Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 27

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs

- Hiểu được nội dung tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương.

- Nắm được nét đặc sắc của bài văn tuỳ bút- chính luận: Kết hợp chính luận và trữ tình, tư tưởng của bài văn thể hiện sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với tổ quốc xô- viết.

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn tuỳ bút.

- GDHS lòng yêu quê hương, yêu đất nước.

II. Chuẩn bị :

- HS : Soạn bài

- GV : Tích hợp với Tiếng Việt : câu trần thuật đơn có từ “ là “, với tập làm văn các bài đã học

III. Tiến trình hoạt động :

1.Bài cũ :

? Hãy nêu những phẩm chất đáng quý của cây tre trong bài “ Cây tre Việt Nam” . Nêu ý nghĩa của bài “Cây tre Việt Nam”

2. Giới thiệu bài : I – ta – li Ê – ven –bua là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô cũ . Trong thời kỳ gay go, quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc . Bài báo “ Thử lửa’ ra đời để ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân Xô Viết . Các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2042Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bài 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuân 30
Tiết 111	Văn bản: 	LÒNG YÊU NƯỚC
	( Hướng dẫn đọc thêm)	
 - I. Ê- ren bua-
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Hiểu được nội dung tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương.
- Nắm được nét đặc sắc của bài văn tuỳ bút- chính luận: Kết hợp chính luận và trữ tình, tư tưởng của bài văn thể hiện sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với tổ quốc xô- viết.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn tuỳ bút.
- GDHS lòng yêu quê hương, yêu đất nước.
II. Chuẩn bị : 
- HS : Soạn bài 
- GV : Tích hợp với Tiếng Việt : câu trần thuật đơn có từ “ là “, với tập làm văn các bài đã học 
III. Tiến trình hoạt động : 
1.Bài cũ : 
? Hãy nêu những phẩm chất đáng quý của cây tre trong bài “ Cây tre Việt Nam” . Nêu ý nghĩa của bài “Cây tre Việt Nam”
2. Giới thiệu bài : I – ta – li Ê – ven –bua là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô cũ . Trong thời kỳ gay go, quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc . Bài báo “ Thử lửa’ ra đời để ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân Xô Viết . Các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay 
3. Hoaït ñoäng daïy – hoïc:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv giới thiệu về tác giả, tác phẩm, chú thích
- Gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk và hướng dẫn hs về nhà tìm hiểu thêm về tác giả và tác phẩm này.
- Gv đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp cho hết bài.
? Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần? nội dung của các phần ntn? 
HĐ2: HD đọc – hiểu văn bản:
? Theo em bài văn này có nội dung gì?
- Gv yêu cầu hs trả lời được ý sau:
Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.
? Nhà văn đã quan niệm ntn về lòng yêu nước? em hãy chỉ ra câu nhận định chung về lòng yêu nước của tác giả?
HS: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
? Những vật tầm thường mà tác giả đưa ra là vật gì?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.- đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét và bổ sung thêm cho hs hiểu được các vật tầm thường đó
? Lòng yêu nước là khái niệm trừu tượng có ý nghĩa hết sức thiêng liêng. Vậy mà tác giả lại lí giải" lòng yêu nước là yêu những vật tầm thường nhất" Em có suy nghĩ gì về nhận định ấy?
