Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 26 - Tiết 107 đến tiết 109

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

- nắm được khái niệm và đặc điểm của các thành phần chính của câu.

- có ý thức đặt câu và dùng câu có đầy đủ các thành phần chính.

- rèn kĩ năng nói viết có chủ ngữ và vị ngữ.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi ví dụ

- HS: Soạn bài sgk

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ? Lấy ví dụ?

2. Tiến trình dạy- học bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2737Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 26 - Tiết 107 đến tiết 109", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 107	CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- nắm được khái niệm và đặc điểm của các thành phần chính của câu.
- có ý thức đặt câu và dùng câu có đầy đủ các thành phần chính.
- rèn kĩ năng nói viết có chủ ngữ và vị ngữ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ
- HS: Soạn bài sgk
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ? Lấy ví dụ? 
2. Tiến trình dạy- học bài mới:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
Hđ1: Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
? Ở bậc tiểu học em đã được học về các thành phần câu? Em hãy kể các thành phần đó và cho ví dụ?
HS: Các thành phần câu là trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Hôm nay/ lớp 6B/ đi lao động.
? Em hãy xác định các thành phần câu trong ví dụ?
- Gv ghi ví dụ lên bảngvà cho hs xác định
? Trong các thành phần đó thì thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu? Vì sao?
HS: Trong câu thành phần chủ ngữ và vị ngữ bắt buộc phải có mặt, không thể lược bỏ được. Vì sự có mặt của các thành phần đó sẽ làm cho câu diễn đạt ý nghiã được trọn vẹn hơn. Thành phần đó được gọi là thành phần câu.
? Còn các thành phần khác nếu lược bỏ đi thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Đó là thành phần nào?
HS: Ngoài chủ ngữ và vị ngữ, các thành phần khác có thể lược bỏ được mà ý nghĩa của câu không thay đổi, thành phần đó là thành phần phụ của câu.
- Gv khái quát lại bằng ghi nhớ trong sgk/92.
HĐ2: Tìm hiểu vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ trong câu.
? Em hãy phân tích ví dụ ở mục1?
HS:Vị ngữ kết hợp vói những từ: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới...
? Thử đặt câu hỏi để xác định vị ngữ? và cho biết vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
?Vị ngữ thường có cấu tạo như thế nào?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 93.
HĐ3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chủ ngữ của câu.
? Đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ của các ví dụ trên và cho biết đặc điểm của chủ ngữ?
? Em hãy cho ví dụ về chủ ngữ do động từ, tính từ đảm nhiệm?
- Hs cho ví dụ- gv nhận xét và kết luận và cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 93.
Hđ3: Hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
Bài tập1: Cho hs đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- Hs thực hiện- gv nhận xét và ghi bảng:
 Bài tập 2: Gv hướng dẫn cho hs đặt câu theo yêu cầu của bài tập.
- Gv cho hs thực hiện bài tập nhanh
Bài tập 3: Cho hs xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu vừa đặt
- Hs thi làm bài tập nhanh.
I. Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
* Ví dụ: Chẳng bao lâu/ tôi/ đã trở 
 Tr C V
thành chàng dế thanh niên cường tráng.
- Chủ ngữ và vị ngữ trong câu bắt buộc phải có mặt để diễn đạt nội dung.
" Thành phần chính của câu.
- Thành phần không bắt buộc có thể vắng mặt.
" Thành phần phụ.
* Ghi nhớ: sgk/ 92.
II. Vị ngữ trong câu.
1. Đặc điểm của vị ngữ:
- Có thể kết hợp được với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng ,vừa, mới...
- Trả lời cho câu hỏi: làm sao? làm gì? như thế nào?
2. Cấu tạo của vị ngữ:
a) (2 VN) ra đứng cửa hang,
 V (cụm động từ)
 xem hoàng hôn xuống
 V (cụm động từ)
b) (4 VN) nằm sát bên bờ sông
 V (cụm động từ)
 ồn ào (tính từ)
 đông vui (tính từ)
 tấp nập (tính từ)
c) (1 VN) Là người bạn thân của nông dân Việt Nam (cụm danh từ)
- giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. (động từ)
*Ghi nhớ: sgk/ 93.
III/ Chủ ngữ của câu.
* Ví dụ: Chủ ngữ, cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã cho:
a) tôi (1CN) – đại từ
b) chợ Năm Căn (1CN) – cụm danh từ
 c) tre, nứa, trúc, mai, vầu (nhiều CN)- danh từ
--> Biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc diểm nêu ở vị ngữ.
Ví dụ: Lao động là vinh quang.
 Sạch sẽ là đức tính tốt.
* Ghi nhớ: sgk/93.
IV. Luyện tập:
Bài tập1:Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu cấu tạo.
Câu 1: 
- Tôi(CN- đại từ) / đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng(VN - cụm động từ
Câu 2: 
- Đôi càng tôi(CN- cụm danh từ) / mẫm bóng(VN - tính từ)
Câu 3: 
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo (CN - cụm danh từ) / cứ cứng dần và nhọn hoắt(VN - hai cụm tính từ)
Câu 4:
- Tôi(CN - đại từ) / co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ(VN - cụm động từ)
Câu 5:
- Những ngọn cỏ(CN - cụm động từ) / 
gãy rạp y như những nhát dao vừa lia qua (VN - cụm động từ)
Bài tập 2: Đặt câu
Bài tập 3: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu vừa đặt được
3. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tập đặt câu và viết đọan văn có chủ ngữ, vị ngữ . Xác định chue ngx, vị ngữ và cấu tạo.
- Chuẩn bị bài tập làm thơ năm chữ: Nhận diện vần, nhịp, ...; tập làm đoạn, bài thơ 5 chữ về chủ đề môi trường, tình thầy trò, bạn bè, gia đình...
 -------------------------------------------------------------
Tuần 29
Tiết 108	HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
	THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Làm quen với các đặc điểm hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui mà bổ ích và lí thú.
- Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng về những gì mình làm được.
- Tập làm đoạn thơ, bài thơ về chủ đề môi trường, bình, nhận xét được bài thơ đó.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi các đoạn thơ 5 chữ
- HS: Soạn bài theo yêu cầu sgk, tập làm doạn thơ, bài thơ 5 chữ về chủ đề môi trường, tình thầy trò, bạn bè, gia đình.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Em hãy đọc thuộc lòng năm khổ thơ đầu bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đáp án tiết 93,94)
2. Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv cho hs tìm hiểu đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài học ở nhà của hs.
? Theo em thể thơ năm chữ có đặc điểm ntn?
Hđ2: Tập làm thơ
- Gv chia lớp làm bốn nhóm.
- Gv cho hs tìm những khổ thơ, bài thơ năm chữ
- Gv cho hs hoạ theo thơ.
- Cho hs tập làm thơ có vần nối tiếp (chú ý đưa ra những bài thơ về đề tài môi trường )
- Hs đọc thơ và bình thơ của các bạn.
- Gv nhận xét và đánh giá về nội dung và hình thức trình bày của hs
I. Đặc điểm thơ năm chữ
- Số chữ: Năm chữ/ câu
- Số câu: Không hạn chế
- Khổ thơ: Bốn câu, hai câu/ khổ. hoặc không chia khổ.
- Vần: Thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp
- Nhịp thơ: 3/2 hoăc 2/3
II. Thi làm thơ
1. Hoạ theo thơ
 Có chú bé loắt choắt
 Mang cái xắc xinh xinh
 Cái chân đi thoăn thoắt
 Cái đầu chú nghênh nghênh
2. Làm thơ có vần nối tiếp.
3. Đọc và bình thơ
3. Củng cố: Gv nhận xét và đánh giá tiết học.
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Sưu tầm thêm các bài thơ năm chữ.
- Tiếp tục tập làm thơ 5 chữ
- Chuẩn bị bài cây tre: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm và trả lời câu hỏi phần Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
 ---------------------------------------------------------------
Tuần 29
Tiết 109	 Văn bản	CÂY TRE VIỆT NAM
	 ( Thép Mới)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây trevới cuộc sống của dân tộc Việt Nam. cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam.
- Nắm được những đặt điểm nghệ thuật của bài ký: giàu chi tiết và hình ảnh kết hợp với miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
- GDHS lòng tự hào, quý trọng và yêu mến những nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
