Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Kỳ Xuân

A - Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức:

 - Khái niệm về thể loại truyền thuyết.

 - Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

 - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.

 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu của truyện.

 3. Thái độ

- Yêu giống nòi, giang sơn con người Việt Nam.

B. Chuẩn bị thầy và trò.

- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng

- HS: sgk, vở soạn.

C - Tiến trình bài dạy.

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh đầu năm.

 

doc 241 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Kỳ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì không phải ?
- Cho học sinh nêu dựa theo sách giáo khoa.
? Khi trót lỡ nói dối với con, bà tự suy nghĩ ra sao ?
- Bà vô cùng ân hận “Ta lỡ mồm rồi. Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao ?”
? Bà mẹ đã sửa chữa sai lầm của mình bằng cách nào ?
- Làm đúng điều đã nói với con “Bà đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật”
? ý nghĩa giáo dục ở sự việc này là gì ?
- Không được dạy con nói dối. ở đời phải giữ được chữ “tín”. Phải lấy tấm lòng thành thật mà ăn ở với nhau.
Giáo viên : Mẹ thầy Mạnh tử đã dạy con chữ tín, đức tính thành thật.
? Sự việc gì đã xẩy ra trong lần thứ năm ?
- Cho học sinh trình bày tóm tắt dựa theo sách giáo khoa.
? Em có nhận xét gì về hành động, lời nói của bà mẹ trong tình huống này ?
- Bà nói năng, hành động một cách dứt khoát, quyết liệt.
? Tác dụng của hành động và lời nói đó là gì ?
- Hướng thầy Mạnh Tử vào việc học tập chuyên cần, rồi sau thành một bậc đại hiền.
Giáo viên : Như vậy, phương pháp giáo dục đứng đắn của bà mẹ thầy Mạnh Tử đem lại kết quả tốt đẹp.
? Em hình dung mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào ?
- Bà là tấm gương sáng về tình yêu thương con và đặc biệt là cách dạy con, tạo cho con môi trường sống tốt đẹp, dạy con đạo đức và ý chí quyết học thành tài. Thương con hết mực nhưng bà không nuông chiều mà rất nghiêm khắc, kiên quyết với con.
? Em có nhận xét gì về cách viết của truyện “Mẹ hiền dạy con” ?
- Truyện gần với cách viết ký, viết sử.
- Ngôn ngữ đều thuộc ngôn ngữ của người kể chuyện.
- Lại có thêm lời bình.
- Cốt truyện đơn giản. 
* Cho 1 học sinh đọc ghi nhớ.
* GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ.Yêu cầu HS học thuộc.
III. Ghi nhớ .
Bài 1 : Qua đoạn trích em thấy việc dạy con của bà mẹ bằng cách cắt đứt tấm vải đang dệt có ý nghĩa như thế nào ?
A. Khuyên con không nên làm nghề dệt vải.
B. Khuyên con làm nghề dệt vải.
C. Khuyên con phải quyết chí học hành.
Bài 2 : Sự thay đổi môi trường sống đã ảnh hưởng như thế nào đến thể chất của Mạnh Tử ?
* Cũng cố bài :	- Giáo viên nhấn mạnh ý nghĩa của truyện.
* Hướng dẫn học bài :	- Học sinh bài “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
Ngày soạn 7/12/ 2010 
Tiết 63 :
tính từ và cụm tính từ
A - Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
 -Khái niệm tính từ:
+ý nghĩa khái quát của tính từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ (khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ).
- Các loại tính từ.
- Cụm tính từ:
+Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
+ Nghĩa của cụm tính từ.
+Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
+Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kỹ năng: 
-Nhận biết tính từ trong văn bản.
+ Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết.
3. Giáo dục:
* Tích hợp:
 - Các từ loại đã học, cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ
 - Một số văn bản đã học
B. Chuẩn bị thầy và trò.
- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy
