Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 97: Lượm

I. Mức độ cần đạt: Giúp HS:

 - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm.

 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.

 - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.

II. Trọng tâm kiến thức.

 1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật Lượm.

 - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.

 - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.

 - Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm bài thơ ( Bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả tự sự biểu cảm và xen lời đối thoại )

 - Đọc- hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

 - Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.

 3. Giáo dục:

 Giáo dục các em tinh thần vượt khó trong học tập.

III. Hướng dẫn thực hiện:

 1. Ổn định ( 1 phút ): Kiểm tra ss học sinh.

 2. Bài cũ ( 4 phút ):

 - Đọc thuộc lòng một đoạn bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ ” mà em yêu thích nhất.

 - Cho biết ý nghĩa của văn bản.

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3781Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 97: Lượm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Tiết 97 	 LƯỢM
Soạn:.................................. ( Tố Hữu )
Dạy:...................................
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS: 
 - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm.
 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
 - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.
II. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật Lượm.
 - Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
 - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.
 - Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm bài thơ ( Bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả tự sự biểu cảm và xen lời đối thoại )
 - Đọc- hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
 - Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.
 3. Giáo dục: 
 Giáo dục các em tinh thần vượt khó trong học tập.
III. Hướng dẫn thực hiện: 
 1. Ổn định ( 1 phút ): Kiểm tra ss học sinh.
 2. Bài cũ ( 4 phút ): 
 - Đọc thuộc lòng một đoạn bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ ” mà em yêu thích nhất.
 - Cho biết ý nghĩa của văn bản.
 3. Bài mới ( 35 phút ) : 
 * Giới thiệu bài : Thiếu nhi Việt Nam, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tiếp bước cha anh, người nhỏ chí lớn, trung dũng kiên cường mà vẫn hồn nhiên vui tươi . Lượm là một trong những em bé – đồng chí nhỏ như thế Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu bài thơ ‘ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu 
Hoạt động của thầy 
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc văn bản. Chú ý cách ngắt nhịp, giọng điệu thích hợp với thể thơ ở từng đoạn.
[?] Học sinh đọc phần chú thích mục dấu sao ? Nêu hiểu biết của em về nhà thơ ? 
Học sinh nêu. Giáo viên nhận xét chung và ghi bảng.
[?] Nêu xuất xứ của bài thơ ? 
Học sinh phát biểu. Gv nhận xét.
[?] Em hãy xác định bố cục bài thơ . 
Chia làm 3 đoạn,
1. Từ đầu...Cháu đi xa dần: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ 
2. TT.....Hồn bay giữa đồng: Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
3. Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi.
[?] Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số từ khó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv nói: Văn bản là một bài thơ kết hợp miêu tả + tự sự em hãy cho biết nhân vật nào được miêu tả ? Nhân vật nào tự biểu hiện cảm nghĩ của mình? ( Lượm; Tác giả )
[?] Hình ảnh Lượm được miêu tả qua các chi tiết nào ? về hình dáng ? Về trang phục ? Về cử chỉ ? Về lời nói ? 
Học sinh phát biểu. Gv nhận xét.
[?] Sự miêu tả đó đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến? 
Học sinh phát biểu. Gv nhận xét.
[?] Những lời thơ nào miêu tả Lượm làm nhiệm vụ ? 
Học sinh đọc. Gv nhận xét.
[?] Qua chi tiết miêu tả đó, em nhận thấy ở Lượm điều gì.
Học sinh phát biểu. Gv nhận xét.