HS: Cách lí giải của tác giả về lòng yêu nước mang tính hình tượng và sâu sắc hơn.
? Khi nhớ đến quê hương người Xô- Viết đều nhớ đến những vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là vẻ đẹp nào?
HS:Tác giả miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Tuy mỗi hình ảnh gợi qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ vẻ đẹp riêng và tất cả đều thấm đẫm chất yêu mến, tự hào.
? Từ nhận định về lòng yêu nước đã mở rộng và nâng cao thành một chân lí, một quy luật. vậy chân lí đó là gì? Và được thể hiện ở câu nào?
- Gv gợi ý để hs chỉ ra được chân lí :
 Chân lí suối" sông" biển. 
Yêu nhà" yêu làng xóm" yêu quê hương" yêu Tổ Quốc.
? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả ở trong câu văn này?
HS: Cách lập luận đi từ một nhận định chung sau đó minh hoạ bằng những trường hợp cụ thể. Đó là kiểu lập luận theo lối diễn dịch đến quy nạp.
? Em hiểu câu nói " mất nước Nga thì ta còn biết sống để làm gì nữa" có ý nghĩa ntn?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.- đại diện các nhóm trình bày.
- Gv bổ sung: Tình yêu nước là một tình yêu lớn mặc dù nó bắt đầu từ những vật nhỏ bé, cụ thể. Cuộc sống và số phận mỗi con người gắn liền làm một với vận mệnh Tổ Quốc. Mất nước Nga là mất tất cả. Điều này thể hiện ý chí quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.
? Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến về lòng yêu nước? Em hãy tìm câu văn thể hiện chân lí ấy? 
- Gv gợi ý để hs tự tìm.
- Học sinh liên hệ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta . 
- Học sinh liên hệ lòng yêu nước trong cuộc sống hiện nay . 
? Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài văn?
HS: Đây là một bài văn viết theo phong cách chính luận nên nghệ thuật đặc sắc là lập luận chặt chẽ theo kiểu diễn dịch đến quy nạp.
Hđ3: Thực hiện phần tổng kết
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 109.
Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập.
- Hs giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương mình
I. Tìmg hiểu chung 
1.Tác giả : SGK 
2. Tác phẩm : SGK . 
3. Đọc - tìm hiểu chú thích . 
4. Bố cục: hai phần
- P1: Từ đầu" Yêu Tổ Quốc: Quan niệm về lòng yêu Tổ Quốc.
- P2: Còn lại: Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc.
II. Đọc – hiểu văn bản : 
1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước
- Yêu nước là yêu những vật tầm thường nhất (Cái cây trồng trước cửa, Cái phố nhỏ, Cái vị thơm chua mát của trái lê...)
" Trình tự lập luận.
] Lí giải lòng yêu nước một cách hình tượng và sâu sắc.
- Yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương, yêu tổ quốc.
" Quy luật lòng yêu nước.
] Tác giả dùng biện pháp so sánh, đối chiếu. lòng yêu nước bắt đầu từ cái nhỏ đến cái lớn hơn.
2. Sức mạnh của lòng yêu nước.
- Số phận con người gắn với vận mệnh đất nước.
] Lòng yêu nước bộc lộ mạnh mẽ trong hoàn cảnh thử thách gay go đó là cuộc chiến tranh vệ quốc.
" Lập luận theo kiểu diễn dịch đến quy nạp.
III. Tổng kết
Ghi nhớ: sgk/ 109.
IV. Luyện tập:
Giới thiệu về vẻ đẹp của quê em.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài: Nội dung, nghệ thuật
-Chuẩn bị bài Câu trần thuật đơn có từ là: Soạn các câu hỏi trong bài
 --------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 30	
Tiết 112	CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
- Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện câu trần thuật đơn có từ là trong một số văn bản.
- GDHS ý thức tư duy sáng tạo trong học tập.
II. Chuẩn bị : - HS : Soạn bài 
 - GV : Tích hợp với văn bài “ Lòng yêu nước”, bảng phụ ghi ví dụ. 
