I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
- Nắm được khái niệm nhân hóa , các kiểu nhân hóa.
- Hiểu được tác dụng của nhân hóa.
- Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc – hiểu văn bản và bài văn miêu tả.
II. TRỌNG TAM KIẾN THỨC
1. Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là nhân hóa.
- Nắm được các kiểu nhân hóa.
- Nắm được tác dụng của nhân hóa.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng :
- Nhận biết và bước đầu phân tích đươch giá trị cảu phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng phép nhân hóa trong khi nói và viết.
3. Thái độ :
Học sinh có ý thức học tốt trong giờ học tiếng Việt.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : SGk , giáo án , bảng phụ.
2. Học sinh: soạn bài trước khi đến lớp.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
Họ và tên : Nguyễn Đăng Trường Thanh Lớp : Sư phạm văn K38 Phần : Tiếng Việt Tuần :23 Bài 22 Tiết 91 NHÂN HÓA MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS : Nắm được khái niệm nhân hóa , các kiểu nhân hóa. Hiểu được tác dụng của nhân hóa. Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc – hiểu văn bản và bài văn miêu tả. TRỌNG TAM KIẾN THỨC Kiến thức : Hiểu được thế nào là nhân hóa. Nắm được các kiểu nhân hóa. Nắm được tác dụng của nhân hóa. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng : Nhận biết và bước đầu phân tích đươch giá trị cảu phép tu từ nhân hóa. Sử dụng phép nhân hóa trong khi nói và viết. Thái độ : Học sinh có ý thức học tốt trong giờ học tiếng Việt. CHUẨN BỊ Giáo viên : SGk , giáo án , bảng phụ. Học sinh: soạn bài trước khi đến lớp. CÁC BƯỚC LÊN LỚP Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi : Em hãy nêu ngắn gọn nội dung và nghệ thuật bài “ Buổi học cuối cùng” . Giới thiệu bài mới : Ở tiết trước các em đã được học biện pháp tu từ “ So sánh” , tiết này cô và cá em sẽ cùng nhau tìm hiểu một biện pháp tu từ nữa đó là “ Nhân hóa” . Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm thế nào là nhân hóa. *GV gọi hoc sinh đọc đoạn trích trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa SGK / 56 và trả lời câu hỏi sau : 1) Đoạn thơ miêu tả cảnh gì ? Đáp án: Đoạn thơ miêu tả cảnh trời sắp mưa. 2) Em hãy kể tên các sự vật được nói đến trong khổ thơ của Trần Đăng Khoa ? Đáp án: Các sự vật được nói đến trong khổ thơ là : trời , cây mía , kiến. 3) Trời được gọi bằng gì ? Đáp án: Trời được gọi bằng “ông” . 4) Ông là từ thường dùng để gọi ai ? Đáp án : Ông là từ thường dùng để gọi con người . *Gv : Ông là từ thường dùng để gọi con người nhưng ở đây được dùng để gọi tên sự vật. 5) Trong đoạn thơ trên , ông trời được miêu tả có hành động gì ? Đáp án: Ông trời : mặc áo giáp , ra trận . 6) Còn cây mía làm gì ? Đáp án: Cây mía múa gươm . 7) Kiến đang làm gì ? Đáp án; Kiến đang hành quân. 8) Các cụm từ “ mặc áo giáp , ra trận , hành quân” thường dùng để miêu tả hành động của ai ? Đáp án: Các cụm từ “ mặc áo giáp , ra trận , hành quân” thường dùng để miêu tả hành động của con người. 