Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 năm 2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Ra đề, xác định yêu cầu của đề.

 - Học sinh: Ôn tập, đọc bài văn mẫu.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* HĐ 1: Khởi động

1. Ổn định: 6A :.; 6B:.

2. Kiểm tra: Vở viết của học sinh

3. Bài mới:

* HĐ 2: Đề bài

I. Đề bài:

 Kể về sự thay đổi trên quê hương em.

II. Yêu cầu chung:

- Làm bài nghiêm túc, không trao đổi bàn bạc

- Bài viết:

/ Đúng nội dung, bố cục rõ ràng

/ Nêu được những đổi thay cụ thể

/ Tình cảm gắn bó, yêu mến quê hương

/ Diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp, chuẩn chính tả

* Hoạt động 3: Học sinh làm bài:

III. Đáp án chấm:

 Dàn ý – Thang điểm:

- Mở bài: Giới thiệu chung về quê hương em (1 điểm)

- Thân bài: Quê trong quá khứ (2 điểm)

 Quê đổi mới (4 điểm)

 Tình cảm (1 điểm)

- Kết bài: Cảm nhận về quê hương trong tương lai (1điểm)

- Trình bày sáng sủa, sạch, ít lỗi (1 điểm)

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 10/11/2011
Giảng: .
Tuần 13
TIẾT 49-50:
TẬP LÀM VĂN - BÀI VIẾT SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Ra đề, xác định yêu cầu của đề.
	- Học sinh: Ôn tập, đọc bài văn mẫu.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HĐ 1: Khởi động
1. Ổn định: 6A :..................................; 6B:.........................................................
2. Kiểm tra: Vở viết của học sinh 
3. Bài mới:	
* HĐ 2: Đề bài
I. Đề bài: 
 Kể về sự thay đổi trên quê hương em.
II. Yêu cầu chung: 
- Làm bài nghiêm túc, không trao đổi bàn bạc 
- Bài viết: 
/ Đúng nội dung, bố cục rõ ràng
/ Nêu được những đổi thay cụ thể
/ Tình cảm gắn bó, yêu mến quê hương
/ Diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp, chuẩn chính tả
* Hoạt động 3: Học sinh làm bài:
III. Đáp án chấm: 
 Dàn ý – Thang điểm: 
- Mở bài: Giới thiệu chung về quê hương em (1 điểm)
- Thân bài: Quê trong quá khứ (2 điểm)
 Quê đổi mới (4 điểm) 
 Tình cảm (1 điểm) 
- Kết bài: Cảm nhận về quê hương trong tương lai (1điểm)
- Trình bày sáng sủa, sạch, ít lỗi (1 điểm) 
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố: 
- Giáo viên thu bài và nhận xét giờ kiểm tra; Giải đáp thắc mắc cho HS (nếu có) 
- Nhắc lại yêu cầu của kể chuyện đời thường.
5. HDVN:
- Đọc thêm các bài văn tham khảo
- Tập viết văn kể chuyện đời thường các đề còn lại
- Nắm vững phương pháp làm bài
Soạn: 10/11/2011	
Giảng: .	 
Tuần 13
Tiết 51: 
TREO BIỂN – HDĐT LỢN CƯỚI, ÁO MỚI 
(Truyện cười)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển; Lợn cưới, áo mới.
- Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính chất khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cười Treo biển.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. Nhận ra các chi tiết gây cười
- Kể lại câu chuyện.
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, tài liệu tham khảo, nghiên cứu, soạn giáo án..
	- Học sinh: Đọc trước bài; Soạn bài theo câu hỏi Đọc, hiểu văn bản.	
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HĐ 1: Khởi động
 1.Ổn định: 6A : ..........................................; 6B:.......................................
 2. Kiểm tra:
 - Truyện ngụ ngôn là gì? 
- Kể tóm tắt truyện “Chân, tay .” Và bài học rút ra cho con người là gì? 
3. Bài mới:
	- Giới thiệu bài: 
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc và đọc 1 truyện
- Gọi 2 học sinh đọc truyện
- Định nghĩa truyện cười?
- Hiện tượng đáng cười là gì?
- Nhận xét về hình thức truyện cười?
- Kể tên một số truyện cười mà em biết?
- Nhà hàng treo biển để làm gì?
- Nội dung treo biển có bao nhiêu yếu tố? Nội dung ấy có phù hợp với công việc của nhà hàng không? 
- Có mấy ý kiến góp ý về nội dung biển treo trước cửa nhà hàng?
- Tại sao sau mỗi lần có người góp ý, nhà hàng đều nghe theo?
- Chuyện thú vị gây cười ở chỗ nào? Phi lý ngày càng tăng ® không thể có điều phi lý hơn ® vẫn nghe.
- Tiếng cười âm vang nhất, thâm trầm nhất ở chỗ nào? vì sao? (bất ngờ)
- Nếu là em, em sẽ làm như thế nào khi có người góp ý? (cảm ơn, suy nghĩ, giữ nguyên)
- Truyện rút ra bài học gì trong cuộc sống
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