[?] Cái chết của Lượm được miêu tả qua các chi tiết nào ? 
Học sinh đọc các câu thơ. 
Gv nói: Cái chết có đổ máu, nhưng lại được miêu tả như một giấc ngủ bình yên của trẻ thơ giữa đồng quê thơm hương lúa. . 
[?] Trong bài thơ, tác giả đã thay đổi cách gọi Lượm như thế nào ? Các gọi ấy bộc lộ tình cảm và thái độ gì của tác giả đối với Lượm? 
HS: Chú bé; Cháu; Lượm; Chú đồng chí nhỏ.
[?] Trong bài thơ, có những câu thơ được cấu tạo đặc biệt. Hãy tìm những câu thơ ấy ? Nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc ? 
Học sinh thảo luận. Phát biểu.
[?] Những lời thơ cuối cùng lặp lại những lời thơ mở đầu . Theo em điều đó có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện cảm nghĩa của nhà thơ ? 
GV nói: Cùng với 2 khổ thơ cuối, tái hiện hình ảnh Lươm nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi→ Lượm sống mãi trong lòng dân tộc
Gv hướng dẫn học sinh nắm lại giá trị nghệ thuật của bài thơ ( Thể thơ; phương thức biểu đạt; Kết cấu đầu cuối tương ứng )
[?] Hãy cho biết ý nghĩa của văn bản vừa học.
Học sinh phát biểu. GV nhận xét và ghi tóm tắt,
Học sinh đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
Học sinh nêu.
Học sinh chia bố cục.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Hoc sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh thảo luận phát biểu.
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả: Tố Hữu ( 1920-2002 ).
 - Tên thật là Nguyễn Kim Thành.
 - Là nhà cách mạng- nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
2. Tác phẩm: 
 - Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1949 trong cuộc kháng chiến chống Pháp . 
 - Bố cục văn bản: 3 đoạn ( Học sinh tự ghi )
 - Từ khó ( Xem SGK )
II. Đọc- hiểu văn bản.
 1. Nội dung.
a. Hình ảnh Lượm : 
Trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ . 
+ Hình dáng : nhỏ nhắn . 
+ Trang phục : gọn gàng, duyên dáng 
+ Cử chỉ : nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi . 
+ Lời nói : tự nhiên, chân thật . 
→ Sự quan sát trực tiếp, dùng nhiều từ láy gợi hình ảnh → Lượm một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời, say mê với công việc kháng chiến.
- Trong khi làm nhiệm vụ và hy sinh . 
+ Bỏ thư : Vụt qua mặt trận – đạn bay vèo vèo.
 Thư đề thượng khẩn- sợ chi hiểm nghèo. 
→ miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm.
+ Cháu nằm trên lúa / tay nắm chặt bông/ hồn bay .. 
→ một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng, thanh thản.
b. Tình cảm của nhà thơ : 
- Các xưng hô : cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ → vừa gần gũi thân thiết vừa trìu mến trân trọng. 
- Cảm xúc của nhà thơ khi nghe tin Lượm hy sinh :
 + Ra thế
 Lượm ơi!....
→ ngắt thành 2 dòng→ xúc động đến đau xót, nghẹn ngào.
 + Lượm ơi, còn không ? ( Câu hỏi tu từ )→ một khổ thơ→ nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm. 
- Lời thơ cuối lặp lại lời thơ đầu => Lượm sống mãi trong tâm trí nhà thơ và với quê hương đất nước . 
 2. Nghệ thuật.
- Thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian.
- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu.
- Kết hợp: Tự sự+ miêu tả+ biểu cảm.
- Cách ngắt các dòng thơ.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng: khắc sâu hình ảnh nhân vật.
 3. Ý nghĩa văn bản.
Bài thơ khắc hoạ hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đồng thời thể hiện tình cảm mến thương của tác giả dành cho Lượm nói riêng- những em bé yêu nước nói chung.
III. Hướng dẫn tự học
Tìm hiểu tác giả tác phẩm.
Học thuộc lòng bài thơ.
Hiểu ý nghĩa của kết cấu đầu cuối tương ứng.
- Sưu tầm những bài thơ về tuổi nhỏ anh hùng.
 4. Củng cố ( 4 phút ) : Đọc diễn cảm bài thơ.
 5. Dặn dò ( 1 phút ) : Chuẩn bị bài tiếp theo “ HDĐT Mưa ”
..................................................................................................................................................................................................
Tuần 26 Tiết 98 	 MƯA ( HDĐT )
Soạn:..................... Trần Đăng Khoa 
Dạy:......................
 I. Mức độ cần đạt: Giúp HS: 
