Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 113: Lao xao

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.

- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản.

- Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.

 2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.

- Nhận biết được chất dân gian được sử dung trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6194Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 113: Lao xao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 113 Ngày soạn: 23/3/2012
LAO XAO
 ( Trích ) – Duy Khán
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản.
- Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.
 2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian được sử dung trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
III. CHUẨN BỊ : 
 - Học sinh : Soạn bài 
 - Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt và tập làm văn các bài đã học . 
IV. LÊN LỚP: 
 1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số . 
 2. Kiểm tra 15 phút: 
 - Trình bày ý nghĩa - nội dung bài “ Lòng yêu nước” của Ê-ren-bua? 
 3. Bài mới : 
 HĐ1: Giới thiệu bài
 HĐ2.
* Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao . 
? Nêu hiểu biết của em về tác giả ? 
- Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, từng làm g/v trong quân đội, là phóng viên tham gia chiến dịch HCM-1975.
- Các t/p đã xuất bản: Trận mới(thơ, 1972); Tuổi thơ im lặng(hồi kí, 1986)
? Xuất xứ của văn bản?
? VB dùng phương thức biểu đạt nào ?
? Khi nào t/g dùng nhiều m/t? Khi nào dùng TS?
- Khi tả hình dáng, màu sắc, hoạt động của ong, bướm, t/g dùng MT; khi kể lai lịch, đặc tính của chúng dùng thì dùng TS.
* Hướng dẫn hs đọc: Giọng kể chuyện tự nhiên. Lời văn gần với với lời nói thường, mang tính khẩu ngữ. GV đọc- hs đọc tiếp. 
 HĐ3
? Cảnh vật vào một buổi sớm chớm hè qua sự hồi tưởng của tác giả hiện qua chi tiết nào? 
? Trong cảnh vật đó có âm thanh gì? 
? Âm thanh đó do đâu mà có?
- Âm thanh Lao xao là âm hưởng chủ đạo trong bài văn. Trong cái lao xao của cảnh vật thiên nhiên lúc vào hè còn có cả cái lao xao trong tâm hồn tác giả khi nghĩ về tuổi thơ, nghĩ về làng quê của mình . 
? Khi miêu tả tác giả dùng phép tu từ nào? 
? NT đó có tác dụng gì? 
? Ta thấy cảnh vật nơi góc vườn hiện lên ntn?
? Sau mấy câu mở đầu gợi tả không gian làng quê lúc chớm hè, tác giả giới thiệu, miêu tả cảnh gì tiếp theo?
? Các loài chim được miêu tả theo mấy nhóm? ? Đó là những nhóm nào?
- Nhóm chim hiền và nhóm chim dữ, ác . 
? Tác giả đã kể đến các loài chim hiền nào? 
? Chúng có quan hệ ntn với con người?
? Trong số các loài chim mang vui đến cho trời đát, t/g tập trung kể về loài chim nào?
? Chim sáo và tu hú được miêu tả ntn? 
? Cây tu hú ở đây là cây gì? Cây vải.
? Các loài chim này được miêu tả trên những phương diện nào?
? Các loại chim này được miêu tả trên những phương diện nào?
- M/t trên phương diện đặc điểm hoạt động: hót, học nói, kêu mùa vải chín. 
? Tại sao t/g gọi chúng là các loài chim mang vui đến cho trời đất?
- Vì tiếng hót của chúng mang niềm vui đến cho con người, cho mùa màng
? T/g đã dùng BPNT nào để miêu tả các loài chim? Tác dụng của nó?
- Lời dẫn dắt bằng một âm thanh rất tự nhiên. Những câu hát đồng dao quen thuộc, câu chuyện cổ tích được đưa vào khi giới thiệu mối quan hệ họ hàng trong thế giới các loài chim phù hợp với tâm lý trẻ thơ 
 I. Đọc- tìm hiểu chung : 
 1. Tác giả: SGK
 - Tên thật Nguyễn Duy Khán(1934-1995)
 - Quê: Quế Võ- Bắc Ninh. 
 2. Tác phẩm : SGK 
 - VB trích trong t/p Tuổi thơ im lặng- giải thưởng Hội nhà văn - 1987
 - Phương thức biểu đạt: Miêu tả+ TS
3. Bố cục: 
II. Đọc – hiểu văn bản . 
 1. Cảnh một buổi sớm chớm hè ở làng quê . 
- Cảnh vật : cây cối um tùm, hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng.
- Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhauđuổi bướmrủ nhau lặng lẽ bay đi.
-> âm thanh: lao xao nghe nhẹ nhàng và rất rõ.
* NT: Phép nhân hoá, so sánhà cảnh vật hiện lên sinh động . 
2. Thế giới các loài chim . 
 a. Nhóm chim hiền.
 - bồ các, chim ri, sáo, tu hú, chim ngói, chim nhạn, bìm bịp-> gần gũi với con người, mang vui đến cho trời đất 
- Chim sáo: Đậu cả trên lưng trâu mà hót: tọ toẹ học nói, bay đi ăn, chiều lại về với chủ.
- Tu hú: Báo mùa tu hú chín, đỗ trên ngọn tu hú mà kêu
* NT: phép nhân hoá, miêu tả; âm thanh, tiếng hót xen vào những câu hát đồng dao, câu chuyện cổ tíchà thế giới loài chim hiện lên sinh động, gần gũi .