III. Tiến trình hoạt động : 
1. Bài cũ : Thế nào là câu trần thuật đơn ? Cho ví dụ ? . Làm bài tập 3 ( 102 ) 
2. Giới thiệu bài : Trong câu trần thuật đơn, có câu thì dùng từ “ là”, có câu lại không dùng từ “ là”. Hai kiểu câu này có sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa khái quát. Bài học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu “ câu trần thuật đơn có từ là
3. Tiến trình dạy- học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung của bài.
 Tìm hiểu đặc điểm câu trần thuật đơn
- Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk
? Em hãy xác định các thành phần chính trong câu?
- Hs chỉ ra được chủ ngữ và vị ngữ trong câu
.
? Cấu tạo của vị ngữ trong câu trên ntn?
HS: Vị ngữ do từ là + cụm danh từ, hoặc cũng có thể từ là + động từ( cụm động từ), tính từ(cụm tính từ) tạo thành.
? Em hãy tìm những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp điền vào vị ngữ của các câu trên?
? Qua ví dụ vừa phân tích em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?
HS: đọc ghi nhớ
HĐ2: Tìm hiểu các kiểu câu đơn trần thuật có từ là.
? Trong các ví dụ trên em hãy cho biết mục đích của các câu đơn đó để làm gì?
? Em hãy cho biết có những kiểu câu đơn trần thuật có từ là. Đó là những kiểu câu ntn?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 115.
Hđ3: Hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
Bài tập1: 
- Gv cho hs xác định câu trần thuật đơn có từ là.
- Gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 2:
- Gv cho hs xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu trên.
- Gv nhận xét và ghi kiểu câu trần thuật đơn có từ là lên bảng.
- Gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 3: 
- Gv hướng dẫn hs viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là.
I. Đặc điểm câu trần thuật đơn
* Ví dụ: Sgk
- Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều
 C V 
- Truyền thuyết / là.....kì ảo.
 C V
- Ngày thứ năm trên đảo cô tô / là... 
 C V 
" Câu có vị ngữ do từ là + DT(cụm DT), tính từ( cụm TT), động từ(cụm ĐT)
" Khi diễn đạt ý phủ định cần thêm từ " không phải, chưa phải"
* Ghi nhớ: sgk/ 114
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
- Câu nêu định nghĩa.
- Câu giới thiệu.
- Câu miêu tả.
- Câu đánh giá.
] Có bốn kiểu câu trần thuật đơn.
* Ghi nhớ: Sgk/ 115.
III. Luyện tập:
Bài tập1: Xác định câu trần thuật đơn có từ là.
- Câu a, c, d, e" là câu trần thuật đơn có từ là.
- Câu b, đ" không phải câu trần thuật đơn có từ là.
Bài tập 2:
Xác định thành phần chính của câu và cho biết câu đó thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào.
- Câu a, câu nêu định nghĩa
- Câu c, đánh giá.
- Câu d, câu giới thiệu.
- Câu e, nêu đánh giá.
Bài tập 3: Hs tự viết, gv sửa chữa bổ sung
4. Hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị bài Lao xao: Câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản
 ---------------------------------------------------------------------------
Tuần 30
Tiết 113, 114 	 LAO XAO
 (Duy Khán)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên nơi làng quê qua hình ảnh các loài chim.
- Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
- Nắm được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh đong và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
- GDHS lòng yêu thiên nhiên và loài vật xung quanh. (Tích hợp môi trường)
II. Chuẩn bị : 
- HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk
- GV : Tích hợp với Tiếng Việt và tập làm văn miêu tả cảnh . 
III. Tiến trình hoạt động : 
