A. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học này các em cần đạt được:
1. Kiến thức
- Hiểu được Lượm là một chú bé hồn nhiên tinh nghịch, Lượm hăng hái tham gia hoạt động và hy sinh anh dũng nhưng Lượm sống mãi trong lòng mọi người.
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm
- Cảm phục trước sự hy sinh anh dũng của Lượm
- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc
- Cảm thụ và hiểu thơ
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu mến khâm phục các bạn nhỏ dũng cảm hy sinh vì nghĩa lớn.
- Giáo dục lòng tự hào về những tấm gương anh dũng của tuổi trẻ Việt Nam
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 24. Tiết 99: Văn bản: LƯỢM _ Tố Hữu _ Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài học này các em cần đạt được: Kiến thức Hiểu được Lượm là một chú bé hồn nhiên tinh nghịch, Lượm hăng hái tham gia hoạt động và hy sinh anh dũng nhưng Lượm sống mãi trong lòng mọi người. Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm Cảm phục trước sự hy sinh anh dũng của Lượm Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. Kỹ năng Rèn kỹ năng đọc Cảm thụ và hiểu thơ Thái độ Giáo dục lòng yêu mến khâm phục các bạn nhỏ dũng cảm hy sinh vì nghĩa lớn. Giáo dục lòng tự hào về những tấm gương anh dũng của tuổi trẻ Việt Nam Chuẩn bị của GV – HS Giáo viên: soạn giáo án, tham khảo tài liệu, sách giáo viên. Học sinh: chuẩn bị bài trước Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho HS Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng hợp tác Kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin , tư duy sáng tạo Tổ chức hoạt động dạy và học Ổn định tố chức ( 1 phút ) Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) ? Tình thương mênh mông của Bác dành cho bộ đội và dân công thể hiện như thế nào qua bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ ” của Minh Huệ? Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Mục tiêu: tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh Phương pháp: thuyết trình Thời gian: 1 phút *Giới thiệu bài mới: Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu trở về thành phố Huế quê hương- đang đánh Pháp quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm nhí nhảnh, vui tươi. Ít lâu sau nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hy sinh trên đường công tác. Xúc động nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục, Tố Hữu đã viết bài thơ tự sự ghi lại chuyện này. Bài thơ được in vào năm 1949 sau đưa vào tập thơ Việt Bắc (1946-1954) Hoạt động 2. Tổ chức cho HS tiếp nhận văn bản Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm Phương pháp: vấn đáp,phân tích, thuyết trình,bình giảng. Kỹ thuật: động não Thời gian: 30 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Đọc chú thích ? Nêu hiểu biết của em về tác giả? GV nhấn mạnh: Tố Hữu tham gia cách mạng từ rất sớm, từng bị tù đày. Tố Hữu là nhà thơ rất nổi tiếng. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của VN như: Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư BCH trung ương ĐCSVN, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCNVN. Thơ ông được nhiều người ưa thích, ông có nhiều bài thơ viết về các em nhỏ rất xúc động như: Mồ côi, Đi đi em, Một tiếng rao đêm, Hai đứa bé, Và ông có nhiều tác phẩm tiêu biểu khác như: Từ ấy(1946), Việt Bắc(1954), Máu và hoa(1977), Ta với ta(1999). ?En hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? GV: Tác phẩm in trong tập ‘ Việt Bắc’ – những bài thơ viết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 GV hướng dẫn đọc: chú ý thay đổi giọng và nhịp điệu thích hợp với từng câu, từng đoạn. Giọng vui tươi sôi nổi, nhí nhảnh. Tuy nhiên đoạn cuối giọng trang trọng và chậm hơn một chút, giọng đối thoại giữa hai chú cháu, giọng ngắt ngừng đặc biệt ở những câu thơ 2 tiếng. GV đọc mẫu một lượt. GV chú ý cho HS 1 số từ khó ( hiểm nghèo, đường ra) và giải nghĩa những từ khó đó. ?Em hiểu thế nào là ‘hiểm nghèo’,’đường ra’? + Hiểm nghèo: nguy hiểm, gay go + Đường ra: Tố Hữu từ Huế ra miền Bắc công tác theo sự điều động của TW. ? Bài được viết theo thể thơ và phương thức biểu đạt nào? ( gợi ý: bài được ngắt nhịp như thế nào? Phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả hay biểu cảm? ) - Thể thơ: thể thơ bốn chữ, nguồn gốc ở thể vè dân gian, nhịp thơ 2/2 chẵn, ngắn rất thích hợp với lối kể chuyện. -Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả ( tự sự ngôi thứ 3) giống bài’ Đêm nay Bác không ngủ’ nhưng khác ở chỗ, ở bài Lượm tác giả vừa là người kể chuyện vừa là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện liên quan đến nhân vật chính. ? Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? - Đoạn 1: từ đầu đến ‘ cháu đi xa dần ’ à Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và Lượm. - Đoạn 2: tiếp đến ‘ hồn bay giữa đồng’ à Sự hy sinh anh dũng của Lượm trong chuyến công tác. -Đoạn 3: đoạn còn lại. à Hình ảnh Lượm sống mãi trong lòng tác giả và mọi người. ? Kể lại bằng văn xuôi bài thơ tự sự trên. GV nhận xét. ? Ngay từ đầu tác giả giới thiệu cuộc gặp gỡ này như thế nào? ( Gợi ý HS hoàn cảnh, tình huống cuộc gặp gỡ đó như thế nào?) ‘ Ngày Huế đổ máu .. Tình cờ chú, cháu’ . Ở khổ thơ đầu tác giả đã miêu tả cuộc gặp gỡ với Lượm là vào giai đoạn cuộc chiến tranh chống Pháp diễn ra hết sức gay go, ác liệt cụ thể qua câu thơ: ‘ Ngày Huế đổ máu ’ và cuộc gặp gỡ này cũng hết sức tự nhiên thể hiện qua câu thơ: ‘ Tình cờ chú, cháu’ à nói lên sự bất ngờ, ngạc nhiên của nhà thơ khi gặp lại Lượm ?Gặp gỡ trong hoàn cảnh khốc liệt và thời gian ngắn ngủi, tác giả vẫn kịp nhận ra chú bé Lượm là một người như thế nào thông qua những hình ảnh, sự kiện Lượm được miêu tả tập trung trong 3 khổ thơ đầu ? -Hình ảnh là một chú bé loắt choắt, có cái xắc xinh xinh, có cái chân thoăn thoắt, có cái đầu nghênh nghênh, có cái mũ ca lô, cái mồm thì huýt sáo.. -Sự kiện Lượm làm công tác liên lạc ?Tại sao khi miêu tả trang phục tác giả chỉ miêu tả xắc và ca lô? Đó là những trang phục riêng đặc sắc của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp làm công tác liên lạc. Và Lượm chỉ là một chú bé làm công tác liên lạc ( cái xắc dùng để đựng thư) lên đeo bên mình cũng ‘ xinh xinh’. Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ. ?Hình ảnh chú bé Lượm vừa đi vừu huýt sáo gợi cho em suy nghĩ gì? -Lượm vừa đi vừa huýt sáo: ‘ Mồm huýt sáo vang’àmột cậu bé nghịch ngợm, rất hồn nhiên, vui tươi dù biết rõ công việc mình đang làm là rất nguy hiểm. ? Theo em hình ảnh ‘con đường vàng’ gợi lên cho em suy nghĩ gì? Tại sao tác giả lại không dùng hình ảnh khác mà lại dùng hình ảnh ‘con đường vàng’? ‘ Nhảy trên đường vàng’: hình ảnh đường vàng không còn là hình ảnh hoàn toàn cụ thể mà là hình ảnh con đường trong hồi tưởng của nhà thơ. Đó có thể là con đường cát vàng, con đường nắng vàng, con đường bên cánh đồng lúa vàng, đường phố Hàng Bè ( Huế ) ngập đầy lá vàng hoặc đó có thể là cách nói khác mà tác giả dùng để miêu tả con đường cách mạng phía trước đầy gian nan, nguy hiểm, vất vả nhưng cũng rất tự hào, thiêng liêng.. -->Tất cả những chất liệu vàng đó tạo thành một màu vàng ấm áp, tràn ngập không gian và con đường mà Lượm tung tăng chạy nhảy như ‘chú chim chích’ -Dáng điệu của Lượm được đặc tả bằng những từ ngữ nào? Nhận xét? Đặc tả hình ảnh của Lượm qua những từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh ) -Đọc những câu thơ miêu tả cử chỉ của Lượm? Nhận xét về Lượm? ? 2 khổ thơ cuối giúp chúng ta hiểu gì giữa nhà thơ và chú bé Lượm? ‘ – Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà! . Cháu đi xa dần’ -->Đoạn thơ tái hiện lại cuộc nói chuyện ngắn ngủi mà thân mật giữa hai chú cháu trên phố Hàng Bè. Tự nhiên và rất chân thật. Giọng nói nhanh, hơi khoe và rất vui sướng, thích thú trong công việc mới được giao. Cái cười híp mí làm đôi má càng hồng rực lên như trái bồ quân căng mọng. Thật vui, thật hồn nhiên và đáng yêu biết mấy ? Hai câu thơ cuối cùng là ‘tiếng chào’ gợi cho chúng ta thấy điều gì? ‘ -Thôi chào đồng chí! Cháu đi xa dần àTiếng chào cũng rất vui cùng với cái nhìn theo bóng chú bé đi xa, xa dần của nhà thơ, đã kết thúc cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa hai chú cháu. ? Trong bài thơ tại sao Tố Hữu lại thay đổi nhiều cách gọi Lượm như vậy? Sự thay đối đó có tác dụng gì? -Gọi chú bé: để tả hình dáng, tư thế cử chỉ một em trai nhỏ trong cái nhìn từ xa chưa thật thân mật gần gũi lắm -Gọi là Lượm và cháu đã thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi hơn như người thân, ruột thịt trong gia đình -Gọi đồng chí không chỉ là lời nói đùa vui mà thực sự nhà thơ coi Lượm như một đồng chí, một người bạn chiến đấu ngang hàng, gắn bó với mình trong nhiệm vụ chung của toàn dân kháng chiến chống Pháp. -Gọi đồng chí nhỏ vừa kết hợp được tình cảm thân thiết, mến thương, vừa thể hiện sự trân trọng, bình đẳng, ngang hàng giữa hai người đồng chí, hai người chiến sỹ. àTác giả dùng nhiều cách xưng hô như vậy để gọi Lượm không chỉ tránh sự lặp từ mà hơn thế đó là dụng ý nghệ thuật. Ngoài ra với mỗi cách gọi đều thể hiện một khía cạnh của mối quan hệ và tình cảm giữa hai người ? Em học tập được những gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong giao tiếp? Gợi ý: cần sử dụng từ ngữ thích hợp trong giao tiếp. ? Theo em tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì trong 5 khổ thơ đó? *Nghệ thuật: Các từ láy ( loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh ) là các từ láy gợi hình được sử dụng khá nhiều, kết hợp linh hoạt giữa các vần trắc và bằng, vần chân và lưng, các cảm thán và câu hỏi tu từ góp phần tạo lên ấn tượng của tác giả với Lượm *Qua việc tìm hiểu xong 5 khổ thơ đầu vậy hình ảnh chú bé Lượm đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc gì? Nhận xét chung về hình ảnh Lượm? Cảm nghĩ của em? *Bình giảng: Qua việc tìm hiểu xong tiết 1 của bài thơ, hình ảnh chú bé Lượm đã để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc như một người chiến sỹ thực thụ và qua đó ta nhận thấy lòng yêu nước, dũng cảm của một chú bé làm công tác liên lạc trong cuộc cách mạng đang diễn ra hết sức ác liệt Đọc chú thích Quan sát và trả lời HS suy nghĩ, trả lời Đọc văn bản Trình bày ý kiến HS suy nghĩ, trả lời HS trả lời Trình bày ý kiến HS suy nghĩ, trả lời HS suy nghĩ, trả lời HS trả lời HS trả lời HS suy nghĩ, trả lời HS suy nghĩ, trả lời HS suy nghĩ, trả lời HS suy nghĩ, trả lời I. Tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả. Nguyễn Kim Thành ( 1920-2002). Quê ở Thừa Thiên Huế. Ông là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam 2. Tác phẩm Bài được ông sáng tác năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.( 1945- 1954) Thể thơ: 4 chữ Phương thức biểu đạt: tự sự Bố cục: chia 3đoạn II.Tìm hiểu văn bản 1.Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp tình cờ với nhà thơ -Hình ảnh Lượm – chú bé liên lạc hồn nhiên, đáng yêu -Trang phục: cái xắc xinh xinh, calo đội lệch -Dáng điệu: loắt choắt, cái đầu nghênh nghênh. -->Hình ảnh Lượm hiện ra là một chú bé có dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh ngịch -Cử chỉ: chân thoăn thoắt, như chim chích, huýt sáo, cười híp mí. àNhanh nhẹn, tươi vui, hồn nhiên, yêu đời àCác từ láy gợi hình dó đã góp phần tạo lên nét độc đáo cho bài thơ àĐoạn thơ với nhịp điệu nhanh, cùng nhiều từ láy gợi hình góp phần thể hiện hình ảnh Lượm- một em bé liên lạc hồn nhiên vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến đáng mến, đáng yêu Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần tổng kết - Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của bài thơ - Phương pháp: khái quát hóa - Kỹ thuật: động não - Thời gian: 5 phút ?Nêu nghệ thuật, nội dung những khổ thơ đã phân tích? HS suy nghĩ, trả lời III. Tổng kết Nghệ thuật Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Nội dung Bài thơ gây ấn tượng sâu sắc về Lượm – một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn, dũng cảm,. Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người Củng cố Giúp HS nắm được nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ Dặn dò -Học thuộc lòng đoạn thơ 1 -Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
Tài liệu đính kèm: