Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 20 - Tiết: 81, 82: Bức tranh của em gái tôi

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs

- Hiểu được những nét sơ lược về tác giả Tạ Duy Anh.

- Hiểu được ngôi kể và vai kể trong truyện từ đó hiểu được tác dụng của ngôi kể đó.

- Hiểu được diễn biến tâm trạng của người anh, tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng và nhân hậu của cô em gái.

- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm.

- GDHS thái độ biết trân trọng tài năng và thành công của người khác.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tài liệu có liên quan, tranh minh họa, bảng phụ ghi bìa tập trắc nghiệm

- HS: Đọc văn bản, soạn bài, tìm hiểu tác giả, tác phẩm

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của hs

2. Giới thiệu bài: Đã bao giờ em hối hận ăn năn vì thái độ cư xử của mình với người thân trong gia đình chưa? Đã bao giwof em cảm thấy mình rất xấu xa, tồi tệ, không xứng đáng với anh chị em trong gia đình mình chưa? Có hững ân hận hối lỗi làm cho tâm hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, viết về anh em Kiều Phương rất thành công tong chủ đề tế nhị đó.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3682Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 20 - Tiết: 81, 82: Bức tranh của em gái tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22
Tiết :81 & 82 	BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI 
	( Tạ Duy Anh)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Hiểu được những nét sơ lược về tác giả Tạ Duy Anh.
- Hiểu được ngôi kể và vai kể trong truyện từ đó hiểu được tác dụng của ngôi kể đó.
- Hiểu được diễn biến tâm trạng của người anh, tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng và nhân hậu của cô em gái.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm.
- GDHS thái độ biết trân trọng tài năng và thành công của người khác.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tài liệu có liên quan, tranh minh họa, bảng phụ ghi bìa tập trắc nghiệm
- HS: Đọc văn bản, soạn bài, tìm hiểu tác giả, tác phẩm
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của hs
2. Giới thiệu bài: Đã bao giờ em hối hận ăn năn vì thái độ cư xử của mình với người thân trong gia đình chưa? Đã bao giwof em cảm thấy mình rất xấu xa, tồi tệ, không xứng đáng với anh chị em trong gia đình mình chưa? Có hững ân hận hối lỗi làm cho tâm hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, viết về anh em Kiều Phương rất thành công tong chủ đề tế nhị đó.
3. Tiến trình dạy- học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả và tác phẩm,bố cục, ngôi kể...
- Gv gọi hs đọc phần chú thích* Sgk
GV: Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tạ Duy Anh và tác phẩm bức tranh của em gái tôi?
HS: nêu vài nét cơ bản trong sgk
Hđ3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
- GVhướng dẫn hs cách đọc- Gv đọc mẫu đoạn đầu
- Gv gọi HS đọc tiếp đến hết bài
- Gv cho hs tóm tắt lại toàn bộ nội dung câu chuyện
GV: Theo em nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
HS: Thảo luận (2') Cả hai nhân vật đều là nhân vật chính vì cả hai nhân vật đều hiển diện trong truyện. Nhưng nếu xét về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng truyện không nhằm về việc khẳng định ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của người em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự thức tỉnh của nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Như vậy nhân vật người anh được coi là trung tâm. Việc xác định nhân vật chính và nhân vật trung tâm cũng là để nhận thức đúng nội dung, chủ đề của tác phẩm.
GV: Theo em truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Cách kể như vậy có tác dụng gì?
HS: Truyện được kể từ ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật người anh. Cách kể này có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên. Mặt khác nhân vật người em cũng được thể hiện ra một cách nhìn và sự biến đổi thái độ của người anh để đén cuối truyện mới bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn lòng nhân hậu và tình cảm trong sáng. Cách kể từ ngôi thứ nhất còn giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tình cảm, ý nghĩa của mình để vượt lên, do đó chủ đề tác phẩm càng có ý nghĩa về sự tự đánh giá, tự nhận thức, một phẩm chất rất cần thiết trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
TIẾT 2 (82)
Hđ2: Gv tiếp tục hướng dẫn hs tìm hiểu bài học.
GV: Theo em diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm được tác giả miêu tả ntn?
HS: Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là một trò nghịch ngợm của trẻ em và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến mèo con đã vẽ những gì (Đặt tên cho em và theo dõi em gái chế màu vẽ)
.
 GV: Cho HS liên hệ bản thân
? Em thử giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh trong phòng triển lãm?
GV: Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
? Em có nhận xét gì về người anh của Kiều Phương?
HS: Từ đó người anh đã hiểu ra rằng, bức chân dung về mình được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.
GV: Tác giả đã quan sát và miêu tả cô em gái qua những phương diện nào?
