Giáo án Ngữ văn 6 (cả năm)

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

 - Nêu được khái niệm thể loại truyền thuyết.

 - Xác định được các nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

 - Tóm tắt cốt truyện.

 - Tìm ra được bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.

2/ Kĩ năng

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.

 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.

* Kĩ năng sống:

 - Tự nhận thức và xác định được nguồn gốc tổ tiên.

 - Xác định được giá trị bản thân: lòng biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm với việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

doc 263 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1282Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a cụ thể hơn, xác định một cách rõ hơn trong không gian.
? Em hãy so sánh
- viên quan ấy/ hồi ấy.
- nhà nọ/ đêm nọ.
- Hs trả lời, Gv kết luận:
+ Giống: Cùng là chỉ từ đi kèm, cùng định vị sự vật.
+ Khác: Một bên định vị về không gian, một bên định vị về thời gian.
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về hoạt động của chỉ từ trong câu. ( 10 phút)
? Theo em chỉ từ (I) có tác dụng như thế nào?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Gv nhận xét và kết luận:
Các từ " ấy, nọ, kia" ở phần( I )làm nhiệm vụ phụ ngữ sau cho cụm danh từ.
? Em hãy xác định vai trò của phụ ngữ trong câu?
- Hs trả lời, Gv kết luận:
Câu a, từ đó: làm chủ ngữ của câu.
Câu b, từ đấy: làm trạng ngữ của câu.
? Em hiểu thế nào là chỉ từ?
Hoạt động 3: Gv cho HS thực hiện phần luyện tập trong sgk ( 18 phút)
- Gv lần lượt cho hs thực hiện các bài tập đó trên bảng, ở vở.
- Gv nhận xét và kết luận và cho ghi bảng:
Hs làm theo nhóm- trình bày-> GV nhận xét
Hs làm theo nhóm- trình bày-> GV nhận xét
I/ Chỉ từ là gì?
* Ví dụ: sgk
- ấy, này, nọ: bổ sung ý nghĩa cho các danh từ.
- Định vị không gian
- Tách sự vật này với sự vật khác.
-> Chỉ từ trong câu.
* ghi nhớ 1( sgk -137)
II/ Hoạt động của chỉ từ trong câu:
- Phụ sau cho cụm danh từ
- Làm chủ ngữ trong câu.
Vd: đó là một điều chắc chắn.
- Làm trạng ngữ trong câu.
Vd: từ đấy, nước ta chăm nghề....bánh giầy.
* Ghi nhớ2: SGK/ 138.
III/ Luyện tập:
Bài tập1: 
Tìm chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ của nó.
a, hai thứ bánh ấy.
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
b, đấy, đây:
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm chủ ngữ.
c, nay: 
- Định vị sự vật về thời gian.
- Làm trạng ngữ.
d, đó:
- Định vị sự vật về thời gian.
- Làm trạng ngữ.
Bài tập 2:Có thể thay thế như sau:
 a, Đến chân Núi Sóc=đến đấy.
 b, Làng bị lửa thiêu cháy= làng ấy.
Bài tập 3:
Không thay được. Điều này cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng.
 Chúng Có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận
4/ Củng cố & dặn dò: ( 5 phút)
Thế nào là chỉ từ?
 Hoạt động của cjir từ trong câu.
Học bài, làm BT
 Chuẩn bị bài: Động từ.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt:
Hồ Kim Hoà
Tuaàn: 15 - Tieát : 55 Ngaøy soaïn: 22/11/2014 
 Ngaøy daïy: ............................... 
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
I.MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
 - Trình được đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học.
 - Kể và xác định được ý nghĩa các truyện đã học.
2/ Kĩ năng
 Rèn kỹ năng kể các loại truyện dân gian theo các vai kể khác nhau
3/ Thái độ
GDHS lòng yêu mến tác phẩm văn học dân gian.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Giáo án
 - Học sinh: Ôn tập các truyện đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
 1. Ổn định lớp ( 1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ? Kể lại truyện Treo biển và cho biết truyện phê phán điều gì?
3. Bài mới ( 34 phút)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập ( 24 phút)
