Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Lê Thị Thanh

1.MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

 - HĐ 1: HS biết và hiểu công dụng của dấu phẩy.

 - HĐ 2,3: Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu phẩy trong bài viết.

 1.2. Kĩ năng:

 - HĐ 1: Thực hiện thành thạo kĩ năng phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.

 - HĐ 2,3: Thực hiện được kĩ năng lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt mục đích giao tiếp.

 1.3. Thái độ:

 - Có thói quen dùng dấu phẩy thích hợp

- Giáp dục HS tính chính xác cẩn thận. Có ý thức cao trong việc dùng dấu phẩy.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP

 - Công dụng của dấu phẩy.

3. CHUẨN BỊ:

a.GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I.

b.HS: Tìm hiểu về các dấu câu.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5796Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Lê Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần dạy: 34 - Tiết 128	
Ngày dạy: 17/4/2015	
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU PHẨY)
1.MỤC TIÊU: 
	1.1. Kiến thức:
	- HĐ 1: HS biết và hiểu công dụng của dấu phẩy.
	- HĐ 2,3: Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu phẩy trong bài viết.
	1.2. Kĩ năng:
	- HĐ 1: Thực hiện thành thạo kĩ năng phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.
	- HĐ 2,3: Thực hiện được kĩ năng lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt mục đích giao tiếp.
	1.3. Thái độ:
	- Có thói quen dùng dấu phẩy thích hợp
- Giáp dục HS tính chính xác cẩn thận. Có ý thức cao trong việc dùng dấu phẩy.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Công dụng của dấu phẩy.
3. CHUẨN BỊ:
a.GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I.
b.HS: Tìm hiểu về các dấu câu.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 Kiểm diện : 6A5:..	
	4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
	4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về công dụng của dấu phẩy. (15P)
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
?Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp?
? Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên?
? Nêu công dụng của dấu phẩy?
 HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
 GD HS ý thức sử dụng dấu phẩy phù hợp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp. (10P)
?Dưới đây là những câu ghép lại từ một số tác phẩm văn học nhưng thiếu hoàn toàn các dấu phẩy. Em hãy đặt các dấu phẩy vào đúng chỗ của nó?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.(10P)
 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
?Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong những câu trên?
? Giải thích tại sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí ấy?
- Dấu phẩy thứ nhất: dùng giữa thành phần phụ trạng ngữ với CN-VN.
- Dầu phẩy thứ hai: dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu - cùng là vị ngữ.
Cho HS làm bài trong vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
?Với mỗi vị trí bỏ trống dưới đây em hãy điền thêm một CN thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh.
a/ xe máy, xe đạp
b/ hỏa cúc, hoa huệ.
c/ vườn xoài, vườn nhãn.
 Chia làm 4 nhóm, làm trong 4’.
? Thêm VN thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh.
a/  thu mình trên cây, rụt cổ lại.
b/  đến thăm trường, thầy cô giáo cũ.
c/  thẳng xòe cánh quạt.
d/  xanh biếc hiền hòa.
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Cho HS làm bài trong vở bài tập.
 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
? Cách dùng dấu phẩy của tác giả ở câu trên tạo ra nhịp điệu như thế nào cho câu văn? Nhịp điệu ấy góp phần diễn tả điều gì?
-Dấu phẩy nhằm mục địch tu từ: ngắt câu thành những khúc, đoạn câu đối, diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi, nhẫn nãi của chiếc cối xay.
ó Cho HS làm bài trong vở bài tập.
I. Công dụng:
VD : 
a. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ.
b. Suốt một đời người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thuỷ.
c. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.
à Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
 - Giữa các thành phụ của câu với CN và VN.
 - Giữa các từ ngữ có dùng chức vụ trong câu.
 - Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
 - Giữa các vế của câu ghép.
á Ghi nhớ: SGK/158.
II. Chữa một số lỗi thường gặp:
a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen Đàn đàn lũ lũ bay về, lượn lên lượn xuống, chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.
b. Trên những ngọn cây già cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua nhau lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàn lá vắt vẻo mềm mại như những cái đuôi én.
III. Luyện tập:
Bài 1:
Từ xưa đến nay, Thánh gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh  dân tộc VN ta.
Bài 2:
Bài 3:
Bài tập 4:
4.4. Tổng kết
 GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Em đánh giá thế nào về việc đặt dấu phẩy trước từ và trong câu dưới đây?
	Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhĩ?
	 A. Sai, vì từ và đã thay cho dấu phẩy.
	 B. Đúng, để người đọc không hiểu sai là: tôi cũng ở trên mái trường.
4.5. Hướng dẫn học tập
+ Học bài, học thuộc phần ghi nhớ – SGK – 158.
 + Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập.
	+ Tìm các ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, đạt mục đích giao tiếp.
 	+ Tìm các VD sử dụng dấu phẩy sai chức năng và chữa lại cho đúng.
+ Soạn bài “Tổng kết TV”. Ôn lại các nội dung về tiếng Việt đã học.
+ Ôn lại nội dung, nghệ thuật của toàn bộ các văn bản đã học, chuẩn bị thi HKII.
5.PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Lê Thị Thanh.doc