 4. Củng cố: 
 - Cảnh buổi sớm mùa hè ở làng quê được miêu tả ntn?
 5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Xem lại phần 1 Cảnh buổi sáng mùa hè ở làng quê
 - Chuẩn bị tiếp phần 2: thế giới các loài chim.
 - Ôn tập phần Tiếng Việt đã học từ đầu HKII - tiết sau kiểm tra . 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 114 Ngày soạn: 23/3/1012
LAO XAO(tiếp)
 ( Trích ) – Duy Khán
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản.
- Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.
 2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian được sử dung trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
III. CHUẨN BỊ : 
 - Học sinh : Soạn bài 
 - Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt và tập làm văn các bài đã học . 
IV. LÊN LỚP: 
 1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số . 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Cảnh buổi sáng mùa hè được t/g m/t như thế nào? 
 3. Bài mới : 
 HĐ1: Giới thiệu bài
 HĐ2
* Học sinh đọc đoạn văn còn lại . 
? Những loài chim dữ, ác được tác giả giới thiệu là những loài nào ? 
? Nhóm chim này được miêu tả cụ thể như thế nào? Về hình dáng, lai lịch và hoạt động
? Diều hâu có những điểm xấu nào? 
? Chèo bẻo là loài chim ntn?
? Điểm xấu nhất của quạ là gì?
? Chim cắt ác ở điểm nào?
- Đánh nhua như một tên đao phủ, chưa có loài chim nào trị được nó. Nhưng có một đàn chèo bẻo đã trị được nó -> quy luật của tự nhiên cuộc đấu tranh sinh tồn . 
? Hãy kể thêm các loài chim dữ, ác khác mà em biết? 
- Chim ưng, đại bàng... 
? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để tả các loài chim này ? 
? Qua đó ta thấy, ông là người ntn?
- Khi miêu tả, tác giả lựa chọn đặc điểm nổi bật của từng loài. Phối hợp xen kẽ giữa các loài có mối quan hệ với nhau. Xen vào các câu tục ngữ làm cho thế giới loài chim hiện lên rất sinh động. Qua đó muốn nói về quy luật của con người. Con người dù có giỏi, mạnh đến đâu mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị còn kẻ yếu biết đoàn kết thì sẽ chiến thắng . 
? Nếu đánh giá các loài chim bằng cái nhìn dân gian, em sẽ đặt tên cho những con chim ác này ntn?
- Quạ: chim ăn trộm; Diều hâu: chim ăn cướp; Cắt: chim đao phủ.
? Tại sao t/g lại gọi chúng là chim ác, chim xấu?
- Cách gọi kèm thái độ yêu, ghét của dân gian, chỉ các loại động vật ăn thịt
? Chất văn hoá dân gian được thể hiện ntn trong bài?
- Chú ý các câu hát dân gian được thể hiện bằng các câu thành ngữ và sự tích về loài chim bìm bịp.
? Em hãy tìm các chi tiết dân gian được thể hiện trong văn bản?
- Cách nhìn và cảm nhận về thế giới các loài chim của tác giả thể hiện mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông là những thiện cảm hay ác cảm đối với các loài chim.
Trong những quan niệm dân gian, bên cạnh nét hồn nhiên, còn có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học như cách gọi chèo bẻo là kẻ cắp
HĐ3
* Học sinh đọc mục ghi nhớ 
HĐ4
Học sinh viết đoạn văn .
II. Đọc- hiểu chi tiết
 2. Thế giới loài chim
 b. Nhóm chim ác
 - Diều hâu: mắt tinh, mũi khoằm, tai thính, hay bắt gà, vừa lượn vừa ăn . 
 - Chèo bẻo: là kẻ cắp, chuyên trị kẻ ác 
 - Quạ: kém cỏi, hèn hạ, chuyên ăn trộm trứng, nhâng nháo, láu táu. 
 - Chim cắt: cánh nhọn, đánh nhau xỉa bằng cánh, vụt đến, vụt biến như quỷ.
* NT: Kết hợp tả, kể với nhận xét, bình luận à tác giả có vốn hiểu biết phong phú về các loài chim và tình cảm yêu mến gắn bó với thiên thiên.
3. Chất văn hoá dân gian trong bài 
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri .
- Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; kẻ cắp gặp bà già, lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn . 
- Truyện cổ tích : sự tích chim bìm bịp, chim chèo bẻo. 
- Trong cách nhìn và cảm nhận của tác giả về thế giới các loài chim . 
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật: 
 - Sự quan sát tinh tế
 -Vốn hiểu biết phong phú
 - Miêu tả, kể chuyện lồng trong cảm xúc và thái độ của t/g.
 2. Nội dung: Bức tranh sinh động nhiều màu sắc về thế giới loại chim.
* Ghi nhớ: T/113 
IV. Luyện tập.
 4. Củng cố: 
 - Em hiểu biết gì thêm về thế giới tự nhiên và con người qua văn bản này?
 - Nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Lao xao? - Yêu quí các loài vật xung quanh mình thêm yêu quê hương, yêu dân tộc
 5. Hướng dẫn học bài:
 - Học ghi nhớ
 - Soạn bài: Ôn tập truyện và kí

Tài liệu đính kèm:

  • docLao xao.doc