Câu hỏi 1: ghi chép và học thuộc định nghĩa ở những phần chú thích có dấu sao (*) trong sách giáo khoa này về các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
 " HS thực hiện ở nhà, GV kiểm tra tập bài soạn củ HS.
 GV yêu cầu HS lần lượt nhắc lại các định nghĩa này trên lớp.
 Câu hỏi 2: Đọc lại các truyện dân gian trong Sgk
 " HS thực hiện 
 Câu hỏi 3: Viết lại tên những truyện dân gian theo thể loại mà em đã học
 Gọi 4 HS lên bảng làm, GV lập bảng thống kê
* Gv chia hs thành 2 nhóm thi tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của truyện
HS đọc câu hỏi 5
? Trao đổi ý kiến, thảo luận: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười
? Từ những đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết và truyện cổ tích, em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích ?
 - Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường
 - Người kể, người nghe tin truyền thuyết là có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo). Còn truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thự tế)
? Hai truyện Thầy bói xem voi và Lợn cưới áo mới có điểm gì giống nhau ?
 - Đều có yếu tố gây cười
 * Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế, những truyện ngụ ngôn như Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng giống như truyện cười, có yếu tố gây cười.
? Viết ra truyện ngụ ngôn nhằm mục đích gì ? Truyện cười nhằm mục đích gì ?
 * Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
Hoạt động 2: Luyện tập( 10 phút)
Cho HS kể chuyện theo nhóm các truyện dân gian đã học theo các vai kể khác nhau.
 Đọc phần đọc thêm để nắm rõ đặc điểm của từng thể loại
I. Nội dung ôn tập:
 1. Truyền thuyết
 2. Truyện cổ tích
 3. Truyện ngụ ngôn
 4. Truyện cười
3. Bảng thống kê các tác phẩm văn học dân gian theo thể loại:
- Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm
- Truyện cổ tích: Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Truyện cười: Treo biển; Lợn cưới áo mới
5. So sánh sự giống nhau và khác nhau:
 a. Giữa truyền thuyết với truyện cổ tích:
 - Giống nhau: đều có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo
 - Khác nhau:
 + Truyền thuyết có cơ sở sự thật lịch sử. Truyện cổ tích không gắn với cơ sở sự thật lịch sử nào.
 + Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử. Truyện cổ tích thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
b. Giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười:
 - Giống nhau: đều có yếu tố gây cười
 - Khác nhau: Truyện ngụ ngôn nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. Truyện cười nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán, châm biếm.
II/ Luyện tập
4/ Củng cố & dặn dò: ( 5 phút)
 ? So sánh sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười?
 * Giống: thường có yếu tố gây cười.
* Khác:
- Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong lịch sử. àMua vui, phê phán, châm biếm những sự việc hình tượng tính cách đáng cười.
- Học thuộc nội dung bài
- Chọn và vẽ tranh minh họa cho một chi tiết nào đó trong các truyện dân gian đã học
- Chuẩn bị: Văn bản Con hổ có nghĩa
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ðððððððððððððððððð
Tuaàn: 15 - Tieát : 56 Ngaøy soaïn: 22/11/2014 
 Ngaøy daïy: ............................... 
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I.MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
 - Xác định thế nào là tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2/ Kĩ năng
 - Tự xây dựng được bài kể chuyên tưởng tượng.
 - Kể chuyện tưởng tượng.
3/ Thái độ
 Ý thức học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Giáo án
 - Học sinh: Chuẩn bị bài.
III. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
 1. Ổn định lớp ( 1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ? Kể chuyện tưởng tượng là gì? Cho ví dụ?
3. Bài mới ( 36 phút)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hđ1: Gv cho hs ôn lại khái niệm kể chuyện tưởng tượng. ( 6 phút)