Bài cũ :	- Cụm động từ là gì ? Cho ví dụ ?
	- Mô hình cấu tạo của cụm động từ? Cho ví dụ ?
Bài mới : 
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
- Cho 1 học sinh đọc các câu văn trong sách giáo khoa.
I. Đặc điểm của tính từ :
? Tìm tính từ trong các câu đó?
a. bé, oai
b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
? Kể thêm một số tính từ mà em biết?
- Xanh, đỏ, tím, trắng
- Chua, cay, ngọt, đắng
- lệch, nghiêng, cong, thẳng
- gầy gò, béo tốt, lừ đừ, thoăn thoắt
? Cho biết ý nghĩa khái quát của các tính từ đó ?
- Chúng chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
? So sánh tính từ và động từ ?
- Về khả năng kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ.
- Tính từ có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng vẫn như động từ.
Tính từ kết hợp với : hãy, đừng, chớ hạn chế hơn nhiều so với động từ.
Ví dụ : - không thể nói : hãy bùi, chớ chua.
 - Nhưng cũng có khi nói đừng xanh (như lá), đừng bạc (như vôi)
- Cho học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
? Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu ?
- Về khả năng làm chủ ngữ : Tính từ và động từ như nhau.
- Về khả năng làm vị ngữ : Động từ làm vị ngữ là phổ biến, tính từ có hạn chế hơn.
Ví dụ : Em bé ngã đ câu
 Em bé thông minh đ cụm từ
- Cho 1 học sinh đọc ghi nhớ.
- GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ. Yêu cầu HS học thuộc.
- Xem lại các tính từ đã tìm được ở phần I.
* Ghi nhớ .
II. Các loại tính từ :
? Những từ nào có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá).
- Bé, oai
? Những từ nào không có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ?
- Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
? Hãy giải thích hiện tượng trên ?
- (bé, oai) là những từ chỉ đặc điểm tương đối, vàng (hoe) là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. Tính từ tương đối có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ còn tính từ tuyệt đối thì không thể kết hợp.
- Cho 1 học sinh đọc ghi nhớ.
- GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ. Yêu cầu học sinh học thuộc.
* Ghi nhớ .
- Cho học sinh đọc các câu văn trong sách giáo khoa.
III. Cụm tính từ.
? Tìm tính từ trong bộ phận từ ngữ được in đậm ở các câu văn ?
- Yên tĩnh, nhỏ, sáng
? Những từ ngữ nào đứng trước hoặc sau tính từ làm rõ nghĩa cho các tính từ đó ?
- Vốn, đã, rất, lại, vằng vặc, ở trên không.
Giáo viên : Những từ ngữ đó chính là các phụ ngữ của tính từ, cùng với tính từ tạo thành cụm tính từ.
? Hãy vẽ mô hình cấu tạo các
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cụm tính từ ?
Vốn/ đã/ rất
yên tĩnh
nhỏ
sáng
lại
vằng vặc, ở trên không
? Các phụ ngữ trước chỉ cái gì? Các phụ ngữ sau chỉ cái gì?
- Hồ sơ trả lời
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
- Cho học sinh đọc.
- GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ. Yêu cầu học sinh học thuộc.
* Ghi nhớ .
IV. Luyện tập.
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 2, 3, 4
* Cũng cố bài : 
	- Đặc điểm của tính từ, cụm tính từ.
* Hướng dẫn học bài :
	- Học sinh làm bài tập 5, 6, 7 (SBT trang 63)
Ngày soạn 07/12/ 2010 
Tiết 64 :
Trả bài tập làm văn số 3
A - Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
 - Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm, chữa lỗi bài làm của HS giúp các em dần hoàn thiện kỹ năng làm văn tự sự.
2.Kỹ năng: tự đánh giá, sửa lỗi.
3. Giáo dục: ý thức tự giác.
* Tích hợp - Các lỗi dùng từ thường gặp, cách chữa lỗi.
 - Các bước làm văn kể chuyện .
B. Chuẩn bị thầy và trò.
- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1 : Yêu cầu học sinh đọc lại đề ra.
	Đề ra : Hãy kể về người bà của em.
Hoạt động 2 : Cho học sinh xác định lại yêu cầu của đề.