9) Em có nhận xét gì về cách gọi , tả sự vật ,cây cối, con vật trong đoạn thơ trên ? Đáp án : Tác giả đã gọi , tả sự vật , cây cối , con vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi , tả con người bằng những hoạt động , suy nghĩ , tình cảm của con người. *Gv chốt : Cô gọi cách gọi , tả sự vật , cây cối , con vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi , tả con người là nhân hóa . *GV gọi học sinh nhắc lại khái niệm nhân hóa. 10) Em hãy so sánh 2 cách diễn đạt sau : * GV treo bảng phụ : Cách 1 Cách 2 -Bầu trời đầy mây đen. -Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng , lá bay phấp phới. -Kiến bò đầy đường. -Ông trời mặc áo giáp đen ra trận. -Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng. -Kiến hành quân đầy đường. Đáp án: So sánh 2 cách diễn đạt : -Giống nhau: Cả 2 cách diễn đạt trên đều nói đến cùng một nội dung , nói đến cùng một sự vật , con vật. -Khác nhau: + Cách 1 : diễn đạt chỉ có tính chất miêu tả , tường thuật. + Cách 2 : các sự vật , con vật được miêu tả một cách sống động , gần gũi , thể hiện được thái độ , tình cảm của con người . 11) Theo em cách nào sử dụng phép nhân hóa ? Đáp án : Cách 2 sử dụng phép nhân hóa . 12) Vậy cách 1 hay cách 2 diễn đạt hay hơn ? Đáp án ; Cách 2 diễn đạt hay hơn . 13) Vậy khi sử dụng phép nhân hóa thì thế giới loài vật , cây cối , động vật ,.. sẽ như thế nào ? Đáp án : Khi sử dụng phép nhân hóa thì thế loài vật , cây cối , đồ vật , trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm của con người . ** GV chốt : Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật , đồ vật , cây cối , bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật , cây cối, đồ vật ,.trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm của con người . BÀI TẬP NHANH: Em hãy tìm phép nhân hóa trong ví dụ sau : I . Nhân hóa là gì ? 1. VD 1 /SGK / 56. Ông trời : mặc áo giáp Cây mía : múa gươm Kiến : hành quân -- > gọi tả sự vật , cây cối , con vật bằng những từ vốn dùng để gọi , tả con người . à nhân hóa . VD 2 / SGk / 57: -Cách 1 : Không sử dụng phép nhân hóa , diến đạt bình thường , mang tính chất miêu tả , tường thuật. -Cách 2: Sử dụng phép nhân hóa , các sự vật , con vật được miêu tả một cách sống động , gần gũi , thể hiện được thái độ , tình cảm của con người. à tác dụng của nhân hóa. 2. Ghi nhớ : SGK / 57 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu nhân hóa . *Gv gọi học sinh đọc ví dụ SGK /57 và trả lời câu hỏi sau : 14) Hãy tìm những sự vật được nhân hóa trong các ví dụ trên ? Đáp án: Các sự vật được nhân hóa : a.Miệng , Tai , Mắt , Chân , Tay. b.Tre. c.Trâu. 15) Dựa vào những từ được in đạm SGK và cho biết mỗi sự vật trên được nhân hóa bằng cách nào ? Đáp án: Các sự vật trên được nhân hóa bằng cách: a.Dùng những từ : lão , bác , cô , cậu , vốn gọi người để gọi vật . b.Dùng những từ : chống lại , xung phong , giữ vốn chỉ hoạt động , tính chất của con người để chỉ hoạt động , tính chất của vật. c.Trò chuyện , xưng hô với vật như với người . 