệu của tác giả khi giới thiệu về ông?
- Cách giới thiệu của tác giả cho em hiểu gì về thầy thuốc họ Phạm?
- Trên thực tế, người đời “trọng vọng” thầy thuốc họ Phạm còn vì lí do nào? Phân tích?
- Điều đó nói lên phẩm chất gì của thầy thuốc họ Phạm?
- Tấm lòng của vị thầy thuốc giỏi bộc lộ rõ trong một tình huống đặc biệt. Đó là tình huống nào? 
- Em có nhận xét gì về tình huống này? 
GV: Tình huống khó khăn với người thầy thuốc có lương tâm. Cưỡng lệnh vua là phạm thượng, có thể mất đầu, nhưng vào cung khám bệnh thì người dân kia sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Theo em tình huống này có vai trò như thế nào trong truyện? 
- Trong tình huống trên, vị lương y Phạm Bân đã hành xử như thế nào? Phân tích câu nói của ông?
- Qua đó, truyện giúp em cảm nhận được những gì về nhân vật này?
- Y đức của thái y lệnh đã đem lại kết quả như thế nào ?
GV liên hệ đời Trần.
- Truyện kể, về sau nhiều con cháu họ Phạm đã thành lương y, được người đời khen. Em hiểu điều đó như thế nào?
- Câu chuyện về thái y lệnh họ Phạm cho em hiểu gì về người thầy thuốc chân chính?
- Đức của thầy thuốc là y đức. Qua truyện, em hiểu y đức của người thầy thuốc chân chính là gì ?
- Y đức này có cần cho người thầy thuốc hôm nay không ? Vì sao?
- Qua phân tích, em hiểu thêm gì về truyện trung đại ?
- Theo em, ý nghĩa cơ bản của truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” là gì?
- HS trả lời. 
- Đọc truyện.
- Nhân vật chính: Danh y Phạm Bân.
+ SV 1: Công đức của thái y lệnh họ Phạm (Từ đầu... trọng vọng).
+ SV 2: Lương y họ Phạm kháng lệnh vua chữa bệnh cho người nghèo: Tiếp theo đến “mong mỏi”.
+ SV 3: Hạnh phúc chân chính của thái y lệnh họ Phạm : Còn lại.
- HS trả lời.
- HS tìm, trả lời.
- Đem hết của cải thóc gạo, thuốc...cấp và chữa bệnh cho người bệnh tứ phương -> Thương người nghèo, cứu được nhiều dân thường.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Tạo ra sự bất ngờ, góp phần bộc lộ rõ đặc điểm tính cách nhân vật.
- HS phát hiện, trả lời.
-> Ông là người thầy thuốc chân chính, có lòng nhân ái, có tinh thần trách nhiệm, trị bệnh vì người chứ không phải vì bản thân mình.
- Là người thầy thuốc biết tôn trọng và đề cao y đức, luôn tin tưởng vào việc mình làm.
- HS suy nghĩ trả lời.
-> Trị bệnh vì người chứ không vì mình.
- HS bộc lộ.
- Rất cần, thời nào cũng cần, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, lương tâm người thầy thuốc liên quan đến tính mạng con người.
- Ghi chép chuyện thật, biết xoáy vào tình huống gay cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét.
- Ca ngợi phẩm chất cao quí của vị thái y lệnh họ Phạm.
I. Tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả - tác phẩm
2. Đọc - kể. 
3. Bố cục: 3 phần 
4. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 
1. Giới thiệu người thầy thuốc.
- Có nghề y gia truyền.
- Giữ chức thái y lệnh.
-> Giọng văn trang trọng, ca ngợi.
-> Là người có địa vị xã hội, một thầy thuốc giỏi.
=> Ông là người có tài, có đức, không vụ lợi, có tấm lòng lương y như từ mẫu.
2. Tấm lòng người thầy thuốc.
- Cùng lúc phải lựa chọn: chữa bệnh trọng cho dân hay vào cung khám bệnh theo lệnh vua. 
-> Tình huống khó khăn.
- Không chần chừ, quyết định cứu người, “Tôi có mắc tội...xin chịu”.
-> Đặt mạng sống của người bệnh lên trên hết. Tin tưởng vào việc làm đúng đắn của mình, không sợ quyền uy.
- Kết quả: Người bệnh được cứu sống, được vua khen là bậc lương y chân chính.
-> Tài đức của thái y lệnh sống mãi, được con cháu kế tục xứng đáng.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm BT phần luyện tập.
- Đóng vai Thái y lệnh kể lại tình huống gay cấn nhất.
D. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docThầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (3).doc