1..Bài cũ : Nêu ý nghĩa của bài “ Lòng yêu nước” của Ê-ren-bua? 
2. Giới thiệu bài : Ca dao Việt Nam có câu “Trên rừng có ba mươi sáu thứ chim, có chim chèo bẻo, có chim ác là .. " . Thế còn ở đồng bằng, ở các làng quê Việt Nam thì sao ? Cùng là cả một thế giới các loài chim . Đoạn trích “Lao xao” được trích trong “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán đã nói lên điều đó . Các em sẽ tìm hiểu đoạn trích . 
 3. Tiến trình dạy- học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: HD t/h tác giả, tác phẩm, bố cục, chú thích.
HS: đọc chú thích* trong sgk
? Em hãy nêu một cách vắn tắt về tác giả và tác phẩm?
Gv giới thiệu thêm về Duy Khán.
Duy Khán sinh ngày 6/8/1934, mất ngày 29/1/1993 tại Hải Phòng. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo. Học dang dở ở vùng tạm bị chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không Không quân.Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, sau chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội. Ông đã từng làm biên tập viên tạp chí văn nghệ quân đội, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
- Gv hướng dẫn hs cách đọc bài văn.
? Truyện được chia làm mấy đoạn?
HĐ2: HD đọc – hiểu văn bản
? Theo em ở đoạn đầu của truyện tác giả miêu tả cảnh gì? vào thời điểm nào?
HS: Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh chớm hè ở một vùng quê .
? Cảnh vật vào một buổi sớm chớm hè qua sự hồi tưởng của tác giả hiện lên như thế nào ? 
?Khi miêu tả tác giả dùng phép tu từ nào ? tác dụng ? 
?Âm thanh nào khiến tác giả chú ý nhất ? Vì sao ?
GV: : Âm thanh “Lao xao” là âm hưởng chủ đạo trong bài văn. Trong cái lao xao của cảnh vật thiên nhiên lúc vào hè còn có cả cái “ lao xao” trong tâm hồn tác giả khi nghĩ về tuổi thơ, nghĩ về làng quê của mình . 
 Tiết 114
? Bài văn miêu tả các loài chim có theo trình tự nào không hay hoàn toàn tự do?
HS: Cách kể của bài văn có vẻ lan man nhưng thực ra theo một trình tự khá chặt chẽ và hợp lí.
? Theo em các loài chim trong bài được miêu tả theo mấy nhóm? 
HS: Các loài chim được miêu tả theo hai nhóm. Đó là nhóm chim hiền và nhóm chim ác.
? Các loài chim lành được tác giả miêu tả ntn? Hãy tìm các chi tiết miêu tả kết hợp kể về các phương diện: Hình dạng, hoạt động, đặc điểm, tập tính của các loài chim?
? Theo em các loài chim lành đó có gần gũi với con người không? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả loài chim lành?
? Các loài chim ác trong bài được tác giả miêu tả như thế nào?
HS tìm chi tieát
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả và nghệ thuật mà tác giả sử dụng để miêu tả các loài chim ác này? Điều đó giúp ta hiểu được gì về tác giả?
.
? Em hãy tìm các yếu tố văn hoá dân gian mà tác giả đã sử dụng trong bài văn?
? Qua bài văn em có thêm những hiểu biết gì mới và có những tình cảm ntn về thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim?
? Töø ñoù em coù thaùi ñoä ntn vaø baèng caùch naøo ñeå baûo veä caùc loaøi chim? (Keát hôïp tích hôïp baûo veä moâi tröôøng)
- Gv cho hs thảo luận nhóm
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần tổng kết
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/113
Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
- Gv cho hs viết đoạn văn miêu tả về loài chim mà em biết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm (sgk)
2. Đọc, tìm hiểu từ khó
3. Bố cục:
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến : “ bay đi”. 
+ Đoạn 2 : tiếp đó đến “ buổi sớm’ 
+ Đoạn 3 : Còn lại . 
II. Đọc- hiểu văn bản
a. Cảnh một buổi sớm chớm hè ở làng quê . 