Hđ 2: Luyện tập ( 30 phút)
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu một số bài tập.
? Bài văn kể chuyện gồm mấy phần, nội dung của các phần ntn? Em hãy thực hiện cho đề bài văn?
- Hs trả lời, Gv kết luận:
Bài văn kể chuyện tưởng tượng gồm ba phần
? Sau 10 năm tuổi em sẽ là bao nhiêu? Khi đó em là người ntn?
- Hs trả lời, Gv kết luận:
Sau 10 năm nữa tuổi em sắp xỉ gần gấp đôi tuổi bây giờ. Lúc đó có thể em đã thành đạt về một lĩnh vực nào đó trong xã hội.
? Khi trở lại trường cũ gặp lại thầy cô, bạn bè em sẽ có cảm tưởng ntn? 
Cảnh gặp mặt sẽ rất vui vẻ, kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện. thầy cô đã già đi nhiều, tóc đã bạc, nhiều thầy cô đã về hưu. Bạn bè cũng khác xưa nhiều lắm...
? Cảnh phòng ốc ntn?
Phòng học có thể khang trang hơn, có thể có nhiều phòng đã bị thay thế bằng những phòng khác..., có thể có nhiều nhà cao tầng mọc lên thay thế cho những phòng học dột nát trước đây. Sân trường có nhiều bóng mát hơn.
? Trước sự thay đổi như thế em có suy nghĩ gì?
 - Hs trả lời, Gv kết luận:
 Xao xuyến, không muốn rời đi.
I/ Ôn lại nội dung kể chuyện tưởng tượng.
II/ Luyện tập:
 Đề bài: em hãy tưởng tượng sự thay đổi của trường em sau 10 năm.
dàn bài
1/ Lập dàn bài :
+ Mở bài: Nêu lí do về thăm trường cũ.
+ Thân bài:
- Chuẩn bị đến thăm trường
-Tâm trạng lúc bấy giờ.
- Đến trường.
- Quang cảnh chung.
- Cảnh gặp thầy cô, bạn bè.
Sự thay đổi của trường 
( phòng học, hàng cây
+ Kết bài: 
- Cảnh chia tay.
- Tâm trạng lúc chia tay.
4/ Củng cố & dặn dò: ( 3 phút)
 - Gv củng cố lại nội dung toàn tiết học.
 - Viết tiếp bài để kể ở tiết sau
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ðððððððððððððððððð
Tuaàn: 15 - Tieát : * Ngaøy soaïn: 22/11/2014 
 Ngaøy daïy: ............................... 
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I.MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
 - Xác định thế nào là tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2/ Kĩ năng
 - Tự xây dựng được bài kể chuyên tưởng tượng.
 - Kể chuyện tưởng tượng.
3/ Thái độ
 Ý thức học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Giáo án
 - Học sinh: Chuẩn bị bài.
III. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
 1. Ổn định lớp ( 1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ? GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS?
3. Bài mới ( 36 phút)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hđ1: Gv cho hs ôn lại khái niệm kể chuyện tưởng tượng.
Hđ 2: Luyện tập ( 15 phút)
- GV cho HS viết bài
- HS viết bài và trình bày
Hđ3: Thực hiện luyện kể ( 21 phút)
- Gv cho hs thực hiện bài tự kể của mình
- Hs kể chuyện- gv nhận xét và uốn nắn cách kể.
I/ Ôn lại nội dung kể chuyện tưởng tượng.
II/ Luyện tập:
 1/ Lập dàn bài :
2/ Viết bài
III/ Luyện kể
4/ Củng cố & dặn dò: ( 3 phút)
 - Gv củng cố lại nội dung toàn tiết học.
 - Chuẩn bị bài con hổ có nghĩa.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ðððððððððððððððððð
Tuaàn: 15 - Tieát : 57 Ngaøy soaïn: 22/11/2014 
 Ngaøy daïy: ............................... 
ĐỘNG TỪ
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Xác định được khái niệm động từ:
+ Ý nghĩa khái quát của động từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ,chức vụ ngữ pháp của động từ).
- Các loại động từ.
- Đặt câu có động từ 
2.Kĩ năng
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
3. Thái độ
 Ý thức học tập nghiêm túc, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: SGK, giáo án, bảng phụ
 - HS: Soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, thảo luận, gợi mở, trực quan
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ? Chỉ từ là gì? Cho ví dụ?
 ? Đặt câu có chỉ từ làm trạng ngữ?
3. Bài mới ( 34 phút) 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm của động từ( 10 phút)
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Em hãy chỉ ra các động từ trong ví dụ?
