Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Phó từ

1. MỤC TIÊU :

1.1/ Kiến thức:

- Khái niệm phó từ.

+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ( khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ ).

- Các loại phó từ.

1.2/ Kỹ năng :

- Nhận biết phó từ trong văn bản.

- Phân biệt các loại phó từ.

- Sử dụng phó từ để đặc câu

1.3/ Thái độ:

 Giúp học sinh biết sử dụng phó từ đúng lúc, nhớ các phó từ đã học.

2. TRỌNG TÂM

- Khái niệm phó từ.

- Các loại phó từ.

3. CHUẨN BỊ:

a/ Giáo viên :

 Bảng phụ , phiếu học tập

b/ Học sinh : Học bài, Soạn bài

4/ TIẾN TRÌNH :

4.1/ ổn định tổ chức và kiểm diện :

4.2/ Kiểm tra miệng:

 1. Thế nào là lượng từ? Lượng từ được chia thành mấy nhóm? Kể ra ? Kể tên các hư từ mà em biết ?

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 10788Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Phó từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 Tiết 75 PHÓ TỪ 
Tuần dạy : 20
Ngày dạy : /1/2011
1. MỤC TIÊU :
1.1/ Kiến thức: 
- Khái niệm phó từ.
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ( khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ ).
- Các loại phó từ.
1.2/ Kỹ năng : 
- Nhận biết phó từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặc câu
1.3/ Thái độ:
 Giúp học sinh biết sử dụng phó từ đúng lúc, nhớ các phó từ đã học.
2. TRỌNG TÂM
- Khái niệm phó từ. 
- Các loại phó từ.
3. CHUẨN BỊ:
a/ Giáo viên : 
 Bảng phụ , phiếu học tập
b/ Học sinh : Học bài, Soạn bài
4/ TIẾN TRÌNH :
4.1/ ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2/ Kiểm tra miệng:
 1. Thế nào là lượng từ? Lượng từ được chia thành mấy nhóm? Kể ra ? Kể tên các hư từ mà em biết ?
 Đáp án 
 1. Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật (5đ)
 Hai nhóm: (4đ)
 + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể. 
 + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. (1đ)
Các hư từ : lượng từ, phó từ.
2. Tính từ , động từ có thể kết hợp những từ nào trong câu ?
Đáp án :
Động từ : đã,sẽ, đang, vừa, mới.(5đ)
Tính từ : rất, khá, lắm, quá, khá,hơi.(5đ)
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài 
Ở HKI chúng ta học bài lượng từ là những hư từ chuyên đi kèm với các thực từ (danh từ, động từ, tính từ) để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm bài phó từ để hiểu rõ hơn về vai trò của phó từ trong câu, trong văn bản.
Hoạt động 2
GV :Gọi học sinh đọc yêu cầu 1.sgk/12
GV : Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu ?
HS : Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các từ sau 
 a/+ đã- đi , cũng –ra, vẫn chưa- thấy
b/ + được – soi gương,rất – ưa nhìn, ra- to, rất- bướng.
GV : Các từ in được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào ?
HS : Các từ được bổ sung thuộc từ loại :
+ Động từ : đi, ra , thấy , soi gương
+Tính từ : lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng.
GV: Đưa bảng phụ vị trí của phó từ.
Đứng trước
Động từ
Tính từ
Đứng sau
đã
cũng
vẫn chưa
thật
rất
rất
đi
ra
thấy
lỗi lạc
soi
ưa nhìn
to
bướng
được
ra
Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cum từ ?
HS: đứng ở vị trí trước và sau trong cụm từ. Chúng là hư từ không giống thực từ.
GV : Phó từ là gì ?
GV : yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ sgk/12
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu học sinh tìm các phó từ bổ sung cho những động từ, tính từ in đậm?
HS : a/ lắm
b/ đừng , vào
c/ không ,đã, đang.
GV: điền các phó từ vào bảng phân loại cho bên dưới?
Ý nghĩa
Đúng trước
Đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
Đã ,đang
Chỉ mức độ
Thật, rất
Lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Cũng, vẫn
Chỉ sự phủ định
Không chưa
Chỉ sự cầu khiến
Đừng
Chỉ kết quả và hướng
Vào, ra
Chỉ khả năng
được
GV : Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên.
sắp , sẽ
cứ, còn, nữa, cùng.
Hơi, khá.
Chẳng, chưa,có.
Chớ, đừng
Luôn luôn, thường thường
GV : Có mấy loại phó từ đã học
GV: Gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ sgk/14
Hoạt động 4 : GV gọi học sinh đọc 2 bài tập trong sgk/ 14
Chia 6 nhóm thảo luận bài tập 1,2sgk/15
Các nhóm thảo luận trình bày giáo viên nhận xét, cho học sinh sửa vào vở bài tập.
I.Phó từ là gì ?
1 .sgk/ 12
Bài tập 1 SGK/ 12
a/ đã đicũng ra ..vẫn chưa thấy..thật lỗi lạc.
b/ .soi gương được và rất ưa nhìn ..to ra ..rất bướng
ž Phó từ đi kèm với động từ, tính từ. 
2. sgk/12
µGhi nhớ sgk/12
II. Các loại phó từ :
1.sgk/ 13
a/ lắm
b/ đừng , vào
c/ không ,đã, đang.
2. sgk/ 13
3. sgk/13
µ Ghi nhớ sgk/14
III. Luyện tập:
1.a/ _ đã (quan hệ thời gian) _ đương, sắp, ra (thời gian, sự tiếp diễn tương tự _ kết quả và hướng) 
 _ không còn (phủ định, sự tiếp diễn tương tự) _ cũng sắp (sự tiếp diễn tương tự _ thời gian) 
 _ đã, đã (thời gian) 
 _ đều (sự tiếp diễn tương tự) _ Cũng sắp (tiếp điễn tương tự _ thời gian) 
b/ _ Đã , được (thời gian , kết quả) 
2/ Một hôm thấy chị cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chui tọt vào hang. Chị cốc rất bực mình , đi tìm kẻ cạnh khoé mình. Không thấy Dế Mèn, nhưng chị Cốc trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc đã trút cơn giận lên đầu Dế Choắt.
3/ Gọi chính tả chú ý các từ địa phương
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố :
Câu hỏi :Thế nào là phó từ ? cho ví dụ về phó từ ?
Đáp án : Phó từ là từ chuyên đi kèm động từ , tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ ,tính từ.
Ví dụ : Cây hoa hồng đang nở hoa rất đẹp
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
Đối với bài học ở tiết học này :
Nhớ khái niệm của phó từ, các loại phó từ.
Nhận diện phó từ trong các câu văn cụ thể.	
Học thuộc ghi nhớ sgk/12,14
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
Soạn bài:So sánh sgk/24,25 
Thế nào là so sánh ?
Cấu tạo của phép so sánh ?
5/ RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung : 	..
	..	. . . .. . 
Phương pháp:	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

Tài liệu đính kèm:

  • docPhó từ (2).doc