Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

 A.Mức độ cần đạt:

 -Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.

 -Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.

 -Biết đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc,từ được dùng với nghĩa chuyển.

 *Lưu ý : Học sinh đã học về từ nhiều nghĩa ở Tiểu học

 1. Kiến thức:

-Từ nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ .

 2.Kỹ năng:

-Nhận diện được từ nhiều nghĩa .

-Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.

3.GDKNS: Trong tiếng Việt từ có thể biến đổi từ nghĩa này sang nghĩa khác khiến người nghe có thể hiểu nhầm ý của người nói. Vậy nên khi giao tiếp các em phải nói có đầu có đuôi, đầy đủ về hình thức và nội dung câu từ, phải phù hợp với tình huống giao tiếp

 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Phiếu học tập. -Hs: soạn bài, SGK.

 C. Tổ chức hoạt động dạy & học:

HĐ 1: Ổn định:

HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 3’:

1.Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.

2. Nêu dàn ý bài văn tự sự?

3. Nêu nhiệm vụ từng phần của dàn ý bài văn tự sự?

 

docx 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2324Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/8 Ngày dạy: 21/9/2012 Lớp: 63
Bài: 5
Tiết: 19 Tiếng Việt: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ 
 A.Mức độ cần đạt:
 -Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
 -Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
 -Biết đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc,từ được dùng với nghĩa chuyển.
 *Lưu ý : Học sinh đã học về từ nhiều nghĩa ở Tiểu học
 1. Kiến thức:
-Từ nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ .
 2.Kỹ năng:
-Nhận diện được từ nhiều nghĩa .
-Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3.GDKNS: Trong tiếng Việt từ có thể biến đổi từ nghĩa này sang nghĩa khác khiến người nghe có thể hiểu nhầm ý của người nói. Vậy nên khi giao tiếp các em phải nói có đầu có đuôi, đầy đủ về hình thức và nội dung câu từ, phải phù hợp với tình huống giao tiếp
 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Phiếu học tập. -Hs: soạn bài, SGK.
 C. Tổ chức hoạt động dạy & học: 
HĐ 1: Ổn định:
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 3’:
1.Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.
2. Nêu dàn ý bài văn tự sự?
3. Nêu nhiệm vụ từng phần của dàn ý bài văn tự sự?
HĐ 3: Giới thiệu bài mới 1’
HĐ 4: Bài mới 42’: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ 
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
A. Tìm hiểu chung 20’:
Đọc rõ ràng, đúng yêu cầu diễn cảm văn bản.
Tìm hiểu nghĩa khác của từ chân.
1.Trong bài thơ có bao nhiêu từ chân? 
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Có 7 từ “chân”
2. Tìm các nghĩa khác nhau của các từ chân đó. (Cho các em tra từ điển).
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng.
-Bộ phận dưới cùng của của 1 số đồ vật, có tác dụng đở cho các bộ phận khác.
-Bộ phận dưới cùng của 1 số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng.
3. Tìm một số từ có nghĩa như từ “Chân” : Mắt?
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Điểm chung của từ mắt: chỗ lồi lõm, hình tròn hoặc hình thoi.
4. Thế nào là từ nhiều nghĩa?
*H trình bày . . .
*G chốt lại: 
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Hiện tượng từ nhiều nghĩa phụ thuộc vào đâu? 
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Tùy vào hoàn cảnh sử dụng từ.
2. Em nghĩa ban đầu của từ chân? mối quan hệ giữa nghĩa các từ chân?
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Bộ phận dưới cùng của cơ. Chân: bàn, ghế, đèn,.
3. Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Một nghĩa.
4. Trong bài thơ từ “chân” được dùng với nghĩa nào?
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Nghĩa chuyển, và nghĩa chuyển này được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc “chân” bộ phận dưới cùng của con người dùng để đi đứng.
5. Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Một từ có mấy nghĩa?
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Ngoài nghĩa gốc còn có nghĩa chuyển. Một từ có thường dùng hai nghĩa (gốc và chuyển)
B. Luyện tập 22’:
1. 
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Một số từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa.
a.Đầu: Đau đầu, nhức đầu, đầu sông, đầu đường,đầu mối.
b.Mũi:
- Mũi lỏ, sổ mũi, mũi kim, mũi thuyền, mũi đất.
- Cánh quân chia làm 3 mũi.
c.Tay. Đau tay, cánh tay,tay ghế, tay vịn cầu thang, tay anh chị, tay súng, tay thiện xạ.
2. 
*H trình bày . . .
*G chốt lại: Lá=> lá phổi, lá lách; Quả=> quả tim, quả thận.
3. 
*H trình bày . . .
*G chốt lại: 
a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động. 
- Hộp sơn=> sơn cửa; cái bào=> bào gỗ.
- Cầu muối=> cầu dừa.
b. Chỉ thành hành động chỉ đơn vị.
- Đang bó lúa=> gánh 3 bó lúa.
- Cuộn bức tranh=> ba cuộn giấy.
- Đang nắm cơm=> ba nắm cơm.
4. 
*H trình bày . . .
*G chốt lại: 
a. Tác giả nêu lên 2 nghĩa của từ bụng. Còn thiếu 1 nghĩa:“phần phình to ở giữa của một số sự vật” bụng chân.
b. Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng.
- Ấm bụng=> nghĩa 1.
- Tốt bụng=> nghĩa 2.
- Bụng chân=> nghĩa 3.
5. Chính tả nghe viết đoạn “Một hôm.đem cho chàng” 
A. Tìm hiểu chung.
1.Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
2.Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa :
-Nghĩa gốc : là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
-Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
3.Giá trị biểu đạt của từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp : trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, tạo ra nhiều tấng lớp nghĩa, khiến cho người đọc, người nghe có những liên tưởng phong phú và hứng thú.
B. Luyện tập.
-Nhận biết các từ nhiều nghĩa và nghĩa của chúng.
-Chỉ rõ hiện tượng chuyển nghĩa của các một số từ tiếng Việt.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 1’:
1. Củng cố: Nhắc lại từ có thế có mấy nghĩa? 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà: Nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
-Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
3. Dặn dò: Học bài & soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự.
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTừ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.docx