	* Giáo viên nêu rõ nội dung cần đạt.
	- Bài viết kể rõ về người bà của em với những đặc điểm nổi bật là lứa tuổi, hình dáng, tính cách.
	- Thể hiện được tình cảm thương yêu bà dành cho cháu.
	- Bày tỏ rõ tình cảm yêu quý của cháu đối với bà.
	* Giáo viên nêu rõ hình thức cần đạt.
	- Văn viết mạch lạc.
	- Chi tiết trong bài kể rõ ràng, có trình tự nhất định.
	- Trình bày sạch, đẹp 
Hoạt động 3 : Nhận xét bài làm của học sinh.
	* Ưu điểm : Các bài viết đều đáp ứng đúng yêu cầu về thể loại. Một số bài viết tốt . Tiêu biểu như : Long, Thư, Ngọc Huyền, Hằng, Đồng, Quân, Hưng, Dương.
	* Nhược điểm : Nhiều em còn lỗi chính tả, viết hoa, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. Như : Tuyết, Khánh, Cầm.
Hoạt động 4 : Đọc mẫu cho 2 học sinh nghe 2 bài viết khá nhất để học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 5 : Yêu cầu học sinh tự sửa lỗi trong bài viết của mình.
Hoạt động 6 : Hướng dẫn học ở nhà. HS về lập dàn ý cho đề văn vừa làm.
Ngày soạn 13/12/ 2010 
Tiết 65 :
Văn bản : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
(Truyện trung đại) - Hồ Nguyên Trừng - Trích “Nam Ông mộng lục”
A - Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
2. Kỹ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Giáo dục: tấm lòng vì người khác bất chấp nguy hiểm
* Tích hợp: - Giải nghĩa từ
 - Khái niệm truyện trung đại.
B. Chuẩn bị thầy và trò.
- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy
Bài cũ : - Em có suy nghĩ gì về hình ảnh người mẹ của thầy Mạnh tử trong truyện “Mẹ hiền dạy con”.
Bài mới :
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
- GV cùng 2 HS đọc nối tiếp đến hết truyện
- Lưu ý các chú thích 1, 4, 6, 9, 10, 11, 13, 16, 17
I. Đọc - chú thích
II. Tìm hiểu văn bản.
1) Bố cục.
? Có thể chia truyện thành mấy phần ? ý chính của mỗi phần ?
- Có thể chia thành 3 phần :
Phần 1 : Từ đầu đến “người đương thời trọng vọng” đ giới thiệu khái quát về vị lương y.
Phần 2 : Tiếp theo đến “xứng đáng với lòng ta mong mỏi” đ tình huống gay cấn, bộc lộ tính cương trực, khẳng khái và y đức của người thầy thuốc giỏi.
Phần 3 : Phần còn lại đ Danh tiếng của gia định vị lương y trong triều đình và trong nhân dân.
2) Phân tích .
? Trong câu văn đầu tiên, tác giả đã giới thiệu những điều gì về Thái y lệnh ?
- Giới thiệu đầy đủ về họ tên nhân vật, nói rõ quan hệ của nhân vật với tác giả, chứ vụ của nhân vật, thời đại nhân vật sống, nghề nghiệp của nhân vật.
? Trong đoạn 1, những chi tiết nào thể hiện phẩm chất tốt đẹp của vị Thái y lệnh ?
- Mua thuốc tốt để chia cho bệnh nhân.
- Chữa trị miễn phí, cho nhà ở, cấp cơm cháo cho người nghèo.
- Không ngại những bệnh tật“dầm dề máu mủ”
- Dựng thêm nhà cho những người đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém, dịch bệnh. 
? Thái độ của người đương thời đối với ngài ra sao ?
- “Ngài được người đương thời trọng vọng”
? Tình huống mà tác giả tập trung nói đến nhiều nhất là tình huống ở giai đoạn 2 : em hãy chỉ ra tình huống gay cấn đó ?
- Tình huống : Lựa chọn giữa việc cứu người dân thường nguy kịch với việc đến khám cho 1 quý nhân bị sốt ở trong phủ đ Viên trung sứ đe doạ Thái y lệnh bằng 2 câu hỏi (...) Hai câu hỏi này đã đặt Thái y lênh vào thẻ thách gay go, buộc phải lựa chọn đúng đắn :
 + Giữa phận làm tôi và phận sự người thầy thuốc
 + Giữa tính mệnh người bệnh nguy kịch và tính mạng của chính mình.
? Sự lựa chọn của Thái y lệnh có vì thế mà thay đổi không ?
- Không
? Qua cách giải quyết Thái y lệnh bộc lộ thêm phẩm chất gì mới mẻ ?
- Là người khẳng khái,cương trực,y đức cao cả.
- Giải quyết sự việc đ là người có tình, có lý trong ứng xử.
? Thái độ của Trần Anh Vương trước sự lựa chọn của Thái y lệnh như thế nào ?