II.Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh minh họa, tư liệu về tác giả
- HS: Soạn câu hỏi phần hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
III.Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Cảnh biển Cô tô được miêu tả như thế nào? Nhận xét về cách miêu tả cảnh của tác giả Nguyễn Tuân?
2. Tiến trình dạy-học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm
- gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk.
? Em hiểu gì về nhà văn thép mới và tác phẩm cây tre?
GV giới thiệu thêm về tác giả: Thép Mới còn có tên gọi khác là Ánh Hồng. Ông sinh 15/2/1925 và mất 28/8/1991. Ông đã từng tham gia cách mạng từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông từng giữ chức vụ tổng biên tập báo giải phóng và là uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn khoá II và III. Ông đã có nhiều tác phẩm được xuất bản. Tác phẩm Cây tre Việt Nam là một tác phẩm thuyết minh phim thuộc thể ký.
- Gv hướng dẫn cách đọc cho hs - gv đọc mẫu đoạn đầu sau đó gọi hs đọc đến hết bài.
? Em hãy cho biết bài văn được chia làm mấy đoạn và nội dung chính của mỗi đoạn ntn?
Hoạt động 2: HD đọc – hiểu văn bản
? Theo em cây tre có phẩm chất gì? Hãy tìm những chi tiết thể hiện phẩm chất của cây tre?
HS: Liệt kê chi tiết sgk
? Em hãy cho biết để miêu tả phẩm chất của tre tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào
? Ngoài những phẩm chất tốt đẹp đó tre còn có vai trò đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam? Em hãy tìm những chi tiết đó?
HS: Cây tre có mặt ở khắp nơi, luỹ tre bao bọc bản làng, xóm thôn.. Tre giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Tre gắn bó với người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay.
? Em hiểu thế nào là "tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu"
- Gv cho hs thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả và gv nhận xét:
? Theo em hình ảnh cây tre gắn bó với đời sống người dân quê là gì? Điều đó có ý nghĩa ntn?
HS: Nhạc của trúc, nhạc của tre là thứ nhạc của đồng quê. đó chính là nét văn hoá độc đáo của dân tộc.
? Hình ảnh tre mọc trên phù hiệu hs được tác giả đưa vào có tác dụng gì? 
HS: Hình ảnh đó dẫn tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước khi đi vào công nghiệp hoá.
? Ở phần kết của bài tác giả đã thể hiện sự gắn bó của cây tre với đất nước và con người trong hiện tại và tương lai ntn? Em có suy nghĩ gì về điều đó?
? Cây tre còn gắn bó với con người nữa hay không? Em có nhận xét gì về giọng điệu, nhịp điệu của bài văn?
HS: Bài văn có nhiều tính nhạc, tạo nên tính chất trữ tình khi tha thiết, khi sôi nổi bay bổng lôi cuốn người đọc, người nghe.
Hđ3: Gv cho hs khái quát lại nội dung bài học.
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/100.
Hđ4: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
- Gv yêu cầu hs tìm những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ nói về cây tre.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả, tác phẩm: (SGK)
2. Đọc, tìm hiểu từ khó.
3. Bố cục: 4 phần
- P1: Từ đầu" Như người: Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam và có những phong cách đáng quý.
- P2: Tiếp" Chung thuỷ: Tre gắn bó với con người trong đời sống hằng ngày và trong lao động
- P3: Tiếp" Anh hùng chiến đấu: Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
- P4: Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hàn của dân tộc ta trong hiện đại và tương lai.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Phẩm chất của cây tre:
- Có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi.
- Tre ngay thẳng, dẻo dai, cứng cáp.
- Là cánh tay của người nông dân.
- Là vũ khí chống giặc ngoại xâm.
- Giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm.
- Là niềm vui của tuổi thơ và người già.
" Sử dụng hàng loạt tính từ và nhân hoá.
] Cây tre có nhiều phẩm chất đáng quý và được tôn vinh bằng những danh hiệu cao quý.
2. Sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam.
- Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.
