Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Cô Tô - Phan Ngọc Châu

A/. MỤC TIÊU:

1.Kiến thứcơ

- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô dưới ngòi bút tài hoa và xúc cảm tinh tế của Nguyễn Tuân.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

 2. Kĩ năng

Luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phân chia bố cục, chọn tính từ, động từ miêu tả, điểm nhìn miêu tả.

 3. Thái độ

Thêm tình yêu thiên nhiên, biển đảo của tổ quốc, có ý thức trong lao động. Chủ động học tập, năng động sáng tạo.

 

docx 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1670Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Cô Tô - Phan Ngọc Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Nguyễn Thị Minh.
 GSTT: Phan Ngọc Châu.
Tuần: 28, tiết: 107
Ngày soạn: 04/03/2014
Ngày dạy: 11/3/2014 
 Văn bản: CÔ TÔ
 Nguyễn Tuân 
A/. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thứcơ
- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô dưới ngòi bút tài hoa và xúc cảm tinh tế của Nguyễn Tuân.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
 2. Kĩ năng
Luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phân chia bố cục, chọn tính từ, động từ miêu tả, điểm nhìn miêu tả.
 3. Thái độ
Thêm tình yêu thiên nhiên, biển đảo của tổ quốc, có ý thức trong lao động. Chủ động học tập, năng động sáng tạo.
B/. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, chương trình Microsoft PowerPoint, tranh ảnh minh họa về vùng đảo Cô Tô
- Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn, vở ghi.
C/. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1).Kiểm tra kiến thức cũ:
 a. Câu hỏi
 - kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 - Đọc hai khô thơ tùy chọn bài thơ “Lượm” của Tố Hữu, cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Lượm”.
 b. Trả lời
- Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
- Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghê thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
2).Giảng kiến thức mới:
 Trình chiếu clip về đảo Cô Tô. Vừa trình chiếu, gv vừa thuyết trình: cảnh đẹp của thiên nhiên quê hương, bức tranh lao động của con người luôn là đề tài được khai thác và đưa vào trong văn, thơ. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ, ông là người suốt đời đi tìm cái đẹp, vậy hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu cái đẹp mà nhà văn Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở vùng biển đảo Cô Tô qua bài học hôm nay bài “ Cô Tô”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
-Gv gọi hs đọc chú thích về tác giả, tác phẩm"Hs đọc
(?) Dựa vào phần chú thích, em hãy cho biết đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân?
→ Nguyễn Tuân( 1910- 1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tùy bút và kí.
- Gv giới thiệu về tác giả và giới thiệu thêm một số tác phẩm khác của Nguyễn Tuân.
(?) Dựa vào phần chú thích, em hãy cho biết xuất xứ của văn bản “Cô Tô”?
→ Văn bản Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô.
- Gv hướng dẫn cách đọc: cần đọc đúng các từ ngữ đặc sắc, có sự tìm tòi của tác giả, nhất là các tính từ, cụm tính từ, giọng đọc vui tươi.
 + Gv đọc mẫu và gọi hs đọc tiếp
 + GV gọi hs đọc chú thích từ khó
(?) Em hãy cho biết văn bản “Cô Tô” được viết theo thể loại nào?
→ Được viết theo thể loại kí
(?) Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? 
→ Có thể chia làm 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu theo mùa song ở đây
→ Cảnh đẹp của vùng đảo Cô Tô sau trận bão đi qua
Đoạn 2: tiếp theolà là nhịp cánh
→ Cảnh mặt trời mọc trên biển
Đoạn 3: còn lại
→ Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo.
Gv thuyết giảng: Vẻ đẹp của tạo hóa thiên nhiên ban tặng luôn là vĩnh hằng, cho dù có xảy ra gì đi chăng nữa, như vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô sau trận bão, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, vùng đảo như khoác thêm chiếc áo mới, vẻ đẹp mới. Để biết vẻ đẹp ấy ra sao, cô trò chúng ta tìm hiểu sang phần : Tìm hiểu văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1.Tìm hiểu vẻ đẹp trong sáng của vùng đảo Cô Tô sau trận bão đi qua.