- Trần Anh Vương đã quở trách Thái y lênh. Nhưng khi nghe Thái y lệnh bày tỏ lòng thành, tạ tội,thì Vương chuyển sang vui mừng và khen ngợi. 
? Hãy so sánh nội dung y đức của truyện này với truyện kể về y đức của Tuệ Tĩnh ở trang 44, sách giáo khoa ?
- Nội dung y đức ở truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” được đề cập rộng và sâu hơn:
 + Câu chuyện giới thiệu về hoàn cảnh và những đức tính tốt của Thái y lênh rất cụ thể, lại còn đề cập đến cả con cháu của vị Thái y.
 + Tình huống mà Thái y trải qua cũng căng thẳng hơn.
 + Việc phân giải với Trần Anh Vương, bộc lộ rõ sự trung thực, mềm dẻo, có lí có tình trong cư xử của thái y lênh.
? Nội dung cơ bản mà truyện thể hiện là gì ?
- Bằng câu hỏi này, giáo viên dẫn dắt học sinh đến phần ghi nhớ trong SGK.
* Ghi nhớ .
- Cho học sinh đọc.
- GV nhấn mạnh nội dung, kiến thức cần nhớ. Yêu cầu học sinh học thuộc.
III. Luyện tập.
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 2 tại lớp.
* Cũng cố bài : 
	- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức.
* Hướng dẫn học bài :
	- Học sinh làm bài tập thuộc bài này ở sách bài tập.
Ngày soạn 13/ 12/ 2010 
Tiết 66 :
ôn tập tiếng việt
A - Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
- Củng cố những kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kỹ năng:
- Vân dụng những kiến thứcđã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
3. Giáo dục:
* Tích hợp: Những kiến thức đã học ở học kỳ I
B. Chuẩn bị thầy và trò.
- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy
Bài cũ : - Tính từ là gì ? Có mấy loại tính từ ? Cho ví dụ ?
	 - Cụm tính từ là gì ? Mô hình cụm tính từ ? Cho ví dụ ?
Bài mới : 
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
- Học sinh trình bày lại 5 sơ đồ hệ thống hoá về cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân loại từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ theo yêu cầu trong SGK.
- GVtổng kết lại theo 5 sơ đồ trên một cách ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
I. Ôn tập - luyện tập (20 phút)
- Hoạt động 1 : 
- Hoạt động 2 : 
- Hoạt động 3 :
3.1 Cho 3 từ sau: nhân dân,lấp lánh, vài
? Phân loại các từ trên theo các sơ đồ phân loại 1, 3, 5
- Học sinh tự làm, đứng dậy trình bày.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Ví dụ : nhân dân đ từ phức (từ ghép), từ mượn tiếng Hán, danh từ chung.
3.2 Phân loại các cụm từ sau :
a. Những bàn chân
b. Cười như nắc nẻ
c. Đồng không mông quạnh
d. Đổi tiền nhan
đ. Xanh biếc màu xanh
e. Tay làm hàm nhai
h. Buồn nẫu ruột
i. Trận mưa rào
k. Xanh vỏ đỏ lòng
- Yêu cầu một số học sinh lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
- Giáo viên bổ sung, cho điểm.
3.3 Phát triển cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ sau thành câu
- Đánh nhanh, diệt gọn
đ Quân ta thực hiện chiến thuật đánh nhanh, diệt gọn.
- Trận mưa rào
đ Trận mưa rào kéo đến thật bất ngờ.
- Xanh biếc màu xanh.
đ Cánh đồng làng em xanh biếc màu xanh.
II. Kiểm tra viết (20 phút).
Đề ra : 
	Câu 1 : Từ “nhân hậu” thuộc loại từ nào ?
	a. Từ đơn
	b. Từ ghép
	c. Từ láy
	Câu 2 : Từ “đổi” thuộc loại từ nào ?
	a. Danh từ chỉ số lượng
	b. Số từ
	c. Lượng từ
	d. Danh từ đơn vị
	Câu 3 : Nêu các ví dụ về cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ. 
* Cũng cố bài : 
	- Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài ôn tập.
* Hướng dẫn học bài :
	- Học sinh về ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I.
Ngày soạn 14/12/ 2010 
Tiết 67, 68:
Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I
A - Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức ngữ văn của hs trong HKI của HS trong lớp.
2. Kỹ năng: Trình bày.
3. Giáo dục: ý thức tự giác, cố gắng trong làm bài.