 - Hiểu, cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
 - Hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ.
 - Yêu con người, yêu quê hương, đất nước.
II. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức:
 - Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong VB
 2. Kĩ năng:
 - Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do. 
 - Đọc- hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.
 - Nhận biết và bước đầu phân tích được tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ có trong bài thơ.
 - Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
 3. Giáo dục: 
 Giáo dục các em tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước.
III. Hướng dẫn thực hiện: 
 1. Ổn định ( 1 phút ): Kiểm tra ss học sinh.
 2. Bài cũ ( 4 phút ): 
 - Đọc thuộc lòng một đoạn bài thơ “ Lượm ” mà em yêu thích nhất.
 - Cho biết ý nghĩa của văn bản.
 3. Bài mới ( 35 phút ) : 
 *Giới thiệu bài : Mưa rào mùa hạ là một hiện tượng thiên nhiên thường gặp ở làng quê Việt Nam . Từ “góc sân và khoảng trời” nhà mình – chú bé “ thần đồng” thơ ca Trần Đăng Khoa đả cảm nhận và miêu tả trận mưa rào về mùa hạ như thế nào ? Hôm nay các em sẽ tìm hiểu qua bài thơ “ Mưa” .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
[?] Gọi học sinh nêu đôi nét chính về tác giả và tác phẩm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút ra những nét chính về tác giả và tác phẩm.
Giáo viên hướng dẫn – học sinh tự tìm hiểu rút ra bài học 
Thể thơ ? Số tiếng trong từng câu ? Nhịp điệu ? Tác dụng ? 
Học sinh tự nhận xét trả lời và ghi bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm.
[?] Trình tự miêu tả cơn mưa trong bài thơ ? Cảnh dùng từ miêu tả ? 
Học sinh trả lời.
[?] Cảnh vật lúc trời sắp mưa được miêu tả như thế nào ? 
Học sinh trả lời.
[?] Hình ảnh con người hiện lên như thế nào ? về tư thế và vẻ đẹp trước thiên nhiên ? 
Học sinh trả lời.
Giáo viên hướng dẫn – học sinh tìm dẫn chứng,
 Nhận xét về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên. 
Học sinh thảo luận theo nhóm : 
Cảm nhận của em về nội dung ý nghĩa của bài thơ ? 
Đại diện nhóm trả lời . 
Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
I. Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả:
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, năng khiếu thơ được bộc lộ rất sớm ( từ khi học tiểu học ).
- Tập thơ đầu tay được in năm 1968, khi Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi.
 2. Tác phẩm.
 Mưa được in trong tập thơ Góc sân và khoảng trời.
 3. Thể thơ.
Thể thơ : tự do , nhịp điệu nhanh .
- Câu thơ ngắn, diễn tả nhịp điệu nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa về mùa hạ 
II. Hường dẫn đọc thêm.
 1. Nội dung.
 a. Bức tranh thiên nhiên hiện lên sống động qua hình ảnh cây cối, các loài vật trước và trong cơn mưa.
 Cảnh vật lúc trời mưa : miêu tả qua hình dáng, động tác, hành động-> dùng phép nhân hoá, sự liên tưởng phong phú -> hình ảnh cơn mưa rào dồn dập, mạnh mẽ vào mùa hạ ở làng quê . 
 b. Hình ảnh người cha đi cày về trong tư thế “ đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa” hiện lên mạnh mẽ, đẹp đẽ.
 Hình ảnh con người : vừa xong buổi cày trên đường về nhà trong cơn mưa rào . 
Vẻ đẹp, khoẻ của người nông dân trước hình ảnh thiên nhiên . 
 2. Nghệ thuật.
- Sử dụng thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp nhanh.
- Sử dụng các phép nhân hoá, tác giả tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa.
- Khắc hoạ hình ảnh người cha đi cày mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
- Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo.
 3. Ý nghĩa văn bản.
 Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.
III. Hướng dẫn tự học
Học thuộc lòng bài thơ.
Hiểu nghệ thuật tả thiên nhiên, con người.
Đọc thêm các bài khác của tác giả.
 4. Củng cố ( 4 phút )
 Đọc diễn cảm bài thơ. Cho biết ý nghĩa văn bản.
 5. Dặn dò ( 1 phút )
 Tiết sau trả bài viết.
 Xem lại văn tả cảnh đã học.
Tuần 26 Tiết 99 	 	 TRẢ BÀI LÀM VĂN TẢ CẢNH VIẾT Ở NHÀ 
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa củng cố thêm về văn miêu tả . 