- Cảnh vật : cây cối um tùm, hoa lan , hoa giẻ, hoa móng rồng, ong , bướm.
-->Phép nhân hoá, so sánh, cảnh vật hiện lên sinh động . 
- Âm thanh : lao xao --> nhẹ nhàng và rất rõ .
2. Các loài chim hiền
- Bồ các kêu các các
- Sáo đen, sáo sậu hót mừng được mùa.
- Tu hú kêu, mùa tu hú chín.
" Cảm nhận qua âm thanh, miêu tả kết hợp với kể.
] Những loài chim này rất gần với con người, chúng thường mang niềm vui đến cho con người.
2/ Các loài chim ác.
- Diều hâu : mắt tinh, mũi khoằm, tai thính, hay bắt gà, vừa lượn vừa ăn . 
- Chèo bẻo : là kẻ cắp, chuyên trị kẻ ác 
- Quạ: kém cỏi, hèn hạ, chuyên ăn trộm trứng, nhâng nháo, láu táu. 
- Chim cắt cánh nhọn như dao bầu.
" Nhân hoá, miêu tả kết hợp với kể về thế giới loài chim như một xã hội.
] Vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ về các loài chim ở làng quê và tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên. Bài văn thấm đượm chất văn hoá dân gian.
3/ Chất văn hoá dân gian
- Đồng giao.
- Thành ngữ
- Truyện cổ tích
] Màu sắc văn hoá dân gian thấm nhuần trong cách nhìn, cách cảm nhận về các loài chim.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ: sgk/ 113.
IV/ Luyện tập:
 Hs viết đoạn văn miêu tả về loài chim mà em biết.
Kí duyeät
Ngaøy 29 thaùng 3 naêm 2010
Nguyeãn Thò Höông
4. Höôùng ñaãn hoïc ôû nhaø: OÂn laïi kieán thöùc Tieáng Vieät töø ñaàu hoïc kì II ñeán nay ñeå chuaån bò cho tieát OÂn taäp Tieáng Vieät.
Tuần 28 – Tiết 111	 
Ngày soạn : 25/3/2009
Ngày dạy : 27/3/2009–29/3/2009 
Tuần 28 – Tiết 112 
Ngày soạn : 27/3/2009
Ngày dạy : 29/3/2009– 1/4/2009 
4/ Hướng dẫn về nhà : Học bài . Soạn : Lao xao .
Tuần 29 – Tiết 113,114	 
Ngày soạn : 28/3/2009
Ngày dạy : 30/3/2009– 1/4/2009 
LAO XAO 
( Trích ) – Duy Khán
A Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
 Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh của các loài chim . Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả . 
Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê . 
B. Chuẩn bị : 
- Học sinh : Soạn bài 
- Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt và tập làm văn các bài đã học . 
C. Tiến trình hoạt động : 
1. ổn định : - Kiểm tra sĩ số . 
2.Bài cũ : Nêu ý nghĩa của bài “ Lòng yêu nước” của Ê-ren-bua? 
3. Bài mới : 
Giới thiệu bài : Ca dao Việt Nam có câu “ trên rừng có ba mươi sáu thứ chim, có chim chèo bẻo, có chim ác là .. “ . Thế còn ở đồng bằng, ở các làng quê Việt Nam thì sao ? Cùng là cả một thế giới các loài chim . Đoạn trích “ Lao xao” được trích trong “ Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán đã nói lên điều đó . Các em sẽ tìm hiểu đoạn trích . 
 Tiến trình bài học : 
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao . 
Nêu hiểu biết của em về tác giả ? Về tác phẩm ? 
Đọc với giọng kể chuyện tự nhiên. Khi đọc cần chú ý về lời văn gần với lời nói thường, mang tính khẩn ngữ . 
giáo viên chia đoạn : 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến : “ bay đi”. 
+ Đoạn 2 : tiếp đó đến “ buổi sớm’ 
+ Đoạn 3 : Còn lại . 
giáo viên đọc đoạn 1 : 2 học sinh đọc hai đoạn còn lại . 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó ở mục chú thích . 
Đoạn trích tả cảnh gì ? hãy nêu nội dung chính của từng đoạn . 
Học sinh đọc lại đoạn đầu . 
Cảnh vật vào một buổi sớm chớm hè qua sự hồi tưởng của tác giả hiện lên như thế nào ? 
Khi miêu tả tác giả dùng phép tu từ nào ? tác dụng ? 
Am thanh nào khiến tác giả chú ý nhất ? Vì sao ?
Lời giảng : Am thanh “ Lao xao” là âm hưởng chủ đạo trong bài văn. Trong cái lao xao của cảnh vật thiên nhiên lúc vào hè còn có cả cái “ lao xao” trong tâm hồn tác giả khi nghĩ về tuổi thơ, nghĩ về làng quê của mình . 