16) Qua những ví dụ trên em hãy cho biết có bao nhiêu kiểu nhân hoá , đó là những kiểu nào ? Đáp án: Có 3 kiểu nhân hóa đó là : -Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật . -Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của con người để chỉ hoạt động , tính chất của vật. -Trò chuyện , xưng hô với vật như với người. *GV chốt : Có 3 kiểu nhân hóa đó là : -Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật . -Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của con người để chỉ hoạt động , tính chất của vật. -Trò chuyện , xưng hô với vật như với người. II. Các kiểu nhân hóa: 1.VD : SGK / 57 a.Miệng , Tai , Mắt , Chân , Tay ( gọi bằng lão , bác , cô . cậu ). à Dùng từ gọi người để gọi vật. b.Tre (chống lại , xung phong , giữ ) à Dùng từ chỉ tính chất , hoạt động của người để chỉ vật. c.Trâu.(ơi , bảo ) à Trò chuyện với vật như với người. 2. Ghi nhớ : SGK / 58 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập *GV chia lớp thành 2 nhóm làm bài tập 1 và 2. Đáp án; Bài tập 1: Phép nhân hóa trong đoạn văn là : +Bến cảng đông vui. +Tàu mẹ , tàu con. +Xe anh , xe em. +Tất cả đều bận rộn. Tác dụng: Gợi lên không khí khẩn trương , phấn khởi của con người nơi bến cảng . Bài tập 2: So sánh 2 cách diễn đạt: Đoạn 1 Đoạn 2 Đông vui Rất nhiều tàu xe Tàu mẹ , tài con Tàu lớn , tàu bé Xe anh Xe em Tiu tít nhận hàng về và chở hàng đi Nhận hàng về và chở hàng đi Bận rộn Hoạt động liên tục Ở đoạn 1 trong bài tập 1 sử dụng phép nhân hóa , nhờ vậy mà sinh động và gợi cảm hơn. Ở đoạn 2 không sử dụng phép nhân hóa , chỉ mang tính miểu tả , tường thuật. Bài tập 3: *Giống nhau: đều tả cái chổi rơm. *Khác nhau: Cách 1 : Dùng phép nhân hóa . Sử dụng nhũng từ như là : họ hàng , cô bé , chiếc váy , áo , áo len và ngay cả từ Chổi Rơm cúng được viết hoa như tên riêng của người à làm cho việc miêu tả chổi gần với cách miêu tả người. Cách 2 : Không dùng phép nhân hóa. Vậy ta nên chọn cách viết 1 cho văn bản biểu cảm và cách viết 2 cho văn bản thuyết minh . *Gv chia lớp 2 nhóm làm bài tập 4 làm bài tập a, d. Bài tập 4: Đáp án: a.Trò chuyện , xưng hô với núi như với người. à Tác dụng : giải bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói. d.Dùng từ chỉ tính chất , hoạt động của người để chỉ tính chất hoạt động của vật. à Tác dụng : gợi sự cảm phục , lòng thương xót và căm thù nơi người đọc. Bài tập 1: Phép nhân hóa trong đoạn văn là : +Bến cảng đông vui. +Tàu mẹ , tàu con. +Xe anh , xe em. +Tất cả đều bận rộn. Tác dụng: Gợi lên không khí khẩn trương , phấn khởi của con người nơi bến cảng . Bài tập 2: So sánh 2 cách diễn đạt: Đoạn 1 Đoạn 2 Đông vui Rất nhiều tàu xe Tàu mẹ , tài con Tàu lớn , tàu bé Xe anh Xe em Tiu tít nhận hàng về và chở hàng đi Nhận hàng về và chở hàng đi Bận rộn Hoạt động liên tục Ở đoạn 1 trong bài tập 1 sử dụng phép nhân hóa , nhờ vậy mà sinh động và gợi cảm hơn. Ở đoạn 2 không sử dụng phép nhân hóa , chỉ mang tính miểu tả , tường thuật. Bài tập 4: a.Trò chuyện , xưng hô với núi như với người. à Tác dụng : giải bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói. d.Dùng từ chỉ tính chất , hoạt động của người để chỉ tính chất hoạt động của vật. à Tác dụng : gợi sự cảm phục , lòng thương xót và căm thù nơi người đọc. CỦNG CỐ Nhắc lại nội dung cơ bản : Khái niệm nhân hóa và tác dụng của nhân hóa . Biết được các kiểu nhân hóa. Vận dụng được phép nhân hóa trong khi nói và viết. DẶN DÒ Các en về nhà : -Viết 1 đoạn văn miêu tả có sử dụng phép nhân hóa. -Hoàn thành những bài tập còn lại. -Học bài. - Soạn bài mới: phương pháp tả người.
Tài liệu đính kèm: