Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5 đến tiết 8

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS hiểu được:

 1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

- Thực hiện thao tỏc phõn tớch một vài chi tiết nghệ thuật kỡ ảo trong văn bản.

- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trỡnh tự thời gian.

B/ CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:,Soạn bài.Tranh: Gióng nhổ tre đánh giặc; Gióng bay về trời

- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi

C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

* HĐ 1: Khởi động

1. Ổn định: 6A: .;

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5 đến tiết 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/8/2011	 Bài 2
Ngày giảng: ................... 
 Tiết 5: Thánh gióng (Truyền thuyết)	 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
	 1. Kiến thức
- Nhõn vật, sự kiện, cốt truyện trong tỏc phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tớch phản ỏnh lịch sử đấu tranh giữ nước của ụng cha ta được kể trong một tỏc phẩm truyền thuyết.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tỏc phõn tớch một vài chi tiết nghệ thuật kỡ ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tỏc phẩm thụng qua hệ thống cỏc sự việc được kể theo trỡnh tự thời gian.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên:,Soạn bài.Tranh: Gióng nhổ tre đánh giặc; Gióng bay về trời
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
* HĐ 1: Khởi động
1. ổn định: 6A:.; 6B:.
2. Kiểm tra: Kể lại và nêu ý nghĩa của truyền thuyết : "Bánh chưng bánh giầy"
3. Bài mới:	
Giới thiệu bài: : (SGV trang 57)
* HĐ 2: Đọc - hiểu văn bản
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu; gọi HS đọc tiếp.
- Dựa vào nhân vật chính và những tình tiết lớn, em hãy kể lại chuyện?
- HS trả lời phần giải nghĩa chú thích
- Truyện được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Kể tên các nhân vật trong truyện? Nhân vật chính là ai?
- Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tượng tượng kỳ ảo. Em hãy tìm và phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó?
- Em có suy nghĩ gì về chi tiết cả làng góp gạo nuôi chú bé?
- Em hãy thuật lại đoạn Gióng đánh giặc?
Trong đoạn này, em thích chi tiết nào nhất? ý nghĩa của chi tiết này?
- Thắng giặc, Gióng làm gì? Việc làm 
đó chứng tỏ Gióng là người như thế nào?
- Hình tượng Gióng với những chi tiết kỳ lạ trên mang ý nghĩa lớn lao như thé nào?
- HS đọc ghi nhớ; Đọc phần đọc thêm.
- Tại sao hội thi thể thao trong trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng?
- HS viết đoạn văn ngắn: Cảm nghĩ của em về hình tượng Thánh Gióng?
I- Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể:
2. Tìm hiểu chú thích: 1,2,4,6,10,11,17,18,19
3. Bố cục: 4 phần
- Đoạn 1: Từ đầu =>"nằm đấy": Sự ra đời của Gióng
- Đoạn 2: Tiếp đến "cứu nước": Tuổi thơ kỳ lạ của Gióng
- Đoạn 3:Tiếp ->"lên trời":TG ra trận đánh giặc
- Đoạn 4: Còn lại: Những dấu tích lịch sử.
II/ Phân tích văn bản:
1- Nhân vật Thánh Gióng:
+ Sự ra đời kỳ lạ: Bà mẹ thụ thai từ vết chân to, lạ; 12 tháng sinh ra Gióng => Biểu hiện khác thường
+ Tuổi thơ kỳ lạ:
- Lên 3 không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy 
- Giặc Ân sang xâm lược: TG cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc => ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước.
- Được cả làng góp gạo nuôi, Gióng lớn nhanh như thổi => Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả dân tộc.
+ Gióng đánh giặc: Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre tiếp tục chiến đấu => Thể hiện tài chí, sức mạnh quật cường và lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến thắng
+ Thắng giặc, Gióng bay về trời: Gióng không đòi hỏi công danh
2- ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: 
- Gióng là người anh hùng đánh giặc đầu tiên, mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng trong buổi đầu dựng nước.
- Khẳng định lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
III/ Tổng kết:
 - Ghi nhớ: (SGK trang 23)
* HĐ 3: Luyện tập: 
1- Bài tập 2: 
- Là hội thi thể thao dành cho HS đang ở tuổi thiếu niên - tuổi của Gióng.
- Mục đích của hội thi là rèn luyện sức khoẻ để học tập, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2- Bài tập bổ sung: ( HS viết đoạn văn )
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò 	
 4. Củng cố: - Kể lại chuyện
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ.
5. HDVN:
	- Học bài
	- Làm bài tập 1/24 ( Chú ý: Hình ảnh đẹp là hình ảnh có ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật. => Gọi tên được hình ảnh đó và trình bày được lý do vì sao đó là hình ảnh đẹp nhất?)
Ngày soạn: 27/8/2011	 
Ngày giảng: ................... 	 
Tiết 6: Từ mượn
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
1. Kiến thức
- Khỏi niệm từ mượn.
- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
- Nguyờn tắc từ mượn trong tiếng Việt.
- Vai trũ của từ mượn trng hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được cỏc từ mượn trong văn bản.
- Xỏc định đỳng nguồn gốc của cỏc từ mượn.
- Viết đỳng những từ mượn.
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
- Sử dụng từ mượn trong núi và viết.
B/ Chuẩn bị
	- Giáo viên: + Đọc SGK, SGV, Soạn bài
	+ Tìm từ mượn trong các văn bản đã học
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi và tìm từ mượn trong các văn bản đã học.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. ổn định: 6A :......................................... ; 6B :.................................................
2. Kiểm tra: Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì? Phân biệt từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy? Cho ví dụ?
3. Bài mới :	- Giới thiệu bài: 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
- Dựa vào chú thích của bài "Thánh Gióng", hãy giải thích các từ tráng sỹ, trượng?
- Các từ trên có nguồn gốc như thế nào? Gọi đó là những từ mượn. Em hiểu thế nào là từ mượn?
- Phim của nước nào hay sử dụng những từ này?
- Những từ Ra-đi-ô; in--tơ-net; tivi; xà phòng; mít tinh; ga; bơm là từ mượn ngôn ngữ nào?
- Nhìn vào ngữ liệu 1,2, cách viết từ mượn?
- HS đọc ghi nhớ 1/25:
- Đọc bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh (tr.25)
- Em hiểu ý kiến của Bác như thế nào?
- HS đọc ghi nhớ 2/25
NL1: (SGk tr 24)
- Tráng sỹ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn.
( Tráng: Khoẻ mạnh, to lớn; Sỹ: Người tri thức, người được tôn trọng.)
- Trượng: Đơn vị đo độ dài bằng 10 thước TQ cổ (3,33m) => rất cao.
=> Là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc)
+NL2: Ra-đi-ô; in--tơ-net; tivi; xà phòng; mít tinh; ga; bơm: Mượn từ ngôn ngữ ấn Âu: 
em hãy nêu nhận xét về 
+ NL3: Đoạn văn của Bác
- Độc lập, tự do; giai cấp; cộng sản ...: Cần mượn
- Hoả xa; phi cơ ...: Không nên dùng ( vì chữ ta có )
I/ Bài học:
1.Từ mượn:
+ Từ mượn là từ của 1 ngôn ngữ khác được nhập vào ngôn ngữ tiếng Việt để biẻu thị những sự vật, hiện tượng, đặ điểm ... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp.
+ Bộ phận từ mượn: 
- Chủ yếu mượn từ tiếng Hán.
- Ngoài ra mượn từ ngôn ngữ ấn Âu (Pháp; Anh; Nga ...)
+ Cách viết: 
- Từ đã được Việt hoá mức cao: Viết như từ thuần Việt
- Từ chưa được Việt hoá hoàn toàn: Dùng gạch nối giữa các tiếng.
* Ghi nhớ 1/25
2- Nguyên tắc mượn từ:
- Những chữ ta không có => cần mượn
- Không mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện
* Ghi nhớ 2/25
* HĐ 3: II/ Luyện tập: 