Luyện kỹ năng nhận xét sửa chữa bài làm của mình và của bạn . 
B. Chuẩn bị : 
- Học sinh : Xem lại bài phương pháp tả cảnh 
- Giáo viên : Tích hợp với các văn bản và phần Tiếng Việt đã học 
C. Tiến trình hoạt động : 
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số . 
2. Tiến hành trả bài 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Giáo viên ghi đề bài lên bảng. 
Học sinh dọc đề . Nêu yêu cầu của đề . 
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý đại cương . 
Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh : 
+ Về ưu điểm 
+ về khuyết điểm 
Giáo viên sửa các lỗi sau : 
+ Lỗi chính tả 
+ Lỗi về câu , về đoạn 
Giáo viên đọc bài làm khá của học sinh . 
Giáo viên trả bài – Học sinh tự sửa lỗi . 
I. Đề bài 
II. Phân tích đề bài . 
Yêu cầu chung . 
Yêu cầu cụ thể : dàn ý ( tiết 88 ) 
III. Sửa bài viết 
Nhận xét chung : 
a/ Ưu điểm : 
Bài làm đúng thể loại : tả cảnh . 
Bố cục rõ ràng, cân đối . 
Lời văn diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
b. Khuyết điểm : 
Bố cục phần thân bài chia đoạn chưa hợp lí .
Chữ viết còn cẩu thả, viết tắt . 
2. Sửa lỗi : 
Lỗi chính tả
Lỗi câu 
Lỗi về cách xây dựng đoạn văn . 
3. Đọc bài làm Khá 
4. Trả bài : ghi điểm 
III/ kết quả bài làm 
4/ Hướng dẫn về nhà : 
 Chuân bị bài tiếp theo: Các bài ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Tuần 26 Tiết 100 KIỂM TRA VĂN
Soạn:.............................
Dạy:..............................
. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
 - Kiểm tra kiến thức HS về các tác phẩm truyện và thơ..
 - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.
 - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu các chi tiết về nhân vật, về sự việc, nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm. Rèn kĩ năng tóm tắt truyện.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Bài học đường đời đầu tiên; Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; tích hợp kiến thức tiếng Việt và tập làm quen với việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT VĂN 6
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
TN
TL
TN
TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
Sông nước 
 Nhận diện
Hiểu được 
Cà Mau
cách đặt tên
nghệ thuật
 địa danh
miêu tả
Số câu
1
2
3
Số điểm
0,25
0,5
0,75
Tỉ lệ
2,5%
5,0%
7,5%
Hiểu tính 
Bài học đường đời đầu tiên.
Tích hợp phép nhân hoá
Cách NV qua nghệ thuật MT
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,50%
5,0%
 Vượt thác.
Hiểu được tính cách và diễn biến tâm lí nhân vật
Số câu
2
2
Số điểm
0,5
0,5
Tỉ lệ
5,0%
5,0%
Buổi bọc cuối cùng
Nhận diện tác giả
Hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ dân tộc.
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
5,0%
Đêm nay Bác không ngủ
Hiểu được chi tiết trong truyện
 Viết được đoạn thơ và nêu ý nghĩa.
Số câu
1
1
1
Số điểm
0,25
3
3,25
Tỉ lệ
5%
30%
35%
So sánh
Nhận diện cấu trúc phép so sánh
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
Bức tranh của em gái tôi
PT được diễn biến tâm trạng nhân vật.
Tổng số câu
1
1
Số điểm
4
4
Tỉ lệ
40%
40%
Tổng số câu
4
8
1
1
 14
Số điểm
1
2
3
4
10
Tỉ lệ
10 %
20 %
30%
40 %
100%
IV: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG  THCS TT CÙ LAO DUNG
Lớp: 6 A 
Họ và tên: 	
BÀI KIỂM TRA VĂN LỚP 6 
( Tiết 100 )
Thời gian: 45’
ĐIỂM
 A. Trắc nghiệm: ( 3 đ ) Học sinh đọc và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1: Trong câu văn: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn."(trích Sông nước Cà Mau) những cụm động từ "chèo thoát, đổ ra, xuôi về" có tác dụng gì?
A. Miêu tả sự hùng vĩ của các dòng kênh rạch, sông ngòi.
B. Thông báo hoạt động của người chèo thuyền.
C. Thông báo trạng thái hoạt động của con thuyền trong khung cảnh kênh rạch sông ngòi khác nhau.
D. Thông báo hành trình của con thuyền.
 Câu 2: Trong đoạn trích Sông nước Cà Mau, âm thanh nào có khả năng "ru ngủ thính giác" của con người?
A. Tiếng hò của những cô gái chèo thuyền trên sông.
B. Tiếng rì rào của những cánh rừng và những con sóng biển.