- Hs trả lời, Gv kết luận:
Các từ chỉ hành động trạng thái của vật, việc là: đi, đến, ra, hỏi, lấy, làm, lễ, treo, có, xem, cười, bảo, bán, đề.
? Em hãy thử so sánh sự kết hợp của các từ ngữ đi kèm của danh từ và động từ?
? Theo em trong câu động từ thường giữ chức vụ gì?
- Hs trả lời, Gv kết luận:
Động từ thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu.
? Em hãy tìm một số động từ khác và đặt câu với động từ đó?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
Mẫu: Em đang học bài.
 Em vẫn chú ý nghe cô giảng bài.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các loại động từ. ( 10 phút)
- Gv cho hs đọc ví dụ và thực hiện bài tập
- Hs thực hiện - Gvkl và ghi bảng.
? Em hiểu thế nào là động từ? Có các loại động từ nào?
* Chú ý: động từ chỉ hành động trạng thái gồm 2 loại nhỏ:
- Động từ chỉ hành động trả lời cho câu hỏi: làm gì?
- Động từ chỉ trạng thái( trả lời cho câu hỏi: Làm sao? Thế nào?)
- Hs đọc ghi nhớ sgk/146.
Hoạt động 3: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập ( 14 phút)
- Gv cho hs đọc văn bản lợn cưới, áo mới và tìm các động từ có trong văn bản
- Gv cho hs đọc đoạn trích sgk.
? Em hãy cho biết giữa từ "đưa" và từ" cầm" có ý nghĩa ntn?
I/ Đặc điểm của động từ
Ví dụ: Sgk
- Từ chỉ hành động, trạng thái.
- Kết hợp với một số phụ ngữ để tạo thành cụm động từ.
- Động từ làm vị ngữ trong câu
II/ Các loại động từ:
Ví dụ: Sgk
- Động từ tình thái: thường đòi hỏi động từ khác đi kèm.
Vd: dám(dám làm), toan( chạy), đừng( đi), định( mua)...
- Động từ hành động, trạng thái: không đòi hỏi động từ khác đi kèm.
Vd: đi, chạy cười nói, ăn, học....
* Ghi nhớ: Sgk/ 146.
III/ Luyện tập:
Bài tập1: Tìm động từ và chỉ ra các loại động từ.
- Động từ tình thái: hay, chả, chợt, có liền.
- Động từ chỉ hành động: khoe, may, đem, mặc, đén, hỏng, khen, thấy, hỏi, tất tưởi, chạy, giở ra, bảo, mặc.
- Động từ chỉ trạng thái: tức, tức tối.
Bài tập 2: Chỉ ra sự đối lập của động từ.
- Đưa: Đem của mình cho người khác.
- Cầm: Lấy của người khác về mình.
4/ Củng cố & dặn dò: ( 5 phút)
 - Trình bày các đặc điểm của động từ?
 - Các loại động từ?
 - Học bài, làm BT
- Chuẩn bị bài: Cụm động từ.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt:
 Hồ Kim Hoà
Tuaàn :20 - Tieát : 77 Ngaøy soaïn: 2/01/2015 
 Ngaøy daïy: ............................... 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
I.MỤC TIÊU 
.1/ Kiến thức
- Xác định được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Phân tích nhân vật Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo.
- Nêu và phân tích một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2/ Kỹ năng:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết miêu tả.
3/ Thái độ:
- GD HS đức tính khiêm tốn.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên:
 + Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”, giáo án
 - Học sinh:
 + Đọc văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”.
 + Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận; kỹ thuật “đọc hợp tác”.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
 1. Ổn định lớp ( 1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới ( 40 phút)
Hoạt động của GV - HS
 Nội dung
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung ( 25 phút)
- GV gọi hs đọc phần chú thích * trong sgk
? Em hiểu gì về nhà văn Tô Hoài-tác phẩm có điều gì đặc biệt?
- GV giới thiệu thêm về tác giả và tác phẩm
- Gv đọc mẫu đoạn đầu- gọi hs đọc tiếp đến hết.
? Theo em truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Cách kể đó là cách kể theo ngôi thứ mấy?
- Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn. Người kể xưng tôi (nhân vật chính của truyện). Đó là cách kể theo ngôi thứ nhất.
* Hoạt động 2:Gv hướng dẫn hs phân tích văn bản.
( 15 phút)
? Khi xuất hiện ở đầu câu chuyện Dế Mèn đã là “ một chàng Dế thanh niên cường tráng”. Chàng Dế ấy đã hiện lên qua những nét cụ thể nào về hình dáng?