Sau mấy câu mở đầu gợi tả không gian làng quê lúc chớm hè, tác giả giới thiệu, miêu tả các loài chim theo hai nhóm. Nhóm chim hiền và nhóm chim dữ, ác . 
Học sinh đọc lại đoạn 2 . 
Tác giả đã kể đến các loài chim hiền nào ? 
Các miêu tả của tác giả có gì đặc biệt ? 
Lời giảng : Lời dẫn đặt bằng một âm thanh rất tự nhiên. Những câu hát đồng dao quen thuộc, câu chuyện cổ tích được đưa vào khi giới thiệu mối quan hệ họ hàng trong thế giới các loài chim phù hợp với tâm lý trẻ thơ . 
Học sinh đọc đoạn văn còn lại . 
Những loài chim dữ, ác được tác giả giới thiệu là những loài nào ? 
Hãy kể thêm các loài chim dữ, ác khác mà em biết ? 
Chim ưng, đại bàng . 
Nhóm chim dữ, ác được miêu tả cụ thể như thế nào ? 
Học sinh nêu đặc điểm của từng bài . 
Nêu nghệ thuật miêu tả của tác giả ? 
Lời giảng : Khi miêu tả, tác giả lựa chọn đặc điểm nổi bật của từng loài. Phối hợp xen kẽ giữa các loài có mối quan hệ với nhau . Xen vào các câu tục ngữ làm cho thế giới loài chim hiện lên rất sinh động. Qua đó muốn nói về quy luật của con người . Con người dù có giỏi, mạnh đến đâu mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị còn kẻ yếu biết đoàn kết thì sẽ chiến thắng . 
Giáo viên giới thiệu : chất văn hoá dân gian như đồng dao, cổ tích, thành ngữ, tục ngữ . 
Học sinh tìm chất văn hoá dân gian trong bài. Tác dụng ? 
Các nhìn và cảm nhận về thế giới các loài chim của tác giả thể hiện mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông là những thiện cảm hay ác cảm đối với các loài chim . 
- Học sinh thảo luận nhóm : câu 4 ( 113 ) 
Đại diện nhóm trả lời : Học sinh nhận xét 
Giáo viên nhận xét . 
Học sinh đọc mục ghi nhớ 
Học sinh viết đoạn văn . 
GV gọi 2 em đọc – Gv nhận xét . 
Ghi bảng
 I/ Giới thiệu chung : 
1/ Tác giả : SGK
2/ Tác phẩm : SGK 
II/ Đọc – hiểu văn bản . 
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích . 
2/ Phân tích : 
a/ Cảnh một buổi sớm chớm hè ở làng quê . 
cảnh vật : cây cối um tùm, hoa lan , hoa giẻ, hoa móng rồng : ong , bướm.
Phép nhân hoá, so sánh, cảnh vật hiện lên sinh động . 
âm thanh : lao xao -> nhẹ nhàng và rất rõ .
 b/ Thế giới các loài chim . 
Nhóm chim hiền , gần gũi với con người: bồ các, chim ri, sáo, tu hú, chim ngói, chim nhạn, bìm bịp . 
phép nhân hoá, miêu tả ; âm thanh, tiếng hót xen vào những câu hát đồng dao, câu chuyện cổ tích, thế giới loài chim hiện lên sinh động, gần gũi . 
Nhóm chim dữ, ác . 
+ Diều hâu : mắt tinh, mũi khoằm, tai thính, hay bắt gà, vừa lượn vừa ăn . 
+ Chèo bẻo : là kẻ cắp, chuyên trị kẻ ác -> người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm 
+ Quạ : kém cỏi, hèn hạ, chuyên ăn trộm trứng, nhâng nháo, láu táu. 
+ Chim cắt : cánh nhọn, đánh nhau xỉa bằng cánh chưa có loài chim nào trị được nó . Một đàn chèo bẻo đã trị được nó . => quy luật của tự nhiên cuộc đấu tranh sinh tồn . 
kết hợp tả, kể với nhận xét, bình luận cho thấy: tác giả có vốn hiểu biết phong phú về các loài chim và tình cảm yêu mến gắn bó với thiên thiên.
c/ Chất văn hoá dân gian trong bài 
yếu tố văn hoá dân gian : 
+ Đồng dao : Bồ các là bác chim ri .
+ thành ngữ ; Dây mơ, rễ má; kẻ cắp gặp bà già, lia lía láu láu như quạ vào chuồng lợn . 
+ Truyện cổ tích : sự tích chim bìm bịp . 
Trong cách nhìn và cảm nhận của tác giả về thế giới các loài chim . 
III/ Tổng kết : Ghi nhớ 
IV/ Luyện tập : 
4/ Hướng dẫn về nhà : 
Học bài 
On tập phần Tiếng Việt đã học từ đầu HKII đến nay để tiết sau kiểm tra . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 30.doc