- Gv gợi ý cho hs chỉ ra được các chi tiét sau:
Tác giả đã tập trung miêu tả ngoại hình( Tập trung tả nét mặt) cử chỉ và hành động( Sự tò mò và hiếu động, việc tự chế màu vẽ và say mê vẽ tranh) thái độ quan hệ với người anh.
GV: Theo em nhân vật kiều phương được tác giả thể hiện qua những nét tính cách và phẩm chất nào?
GV: Từ đó em hiểu được ý nghĩa tư tưởng của truyện là ntn? Từ đó rút ra được bài học và thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác điều gì?
HS: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua mặc cảm, tự ty để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành .Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người tự vượt lên bản thân mình.
Hđ3; Thực hiện tổng kết
- Gv khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện 
- Hs đọc ghi nhớ sgk
Hđ4:Thực hiện phần luyện tập 
Gv cho hs kể tóm tắt lại câu chuyện 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm
 ( Xem chú thích* sgk)
2. Đọc - hiểu chú thích
3. Ngôi kể và vai kể
- Cả hai nhân vật đều là nhân vật chính.
- Người anh còn là nhân vật trung tâm.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất
" Miêu Tả nhân vật một cách tự nhiên.
] Giúp nhân vật tự soi xét tình cảm, ý nghĩ của mình.
I
I/ Đọc- hiểu văn bản
1/ Diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh
- Lúc đầu cho đó là trò nghịch ngợm của trẻ con và không cần để ý đến.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện thì thấy buồn và thất vọng vì bản thân mình không hề có chút tài năng nào.
- Nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng và không thể thân thiện với em được nữa.
- Khi đứng trước bức tranh, người anh mới cảm thấy vừa bất ngờ, hãnh diện vừa xấu hổ.
" Miêu tả theo diễn biến tâm lí nhân vật
] Người anh hiểu được bức chân dung của mình được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.
2/ Nhân vật cô em gái
- Hồn nhiên, hiếu động.
- Tài năng hội hoạ
- Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu
] Tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu đã giúp người anh tự nhận ra những hạn chế của bản thân.
III/ Tổng kết:
ghi nhớ: sgk/ 35.
IV/ Luyện tập:
HS đọc diễn cảm câu chuyện
4. Hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị bài Luyện nói quan sát,tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 -------------------------------------------------------------
 Tuần : 22	
Tiết: 83,84 	 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
	VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs
- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể lớp (thực chất là rèn luyện kĩ năng nói)
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Rèn kĩ năng nói trước lớp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ 
- HS: Chuẩn bị nội dung nói theo yêu cầu của GV
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn miêu tả, tác dụng của miêu tả?
2. Giáo thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học
3. Tiến trình dạy- học bài mới:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
Bước1: 
- Gv nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
- Gv có thể gọi hs nói về một số vấn đề đơn giản để từ đó nhận xét kĩ năng nói của hs.
Bước 2:
- Gv nêu yêu cầu của giờ học. chú ý những quy định của việc luyện nói đã nêu ở trên
Bước 3:
- Gv chia lớp học làm 4 nhóm và cho hs thảo luận nhóm bài tâp số1.
Hoạt động 2: Gv cho hs thực hành luyện nói.
Bước1:
- Gv cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Hs nhận xét bài làm của nhóm bạn
Tiết 84
- Gv tiếp tục cho hs thực hành luyện nói
- Gv cho hs thảo luận bài tập 2:
Kể cho các bạn nghe về anh, chị, em của mình.
- Hs tự kể về người thân của mình.
- Gv chú ý cách kể của hs, nhất là cách sử dụng các phương pháp tưởng tưởng, so sánh và nhận xét về các đặc điểm của các nhân vật hs tả.
- Gv nhắc nhở thêm cho các em về cách tả người. đồng thời cũng cần tôn trọng cách kể của hs.
- Gv chuyển bài tập 3:
- Gv cho hs thảo luận nhóm học tập
- HS tập nói trước tổ, sau đó nói trước tập thể lớp từng đoạn: MB, TB, KB --> nói cả bài.
Bài tập1:
- Hình ảnh Kiều Phương là một hình ảnh đẹp. Các nhận xét và miêu tả về Kiều Phương đã làm sáng lên tài năng và đặc biệt là vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, tấm lòng vị tha và nhân hậu.
- Người anh trai của Kiều Phương cũng là người có phẩm chất tốt đẹp, biết hối hận và nhận ra được tấm lòng cao đẹp của người em gái.
Bài Tập 2: Kể về anh, chị, em của mình
Bài Tập 3: lập dàn ý cho một đêm trăng sáng.
* Mở bài: giới thiệu chung về cảnh đêm trăng.
* Thân bài:
- Đó là đêm trăng ntn?
- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu.
- Bầu trời ntn? đêm trăng ra sao, vầng trăng, cây cối có gì đáng chú ý, nhà cửa, làng mạc ntn?
- Để miêu tả được cảnh đẹp của đêm trăng cần so sánh những hình ảnh ấy ntn?
* Kết bài: nêu cảm nhận của em về đêm trăng.
4. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét tiết luyện nói.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
-: Gv dặn hs học bài và tập quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét xung quanh.
- Tập viết bài văn miêu tả.
- Chuẩn bị bài Vượt thác.
Kí duyệt:
Ngày 18 tháng 1 năm 2010
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 22.doc