* Tích hợp: Những kiến thức đã học: Tiếng việt, tập làm văn , văn trong HKI.
B. Chuẩn bị thầy và trò.
- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy
	1) ổn định tổ chức.
	2) Tiến hành kiểm tra.
Đề ra 1:
Phần 1 : Trắc nghiệm
	Đọc đoạn và và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
“Được ít tuần, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ. Mụ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ bão : 
- Mày hãy đi tìm con cá, bão nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.
Ông lão không giám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm”
1) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
a. Miêu tả	b. Nghị luận	
c. Biểu cảm	d. Tự sự.
2) Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy ?
a. Ngôi thứ nhất. 	
b. Ngôi thứ hai	
c. Ngôi thứ ba.
3) Truyện :“Ông lão đánh cá và con cá vàng” thuộc thể loại truyện dân gian nào ?
a. Truyền thuyết.
b. Ngụ ngôn.
c. Cổ tích.
d. Truyện cười.
4) Nghĩa của từ : “Nữ hoàng” được giải thích dưới đây theo cách nào ?
Nữ hoàng : Người phụ nữ làm vua.
a. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
b. Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích 
c. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
d. Cả a, b, c đều sai.
5) ý nghĩa của truyện : “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?
a. Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu.
b. Nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
c. Tất cả đều đúng.
6) Trong đoạn văn trên từ loại nào được dùng nhiều nhất ?
a. Danh từ.	b. Tính từ. c. Động từ.	d. Đại từ.
II. Tự luận
Thay lời con hổ, em hãy kể lại câu chuyện giữa nó và người kiếm củi trong truyện “Con hổ có nghĩa” (ngữ văn 6. Tập 1)
 	- Yêu cầu: Học sinh làm bài nghiêm túc
Đáp án - Biểu điểm Đề 
I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án đúng
d
a
c
a
c
a
II. Tự luận: (7 điểm)
1. Về nội dung: 6 điểm
 	- Bài làm đúng kiểu văn kể chuyện sáng tạo.
 	- Biết thay đổi ngôi kể phù hợp.
 	- Đảm bảo đầy đủ nội dung đoạn trích
2. Hình thức trình bày (tối đa 1 điểm) 
Đề ra 2:
Phần 1 : Trắc nghiệm
	Đọc đoạn và và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
“Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước ngập lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lênh bềnh trên một biển nước” 
(Trích từ sách Ngữ văn 6 tập 1)
1) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
a. Miêu tả.	b. Nghị luận.
c. Biểu cảm.	d. Tự sự.
2) Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy ?
a. Ngôi thứ nhất.	b. Ngôi thứ hai.
c. Ngôi thứ ba.
3) Trong đoạn văn trên từ loại nào được dùng nhiều nhất ?
a. Danh từ.	b. Động từ.
c. Tính từ.	d. Đại từ.
4) Nghĩa của từ : “Sơn Tinh” được giải thích dưới đây theo cách nào ?
Sơn Tinh : Thần núi.
a. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
b. Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích 
c. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
d. Cả a, b, c đều sai.
5) Trong câu : “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” có mấy cụm động từ ?
a. Một cụm.	b. Hai cụm.
c. Ba cụm.	d. Bốn cụm.
6) Từ dâng trong câu “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” có mấy nghĩa ?
a. Một nghĩa.	b. Hai nghĩa.
c. Ba nghĩa.	d. Bốn nghĩa.
II. Tự luận
Thay lời con hổ, em hãy kể lại câu chuyện giữa nó và bà đỡ Trần trong truyện “Con hổ có nghĩa” (ngữ văn 6. Tập 1)
 - Yêu cầu: Học sinh làm bài nghiêm túc
Đáp án - Biểu điểm
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án đúng
d
c
b
a
c
a
II. Tự luận: (7 điểm)
1. Về nội dung: 6 điểm
 	- Bài làm đúng kiểu văn kể chuyện sáng tạo.
 	- Biết thay đổi ngôi kể phù hợp.
 	- Đảm bảo đầy đủ nội dung đoạn trích
2. Hình thức trình bày (tối đa 1 điểm) 
Ngày soạn 14/12/ 2010 
