Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn)

I.MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

 - Cách kể chuyện thú vị, tự nhiên, độc đáo.

 2. Kỹ năng: Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

 - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. Kể diễn cảm truyện ngụ ngôn.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức hành động đúng đắn. (Giáo dục kĩ năng sống:

 -Tự nhận thức giá trị cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

 - Giao tiếp: phản hồi ,lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân, về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

II. CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của giáo viên : Tham khảo SGV, soạn giáo án, tranh minh họa, đọc tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập.

* Phương án tổ chức lớp học: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3318Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :16.10.2015
Tiết 40 
Bài dạy THẦY BÓI XEM VOI
 (Truyện ngụ ngôn )
I.MỤC TIÊU :	
 1. Kiến thức: Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
 - Cách kể chuyện thú vị, tự nhiên, độc đáo.
 2. Kỹ năng: Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
 - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. Kể diễn cảm truyện ngụ ngôn.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức hành động đúng đắn. (Giáo dục kĩ năng sống: 
 -Tự nhận thức giá trị cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
 - Giao tiếp: phản hồi ,lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân, về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
II. CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của giáo viên : Tham khảo SGV, soạn giáo án, tranh minh họa, đọc tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập.
* Phương án tổ chức lớp học: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm...
 2.Chuẩn bị của học sinh : Đọc, đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK, tập kể chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1.Ổn định tình hình lớp : (1 phút).
 + Điểm danh học sinh trong lớp.
 + Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 
 2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 * Hỏi : 
 a.Em hãy kể lại truyện “ Ếch ngồi đáy giếng ” 
 b.Nêu ý nghĩa bài học của truyện ?
 * Dự kiến trả lời :
 a. HS kể.
 b.Truyện phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo, khuyên con người nên học tập, mở rộng hiểu biết, kiêu ngạo sẽ chuốc lấy hậu quả nặng nề. 
 3.Giảng bài mới:
 a.Giới thiệu bài : (1 phút) Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét một cách toàn diện , không nên biết một mà nói mười. Cũng như làm việc có kế hoạch là một đức tính tốt, nhưng khi vạch kế hoạch cần phải quan tâm đến khả năng thực tế để thực hiện kế hoạch ấy. Bài học quí báu đó đã được tác giả dân gian thể hiện qua truyện Thầy bói xem voi đầy sức hấp dẫn và có sức thuyết phục. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay . 
 b. Tiến trình bài dạy : 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5 phút
16 phút
3 phút
3 phút
10 phút
Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chung:
?: Truyện ngụ ngôn là gì? Truyện ngụ ngôn có đặc điểm gì nổi bật ?
GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
?: Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh như thế nào?
?: Các thầy xem bằng các nào? Có điều gì chú ý trong cách xem này?
?: Sau khi tận tay sờ được voi , các thầy miêu tả về voi như thế nào ?
?: Em có nhận xét gì về việc miêu tả voi của các thầy bói? 
?: Nguyên nhân nào dẫn đến sai lầm đó?
?: Vậy qua truyện “Thầy bói xem voi”, nhân dân ta muốn khuyên răn điều gì?
Giáo dục kĩ năng sống: 
Tự nhận thức giá trị cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
?: Vì sao các thầy lại xô xát nhau?
?: Theo em tác hại của sự việc này là gì?
?: Qua sự việc này nhân dân muốn tỏ thái độ gì đối với nghề thầy bói?
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
?: Truyện có những ngụ ý gì?
?: Nghệ thuật của truyện có gì đặc sắc?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập:
? : Em hãy nêu những điểm chung và riêng của bài học trong 2 truyện “Ếch ngồi đáy giếng” và “Thầy bói xem voi” ? ( GV hướng dẫn hs trả lời )
Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn về nhà: 
Củng cố:
- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài
 “ Thầy bói xem voi”.
- Nhận xét ghi điểm
Hướng dẫn về nhà:
- Đọc, kể lại truyện.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh phần luyện tập.
- Đọc thêm một số truyện ngụ ngôn khác.
Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chung:
T: HS trả lời.
 Giáo dục, khuyên răn con người.
HS đọc truyện
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. 
T: Các thầy mù mắt, chưa từng biết hình thù con voi.
T: Vì mù mắt nên các thầy xem bằng cách dùng tay để sờ vào voi. Voi quá lớn nên mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi.
T: Vòi :sun sun như con đỉa ; Ngà :chần chẫn như cái đòn càn ; Tai : bè bè như cái quạt thóc ; Chân : sừng sững như cái cột nhà; Đuôi: tun tủn như cái chổi sể cùn.
T: Mỗi thầy chỉ tả đúng từng bộ phận của voi mà lại quả quyết nói đúng nhất về voi. Þ đúng từng bộ phận của voi nhưng sai về tổng thể.
T: Chủ quan, nhận thức kém cỏi, tự tin thiếu cơ sở .
* HS thảo luận :
 Không nên chủ quan trong nhận thức phiến diện về sự vật. Muốn nhận thức đúng sự vật ta phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện về sự vật đó.
T: Tất cả đều nói sai về voi nhưng ai cũng cho rằng mình nói đúng về voi.
T: Đánh nhau toạt đầu chảy máu (tác hại về thể chất), không ai nhận thức đúng về voi (tác hại về tinh thần).
T:Phê phán, châm biếm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
T: Phê phán nghề thầy bói, muốn hiểu đúng sự vật thì phải nghiên cứu toàn diện.
T: Mượn chuyện không bình thường của con người để khuyên con người bài học sâu sắc trong cuộc sống.
* HS đọc ghi nhớ sgk 
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
* Điểm chung : Đều đưa ra những bài học về nhận thức ,nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự vật , hiện tượng xung quanh .
* Điểm riêng: 
 - Truyện Ếch ngồi đáy giếng nhắc nhở con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không kiêu ngạo coi thường những đối tượng xung quanh .
 - Truyện Thầy bói xem voi là bài học về phương pháp tìm hiểu về sự vật, hiện tượng.
Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn về nhà: 
HS vẽ
I.Đọc – tìm hiểu chung:
 1.Đọc – tìm hiểu từ khó:
II.Tìm hiểu chi tiết:
1. Các thầy bói xem voi:
- Mù mắt ® dùng tay để xem ® xem bằng cách sờ .
- Mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận con voi
2.Các thầy bói tả về con voi:
- Như con đỉa.
- Như đòn càn.
- Như quạt thóc.
- Như cột đình.
- Như chổi sể cùn.
 -> Đúng từng bộ phận sai về tổng thể.
Þ Muốn nhận thức đúng sự vật ta phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện về sự vật đó.
3. Kết quả tranh luận:
- Không ai chịu thua ai - Kết quả: Đánh nhau toạt đầu chảy máu.
Þ Phê phán , châm biếm.
III.Tổng kết : 
*Ghi nhớ: sgk
 4 . Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) 
 -Chuẩn bị bài : Trả bài kiểm tra văn.
 + Xem lại kiến thức về truyền thuyết và truyện cổ tích.
 + Nắm vững nội dung, ý nghĩa của truyện.
 + Kể lại từng truyện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Thay_boi_xem_voi.doc