? Cách miêu tả tả ấy gợi cho em hình ảnh về Dế Mèn như thế nào?
? Tìm những từ miêu tả hành động và ý nghĩ của Dế Mèn qua đoạn trích?
? Qua hành động của Dế Mèn em thấy Dế Mèn là một chàng Dế như thế nào?
? Em hãy nhận xét về những nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính tình của Dế Mèn?
I/ Đọc- Tìm hiểu chung
1/ Tác giả - tác phẩm
- Tác giả:
+ Tên thật là Nguyễn Sen ông sinh năm 1920 quê ở Hoài Đức- Hà Tây ( HN)
+ Ông s/t nhiêu thể loại phong phú đa dạng và rất thành công khi viết cho thiếu nhi
- Tác phẩm:
 + Văn bản thuộc chương I của truyện DMPLK
2/ Đọc –kể tóm tắt
 + tóm tắt t/p, đoạn trích
3/ Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi ): Miêu tả hình dáng, tính tình của Dế Mèn.
- Đoạn 2: (Còn lại): Dế Mèn đùa ác, gây hậu quả nghiêm trọng, ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
II/ Đọc – phân tích
1/ Hình ảnh Dế Mèn:
a) Ngoại hình
- Càng: mẫm bóng. 
- Vuốt: nhọn hoắt. 
- Đầu : to, nổi từng tảng. 
- Răng : đen nhánh. 
 -Râu: dài và uốn cong.
=> chàng Dế cường tráng, rất khoẻ và yêu đời
b) Hành động
- Co cẳng đạp 
phanh phách. "Hành động
- Người rung mạnh mẽ.
rinh mỡ bóng.
=> Quá kiêu căng, tự phụ, xem thường mọi người và hung hăng xốc nổi.
4/ Củng cố & dặn dò: ( 4 phút) 
Đọc, tóm tắt đoạn trích.
Những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hành động của Dế Mèn.
- Chuẩnbị các nội dung còn lại.
V/ RÚT KINH NGHIỆM : 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuaàn :20 - Tieát : 78 Ngaøy soaïn: 2/01/2015 
 Ngaøy daïy: ............................... 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
I.MỤC TIÊU 
.1/ Kiến thức
- Xác định được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Phân tích nhân vật Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo.
- Nêu và phân tích một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2/ Kỹ năng:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết miêu tả.
3/ Thái độ:
GD HS đức tính khiêm tốn.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên:
 + Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”, giáo án
 - Học sinh:
 + Đọc văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”.
 + Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận; kỹ thuật “đọc hợp tác”.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
 1. Ổn định lớp ( 1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ? Phân tích những nét nổi bật về ngoại hình và hành động của ế Mèn?
 3. Bài mới ( 35 phút)
Hoạt động của GV - HS
 Nội dung
* Hoạt động 1: Gv củng cố lại nọi dung tiết 1 (5 phút)
* Hoạt động 2:Gv hướng dẫn hs phân tích văn bản.
( 20 phút)
- GV gọi HS đọc lại đoạn 2
? Dưới cái nhìn của Dế Mèn thì Dế Choắt hiện lên là người ntn?
? Dế Mèn đã tỏ thái độ ntn đối với Dế Choắt?
? Em hãy nêu diễn biến việc trêu chị cốc của Dế Mèn? Sự việc đó dẫn đến hậu quả gì? Và thái độ của Mèn trước cái chết của Dế Choắt?
? Em có nhận xét gì về bài học đừơng đời đầu tiên của Dế Mèn?
* Hoạt động 3: Tổng kết ( 10 phút)
?Để xd thành công nhân vật trong truyện t/g đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?-> ghi nhớ
 ( miêu tả và thủ pháp nhân hóa)
I/ Đọc- Tìm hiểu chung
II/ Đọc – phân tích
1/ Hình ảnh Dế Mèn:
2/ Bài học đường đời:
- Dế Choắt: 
+ Người gầy gò , dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện
+ cánh ngắn củn đến giữa lưng
+ đôi càng bè bè, nặng nề
+ râu ria cụt ngủn
+ mặt mũi ngẩn ngơ
-> Dế Choắt là người xấu xí và yếu đuối
-Dế Mèn T tỏ ra coi thường Dế Choắt.
- Xưng hô kiểu kẻ cả.
- Trêu chị Cốc : huyênh hoang khiêu khích DC -> chui tọt vào hang ẩn nấp -> nằm im khi thấy Chị Cốc mổ DC-> Chị Cốc đi rồi mới mon men bò ra
-> Dế Choắt chết. -> Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
 ( SGK)
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nhân vật g

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Con_Rong_chau_tien.doc