-Gv gọi hs đọc lại đoạn 1
GV: Vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, sinh động. Được Nguyễn Tuân miêu tả bằng nhiều tính từ gợi hình, tạo vẻ đẹp nổi bật cho vùng đảo.
(?) Hãy tìm cụm từ miêu tả khái quát vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô sau trận bão?
→ Trong trẻo, sáng sủa.
(?) Những từ này thuộc từ loại nào?
→ Tính từ
GV CHUYỂN: Quang cảnh của vùng đảo Cô Tô được miêu tả ngắn gọn qua tính từ “ trong sáng”, một vẻ đẹp theo quy luật của thiên nhiên vĩnh hằng ban tặng. Vẻ đẹp trong sáng ấy được miêu tả qua nhiều hình ảnh.
(?) Đó là những hình ảnh nào?
→ Cây cối, nước biển, bãi cát
(?) Tìm những tính từ miêu tả vẻ đẹp ấy? 
→ Cây cối: xanh mướt; Nước biển: lam biếc- đặm đà; Cát: vàng giòn.
GV: Vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô hiện lên chân thực, sinh động, trong sáng qua nhiều hình ảnh nổi bật, đặc biệt là qua những tính từ miêu tả. Để có một cảnh đẹp như vậy
(?) Tác giả đã lựa chọn vị trí nào để quan sát vùng đảo này?
→ Nơi đóng quân của các chiến sĩ bộ đội ở trên cao.
GV giảng: Rõ ràng chỉ có đứng ở vị trí trên cao ấy, nơi đóng quân của các chiến sĩ bộ đội, tác giả mới có thể quan sát và miêu tả bao quát hết được vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô này.
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
→ Cho thấy tài quan sát, cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ của tác giả.
GV: Từ những hình ảnh, tính từ miêu tả trên,
 (?) Em thấy quang cảnh vùng đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên như thế nào?
→ Quang cảnh vùng đảo Cô Tô hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, bao la.
GV thuyết giảng: Tác giả chọn vị trí quan sát từ trên cao, nơi đóng quân của các chiến sĩ bộ đội, qua đó tác giả đã cho người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của vùng đảo Cô Tô. Đồng thời bộc lộ được tài năng quan sát, cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ của tác giả.
GV: Với sức sống, vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên ban tặng cho vùng đảo Cô Tô xa xôi, các em cần học tập, ra sức bảo vệ vẻ đẹp vĩnh hằng, trong sáng ấy. Cũng như học tập nghệ thuật miêu tả, điểm nhìn miêu tả, việc sử dụng từ ngữ chọn lọc của tác giả.
(?) Từ cảnh đẹp ấy, em có suy nghĩ gì về cảnh đẹp chung của đất nước ta?
→ Hs nêu suy nghĩ
(?) Vậy, em hãy miêu tả 1 cảnh đẹp mà em đã bắt gặp được khi đi tham quan, hay em đã từng biết đến?
GV CHUYỂN: Cảnh đẹp của vùng đảo Cô Tô sau trận bão không chỉ hiện lên tươi sáng với khung cảnh bao la. Mà vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô còn được miêu tả qua cảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp, rực rỡ. Với cảnh sinh hoạt, lao động của những người dân trên đảo.Vẻ đẹp ấy ra sao, như thế nào? Cô mời các em tìm hiểu ở tiết 2.
I.Đọc – tìm hiểu chung
 1. Tác giả
-Nguyễn Tuân( 1910-1987), quê ở Hà Nội, 
- Là nhà văn nổi tiếng về thể tùy bút và kí.
2. Tác phẩm
 a. Xuất xứ
-“Cô Tô” là phần cuối của bài kí Cô Tô.
b. Thể loại: kí
3. Bố cục: 3 phần
II.Đọc - tìm hiểu văn bản
1.Vẻ đẹp trong sáng của vùng đảo Cô Tô sau trận bão đi qua.
-Trong trẻo, sáng sủa.
+ Cây cối: xanh mướt
+ Nước biển: lam biếc, đặm đà
+ Cát: vàng giòn
èQuang cảnh vùng đảo Cô Tô hiện lên với khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng.
HẾT TIẾT 107
3. Củng cố bài giảng
- Vẻ đẹp của vùng đảo Cô Tô sau trận bão đi qua.
- Nghệ thuật miêu tả, cách sử dụng từ ngữ chọn lọc của Nguyễn Tuân.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Học bài cũ: học tác giả Nguyễn Tuân .
- Soạn: + Cảnh mặt trời mọc trên biển.
	 + Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo.
D/ RÚT KINH NGHIỆM:
Phương pháp:	
Nội dung:	
 Bình Dương, Ngàytháng 03 năm 2014.
 Giáo viên hướng dẫn kí duyệt
 Nguyễn Thị Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docxCô Tô - Phan Ngọc Châu.docx