Tiết 69:
Hoạt động ngữ văn - thi kể chuyện
A - Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động về ngữ văn.
2.Kỹ năng: thực hành.
3.Giáo dục: Lòng ham thích với môn ngữ văn.
* Tích hợp: Các thể loại văn học đã học, văn tự sự: ngôi kể, cốt truyện, nhân vật
B. Chuẩn bị thầy và trò.
- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy
Bài cũ: Chương trình Ngữ văn 6, kì I, ta đã tìm hiểu những thể loại truyện nào ?
Bài mới: Giới thiệu trên cơ sở nói về đặc trưng “truyền miệng” của truyện dân gian.
I. Yêu cầu:
- Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh những yêu cầu cần thiết khi kể chuyện.
II. Thực hành.
- Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện : Các em có thể chọn một câu chuyện mà mình thích thú, tâm đắc để kể trước lớp .
Truyện: Rắn giả Lươn
Bựi Cầm Hồ là người làng Đỗ Liờu, xó Thiờn Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tỉnh được giữ chức Ngự sử trung thừa kiờm Tham chi chớnh sự dưới triều vua Lờ Nhõn Tụng. Đú là một con người thụng minh, trung thực và thẳng thắn. Việc thanh tra phỏ ỏn của ụng nổi tiếng là sỏng suốt, cú tỡnh cú lý được dõn mến mộ và ủng hộ, sử sỏch ngợi ca. Với Bựi Cầm Hồ khụng một thế lực uy danh nào cú thể làm sai lệch cụng việc, cản ngăn quyết định của ụng.
    Một trong những vụ ỏn mà ụng xột xử là vụ “chinh phụ giết chồng”. Chuyện kể rằng, hồi đú ở ngoại ụ kinh thành Thăng Long cú một đụi vợ chồng nhà lỏi buụn nọ sống rất hoà thuận, ờm đềm. Một ngày kia trước lỳc chồng đi xa, người vợ liền đi mua lươn về để nấu chỏo cho chồng ăn – mún ăn mà người chồng rất thớch. Nào ngờ vừa ăn xong lỏi buụn lăn ra chết khụng hề trăn trối được một lời. Lập tức chị ta bị chức sắc địa phương trối gụ lại và dẫn lờn Huyện đường xột xử. Chị đó bị ghộp vào tội “Mưu sỏt chồng vỡ ngoại tỡnh”. Người đàn bà đú dập đầu kờu oan nhưng sau đũn tra khảo cực hỡnh khụng chịu đựng nổi nờn đành phải nhận tội. Thế là ỏn quyết xử hành hỡnh bằng hỡnh thức voi giày, chỉ chờ ngày thực hiện. 
    Vụ ỏn kinh động đú đó lan về Kinh Thành và đến tay Bựi Cầm Hồ. ễng suy nghĩ rất nhiều, phải chăng người đàn bà ấy đó vụ tỡnh mua nhầm loại rắn độc mỡnh lươn lẫn trong đống lươn mà sinh ra tai hoạ. Bởi ụng đó nhiều năm làm nghề khai khẩn đất hoang, và xuất thõn từ vựng nụng thụn nờn hiểu rất rừ về loài rắn và lươn. ễng ngầm cho người ra cỏi chợ mà vợ lỏi buụn nọ đó tới và mua một mớ lươn về, chọn ra mấy con rắn độc mỡnh lươn đem cho chú ăn, quả nhiờn chú lăn đựng ra chết.
    Thế là người đàn bà gúa bụa thương tõm ấy thoỏt khỏi ỏn voi giày nghiệt ngó. Đõu đõu người ta cũng trầm trồ khen tài đức của quan ngự sử Bựi Cầm Hồ.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét cách kể của bạn.
- Giáo viên đánh giá chung, cho điểm.
* Cũng cố bài : 
	- Nhận xét tinh thần tham gia hoạt động của lớp.
	- Tuyên dương những học sinh kể chuyện hay.
* Hướng dẫn học bài :
	- Học sinh về làm bài tập 2 SBT trang 75 .
 Ngày soạn 20/12/ 2010 
Tiết 70:
Chương trình ngữ văn địa phương 
A - Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương.
2.Kỹ năng: Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
3.Giáo dục: ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.
B. Chuẩn bị thầy và trò.
- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy
Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Bài mới: Giới thiệu khái quát về truyện cổ dân gian xứ Nghệ.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
H: Kể tên những nhân vật trong truyện.
H - Sức hấp dẫn kỳ lạ của tiếng đàn giọng hất của Đinh Lễ – Bạch Hoa: 
H: Vì sao có được sức hấp dẫn kỳ lạ đến như vậy?
H: Sự cống hiến của vợ chồng Đinh Lễ Bạch Hoa?
H: Công lao 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Ngu_Van_6_tron_bo.doc