C. Tiếng gió thổi và tiếng sóng vỗ mạn thuyền trên sông Năm Căn.
D. Tiếng trao đổi mua bán tấp nập ở chợ Năm Căn.
 Câu 3: Theo tác giả đoạn trích Sông nước Cà Mau, các địa danh ở vùng này được đặt tên theo
A. những danh từ mĩ lệ, trang trọng.
B. những đồ vật gần gũi quen thuộc với cuộc sống của người dân nơi đây.
C. tên những người đầu tiên đến đây khai hoang, lập ấp.
D. những đặc điểm riêng biệt của từng nơi.
 Câu 4: Vì sao nói những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?
A. Vì chúng được gán cho những nét tâm lý, tính cách, tư duy và quan hệ như của con người.
B. Vì chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.
C. Vì chúng vốn là những con vật đội lốt người.
D. Chúng là những biểu tượng của đạo đức luân lý.
 Câu 5: Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, việc miêu tả ngoại hình cũng góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Ở phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến "...có hối cũng không thể làm lại được"), nhân vật Dế Mèn còn bộc lộ điều gì chưa đẹp, chưa hoàn thiện trong tính nết?
A. Hay bắt nạt, ức hiếp kẻ yếu, nể sợ và nịnh hót kẻ mạnh hơn mình.
B. Hay đi gây sự, trêu ghẹo người khác, không chịu đến trường.
C. Mải chơi, không chịu tham gia lao động cùng mọi người.
D. Kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác, hung hăng và xốc nổi.
 Câu 6: Nhân vật dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác là hình ảnh tiêu biểu cho
A. những người lao động mới vừa khỏe khoắn mạnh mẽ lại vừa có những nét tài hoa nghệ sĩ.
B. vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của người lao động trên nền cảnh của thiên nhiên kì vĩ.
C. những người nông dân hiền lành, chất phác, cuộc sống gắn bó với sông nước.
D. những người lao động với sức mạnh, sự tự tin và tư thế hiên ngang làm chủ cuộc đời mới khi đất nước hòa bình, bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa.
 Câu 7: Trong đoạn trích Vượt thác, nhân vật dượng Hương Thư không được miêu tả dưới góc độ nào?
A. Ngoại hình. B. Diễn biến tâm lí. C. Tư thế. D. Hành động.
 Câu 8: An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn người nước nào?
A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. Mĩ. 
 Câu 9: Trong truyện Buổi học cuối cùng, thầy Ha-men đã đánh giá tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ như thế nào?
A. Trong sáng nhất, sâu sắc nhất và tinh tế nhất.
B. Trong sáng và khoa học nhất thế giới.
C. Trong sáng nhất, khúc triết nhất và tuyệt vời nhất thế giới.
D. Hay nhất, trong sáng nhất và vững vàng nhất thế giới.
 Câu 10: Chi tiết nào không có trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?
A. Bác lo lắng cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng dưới trời mưa gió.
B. Bác đốt lửa sưởi ấm cho bộ đội rồi dém chăn cho từng người một.
C. Bác ngồi trầm ngâm một mình lo cho bộ đội, cho nhân dân.
D. Bác cả đêm không ngủ lo phê duyệt công văn của cuộc kháng chiến.
 Câu 11: Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, lần thứ ba thức dậy, anh đội viên lại "hốt hoảng giật mình" vì
A. thấy ngọn lửa đã tàn.
B. thấy Bác ngủ lạnh
C. thấy trời đã sáng.
D. thấy Bác vẫn còn thức.
 Câu 12: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
A. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
B. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
C. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh
B. Tự luận ( 7đ )
 Câu 1: Viết thuộc lòng ba khổ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ và nêu ý nghĩa của văn bản. ( 3 đ )
 Câu 2: Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi” khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của em gái. ( 4đ )
V: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu đúng là những câu in đậm.
II. Tự luận.
 Câu 1: Viết đúng 3 khổ thơ ( 1,5đ ) ; nêu đúng ý nghĩa ( 1,5 đ )
 Câu 2: Học sinh làm rõ được diễn biến tâm trạng của người anh là: Khi đi xem tranh của em: ngạc nhiên → hãnh diện → xấu hổ → ăn năn, hối hận nhận ra lỗi lầm của mình . 
VI: RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docLượm.doc