	1- Bài tập 1/26: Tìm từ mượn
	a- Hán Việt: Vô cùng; ngạc nhiên; Tự nhiên, sính lễ.
	b- Hán Việt: Gia nhân
	c- Anh: Pốp; Mai cơn Giắc -xơn; in-tơ-nét
	2- Bài tập2/26: Xác định nghĩa của từng tiếng tạo nên từ Hán Việt:
	a- Khán giả; Thính giả; Độc giả:
	- Giả: người; 
- Khán: xem; Thính: nghe; Độc: đọc
	b- Yếu điểm; Yếu lược; Yếu nhân:
	- Yếu: Quan trọng
	- Điểm: điểm; Lược: tóm tắt; Nhân: người
	3- Bài tập 3/26: ( HS làm miệng )
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
4. Củng cố: - Hệ thống kiến thức cơ bản
	 - Đọc thêm: Bác Hồ nói về việc dùng từ mượn.
5. HDVN:
	- Học và làm bài tập 4,5/26
	- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ mượn hợp lý
Ngày soạn: 27/8/2011	 
Ngày giảng: ................... 	 
Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
 1. Kiến thức:
Đặc điểm của văn bản tự sự
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể.
B/ Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc nghiên cứu, soạn bài; Văn bản tự sự mẫu
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. ổn định: 6A:.......................................; 6B:........................................................
2. Kiểm tra: 1/ Văn bản và mục đích giao tiếp của văn bản?
	 2/ Kể tên các kiểu văn bản; Làm bài tập 1/17,18 - phần d,đ
3. Bài mới:	- Giới thiệu bài : 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
- Hàng ngày, em có kể chuyện hoặc nghe kể chuyện không? Kể những chuyện gì?
- Mục đích của em khi kể chuyện là gì?
- "Thánh Gióng" là văn bản tự sự. Văn bản này cho ta biết những gì? (Kể về ai? Thời nào? Làm việc gì?) 
- Truyện có những sự việc chính nào?
- Nhận xét của em về cách thức kể trong văn bản "Thánh Gióng"?
- Vậy, muốn để người nghe hiểu đầy đủ, rõ ràng, người kể phải kể như thế nào?
- Tự sự là gì? Đặc điểm của phương thức tự sự?
- Kể lại đoạn Thánh Gióng ra đời.
- Sự việc này có mấy chi tiết nhỏ?
( - Vợ chồng ông lão mong muốn có con
 - Bà ra đồng dẫm vết chân lạ => có thai, 12 tháng sinh con.
 - Đứa trẻ lên 3 không biết khóc, biết cười, biết đi ... )
- Những chi tiét này có ý nghĩa như thế nào?
(Sự khác thường của TG). Muốn đạt được mục đích kể như vậy, ta có thể thay đổi trật tự kể được không?
- Truyện có thể kết thúc ở sự việc 5 ( TG đánh xong giặc) được không? Các sự việc 6,7,8 có ý nghĩa gì?
( - SV 6: Gióng không ham công danh
 - SV 7: Lòng biết ơn, ngưỡng mộ của vua và nhân dân.
 - SV 8: Câu chuyện dường như có thật )
I/ Bài học:
1- ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
- Kể chuyện là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống: Kể chuyện văn học, chuyện đời thường, chuyện lịch sử ...
- Kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc
*Ví dụ: Truyện "Thánh Gióng" cho ta biết về nhân vật TG, thời Hùng Vương thứ 6, đánh giặc Ân giữ nước.
 Truyện có các sự việc chính:
1. Sự ra đời của TG
2. Nghe tiếng sứ giả => TG biết nói và nhận trách nhiệm đánh giạec
3. TG lớn nhanh như thổi
4.; TG vươn vai thành tráng sỹ, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc
5. TG đánh tan giặc.
6.TG bay về trời
7. Những dấu tích còn lại của TG
=> Kể theo thứ tự trước sau: Từ khi Gióng ra đời đến khi kết thúc.
- Cách kể: Phải kể một chuỗi sự việc theo thứ tự nhất định.
*Ghi nhớ: (SGK tr 28)
2- Chú ý: 
- Trong khi kể một sự việc phải kể các chi tiết nhỏ hơn tạo nên sự việc đó. Các chi tiết đó vẫn là chuỗi các sự việc có trước, có sau và có kết thúc.
- Tính toàn vẹn của tác phẩm:
=> Tự sự không chỉ giúp người nghe nhận thức sự việc mà còn nêu thêm vấn đề hoặc bày tỏ thái độ.
*HĐ3: Luyện tập:
- Kể lại truyện "Thánh Gióng"
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố: - Hệ thống kiến thức cơ bản: Khái niệm và phương thức tự sự
5. HDVN:	- Học bài và chuẩn bị tốt các bài tập, tiết sau luyện tập
Ngày soạn: 28/8/2011	 
Ngày giảng: ................... 	 
 Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự	 (Tiết 2)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
1. Kiến thức:
Đặc điểm của văn bản tự sự
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể. 
B/ Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc nghiên cứu, soạn bài; Văn bản tự sự mẫu
	- Học sinh: - Học bài, làm bài tập chuẩn bị cho phần luyện tập.
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. ổn định: 6A:......................................; 6B:..................................................
2. Kiểm tra: Tự sự là gì? Phương thức tự sự? Trong tự sự cần chú ý điều gì?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bàii: Tiết luyện tập hôm nay sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn các vấn đề lý thuyết đã học về : mục đích giao tiếp của tự sự, phương thức tự sự của một số văn bản cụ thể.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Nêu đặc điểm của phương thức tự sự?
* HĐ 3: Luyện tập:
+ HS đọc bài tập 1
- Nhận xét phương thức tự sự trong truyện?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
+ HS đọc bài tập 2
- Bài thơ "Sa bẫy" có phải là văn bản tự sự không? Vì sao?
- 2 HS kể chuyện dựa vào nội dung bài thơ.
+ Đọc và trả lời bài tập 3/29
- Xác định mục đích của bài tập 4: Giải thích là chính => kể những nhân vật, sự việc, chi tiết có liên quan đến nội dung câu hỏi.
- Có thể kể ngắn gọn hơn: Tổ tiên người Việt xưa là các vua Hùng. Vua Hùng đầu tiên do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Lạc Long Quân nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên. Do vậy, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
- Đọc và trả lời bài tập 5/30
- Trên cơ sở đã hiểu về văn bản tự sự, em hãy kể 1 câu chuyện mắt thấy tai nghe. Vì sao em gọi đó là văn bản tự sự?
I/ Bài học:
Học sinh trả lời.
II/ Luyện tập
1- Bài tập 1/28:
- Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông lão, mang sắc thái hóm hỉnh.
- Truyện thể hiện tình yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống vẫn hơn chết.
2- Bài tập 2/29:
- Bài thơ "Sa bẫy" là văn bản tự sự
- Vì bài thơ kể chuyện bé Mây và Mèo con rủ nhau bẫy chuột nhưng chính Mèo vì tham ăn nên đã mắc vào bẫy
=> Bài thơ có nhân vật, có sự việc (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc), có mục đích ...
3- Bài tập 3/29: Hai văn bản có nội dung tự sự:
- VB1: Là bản tin, nội dung là kể lại bổi khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba tại thành phố Huế chiều ngày 3/4/2002
/ Mục đích: Thông báo
/ Cách kể: Kể tin chính, cụ thể, chính xác.
- VB 2: Đó cũng là văn bản tự sự: Kể cguyện người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược Tần.
4- Bài tập 4/30:
Tổ tiên người Việt xưa là Long Quân và Âu Cơ. Long Quân nòi Rồng, thưởng hay đi chơi ở vùng sông hồ Lạc Việt (Bắc bộ). Bà Âu Cơ là giống Tiên, ở vùng núi phương Bắc. Bà xuống chơi vùng Lạc Việt, thấy cảnh đẹp quá, quên về. Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau. Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở một trăm người con. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đời đời cha truyền con nối. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
5- Bài tập 5/30:
Bạn Giang nên kể vắn tắt 1 vài thành tích của Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là người chăm học, học giỏi và thường giúp đỡ bạn bè.
6. Bài tập bỏ sung:
HS trình bày
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
4. Củng cố:	
- GV mở rộng kiến thức cho HS như phần "Một số điều cần lưu ý"/SGV (66)
5. HDVN:
- Hoàn chỉnh bài tập bổ xung
- Soạn bài: Sơn Tinh Thủy Tinh

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_6_T58.doc