- Tre với người vất vả quanh năm
- Trong kháng chiến tre là đồng chí.
" Biện pháp nhân hoá
] Tre có vai trò lớn lao trong đời sống con người Việt Nam sát cánh cùng con người trong lao động và trong chiến đấu.
3/ Tre với tương lai dân tộc:
- Trên đường ta dấn bước tre xanh vẫn là bóng mát.
- Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên những cổng chào thắng lợi.
" Các giá trị văn hoá và lịch sử về cây tre vẫn mãi mãi trong đời sống của con người Việt Nam. Tre vẫn là người bạn đồng hành chung thuỷ.Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ: sgk/100
IV/ Luyện tập:
- Tre già măng mọc
- Mai về miền nam thương trào nước mắt/ Muốn làm cây tre chung hiếu chốn này.
4. Hướng dẫn học ở nhà: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài câu trần thuật đơn.
 -------------------------------------------------------------------
Tuần 29
Tiết 110	CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Nắm được khái niệm câu trần thật đơn.
- Nắm được tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Rèn kĩ năng nhận diện câu trần thuật đơn trong văn bản.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ
- HS: soạn các phần trong sgk
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Vị ngữ là gì? VN thường là những từ loại nào? Cho ví dụ?
? Chủ ngữ là gì? CN thường là những từ loại nào? Cho ví dụ?
2. Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học. Tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn.
- Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk.
? Em hãy phân tích tác dụng của các câu trong ví dụ? Và cho biết đoạn văn gồm có mấy câu?
HS: Đoạn văn gồm 9 câu
- C1:kể; C5: nêu cảm xúc 
- C2: tả; C6: nêu ý kiến
- C3: nêu cảm xúc; C7: cầu khiến; 
- C4: hỏi; ; ; C8: nêu cảm xúc; 
 C9: kể.
? Em hiểu thế nào là câu trần thuật?
HS: Những câu dùng để kể, tả, giới thiệu, hay nêu ý kiến là câu trần thuật.
? Dựa vào khái niệm em hãy cho biết câu nào là câu trần thuật và thử phân tích câu trần thuật vừa tìm được?
? Trong các câu trên câu nào chỉ có một cụm C-V?
HS: Câu 1,2,9 là câu chỉ có một cụm C-V nên đó là câu trần thuật đơn . Còn câu 6 là câu có 2 cụm C-V nên không được coi là câu trần thuật đơn.
? Em hãy cho biết thế nào là câu trần thuật đơn? Câu trần thuật đơn dùng để làm gì?
- HS: đọc ghi nhớ sgk/101.
Hđ2: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập
Bài tập1:
- Gv cho hs đọc đoạn trích.
- Hs tìm câu trần thuật đơn và cho biết mục đích của câu trần thuật đơn đó?
- Gv cho hs thực hiện, sau đó nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 2: Xác định kiểu câu trần thuật đơn
- Gv cho hs thực hiện bài tập nhanh và chọn ba bài nhanh nhất, chính xác nhất để chấm.
Bài tập 3: So sánh cách diễn đạt của các đoạn văn.
Bài tập 5: Gv cho hs viết chính tả nhớ- viết
I. Câu trần thuật đơn là gì?
* Ví dụ: SGK
Câu1,9: Dùng để kể Câu
Câu2: Dùng để tả. trần
Câu 6: Dùng để nêu ý kiến. thuật
C1: Tôi/ đã hếch răng lên, xì một 
 C V hơi rõ dài 
C2: Tôi/ mắng
 C V
C9: Tôi/ về không một chút bận tâm.
 C V
C6: Chú mày/ hôi như cú mèo thế này/
 C V
 ta/ nào chịu được
 C V
" Câu 1,2,9 là câu chỉ có một cụm C-V nên gọi là câu trần thuật đơn.
* Ghi nhớ: sgk/ 101.
II/ Luyện tập:
Bài tập1: Xác định câu trần thuật đơn:
- C1: Dùng để tả, giới thiệu.
- C2: Dùng để nêu ý kiến, nhận xét.
Các câu còn lại là câu trần thuật ghép.
Bài tập 2: Xác định mục đích câu trần thuật đơn.
a, Dùng để giới thiệu nhân vật.
b, Dùng để giới thiệu nhân vật.
c, Dùng để giới thiệu nhân vật.
Bài tập 3: Cả ba ví dụ đều giới thiệu nhân vật phụ trước, rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu và miêu tả hoạt động của nhân vật chính.
Bài tập 5: Viết chính tả( nhớ- viết)
3. Củng cố: Gv khái quát lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Gv dặn hs học bài, làm bài tập 4.
- Chuẩn bị bài Lòng yêu nước: Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
 ---------------------------------------------------------------------
Kí duyệt
Ngày 22 tháng 3 năm 2010
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 29.doc