- GV đọc, gọi học sinh đọc bài
- Đọc 1 số chú thích trong SGK
/ “Tất tưởi”: vội vã trong cử chỉ và hành động
/ “Hóng”: chờ đợi, ngóng trông vẻ sốt ruột
- Truyện có mấy nhân vật? Anh chàng thứ nhất đứng hóng ở cửa nhằm mục đích gì? Anh ta có tính cách gì đặc biệt?
- Người hay khoe thường có biểu hiện gì? may được áo mới có gì to tát, đáng khoe không?
- Điều quan trọng nhất của anh ta giờ đây là gì?Anh ta đứng hóng trong tâm trạng như thế nào?
- Anh mất lợn hỏi thăm như thế nào? trong lời hỏi thăm có từ nào thừa? Vì sao?MĐ là gì?
- Tác giả dân gian dùng nghệ thuật gì? tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy
- Anh đứng “hóng” trả lời như thế nào? cử chỉ? Lời nói của anh ta buồn cười ở chỗ nào? (lẽ ra cần trả lời ngay vào câu hỏi)
- Câu chuyện rút ra bài học gì?
- 2 HS đọc ghi nhớ
*HĐ 3: Luyện tập
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể: Giọng đọc hài hước, kín đáo.
Kể tóm tắt truyện
2. Tìm hiểu chú thích: 
- Là loại chuyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xâú trong xã hội
- Truyện cười thường ngắn nhưng vẫn có truyện; kết cấu, mhân vật, ngôn ngữ kể đều phục vụ cho mục đích gay cười
- Phân loại: Truyện hài hước và châm biếm
Trong truyện châm biếm thường nhằm vào hai đối tượng:
+ Giai cấp thống trị: (Quan huyện thanh liêm; Thà chết còn hơn; 
+ Nội bộ nhân dân: Được một bữa thả cửa; Trả lời vắn tắt; Lợn cưới áo mới; Nói khoác gặp nhau
II/ Phân tích văn bản
A. TREO BIỂN
- Treo biển: Giới thiệu, quảng cáo sản phẩm ®bán được nhiều hàng®hình thức phải đẹp, nội dung cần đầy đủ các yếu tố cần thiết
- Nội dung: Ở đây có bán cá tươi
* Gồm 4 yếu tố: 
 Địa điểm: ở đây
Công việc của nhà hàng: có bán
Sản phẩm được bán: Cá
Chất lượng hàng: tươi
- 4 người với 4 ý kiến khác nhau:
 Đòi bỏ bổ ngữ 1: tính từ tươi
 Bỏ trạng ngữ chỉ địa điểm: ở đây
 Đòibỏ cả vị ngữ chỉ công việc: có bán
 Đòi bỏ nốt từ: Cá
Þ 4 người đều có lập luận đanh thép, tự tin, được nói với giọng chất vấn, chê bai của người am hiểu
+ Nhà hàng kém tự tin, ba phải, nghe theo răm rắp lần lượt bỏ đi từng từ Þ vui lòng khách đến
- Yếu tố gây cười: Mỗi lần có người góp ý, nhà hàng không cần suy nghĩ “nghe nói bỏ ngay” ® cười sự không suy xét, ngẫm nghĩ
- Cười vì nhà hàng không hiểu biết những điều viết trên quảng cáo có ý nghĩa gì? treo biển quảng cáo để làm gì?
- Tiếng cười rõ nhất ở cuối truyện: Khi trên biển chỉ còn chữ Cá ® tưởng chẳng còn gì để góp ý nữa ® vẫn có người cho là thừa ® nhà hàng cất biển 
* Ý nghĩa: Tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng
 Bài học: Được người khác góp ý không nên vội vàng hành động theo, làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác
Ghi nhớ: SGK trang 125
B. LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
1. Nội dung:
+ Khoe áo: Là người có tính rất thích khoe khoang (người luôn muốn được người khác biết để đuợc nhận những lời khen, sự khâm phục)
- Họ không giấu được ai chuyện gì, chỉ muốn trưng bày tất cả cho thiên hạ biết
- May được áo mới, anh ta hãnh diện, vui
- Mặc áo và đứng “hóng”: chờ người để khoe áo
-
 Tâm trạng: Háo hức, vui sướng ® tức lắm - vì không khoe được áo mới
=>Tạo tình huống gây cười (thích khoe- mức cao)
- Mất lợn: Hỏi thăm “Có thấy con lợn cưới của tôi” (từ thừa)
+ Khoe đám cưới của mình (buồn cười, lố bịch)
+ Là người thích khoe ghê gớm (tri kỉ gặp nhau® tạo nên sự ganh đua trong viêc khoe của). Từ “thừa” nhưng với anh ta nhất định phải nói, đáng nói nhất Þ nghệ thuật đối lập: bộ dạng tất tưởi, vội, hốt hoảng>< lời hỏi thăm nặng tính chất khoe khoang
- Anh đứng hóng trả lời: vừa giơ vạt áo vừa nói: “từ lúc tôi mặc cái áo mới.đâu cả”
+ Giơ vạt áo ra để khoe
- Lợn cưới - áo mới ® cả 2 đều hài lòng Þ tiếng cười vui xen lẫn sự chế giễu, phê phán ( cả hai đều không biết mình đáng cười chỗ nào)
2.Ý nghĩa: Phê phán tính hay khoe của
III. Tổng kết:
 - Ghi nhớ: (SGK Tr128)
IV. Luyện tập:
- Kể diễn cảm 2 truyện đã học
- Em hiểu thế nào là truyện cười?
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
4. Củng cố:
- GV Hệ thống khái quát nội dung, nghệ thuật cơ bản cần nắm vững
- Học thuộc 2 ghi nhớ SGK 
- Kể diễn cảm 2 truyện cười
5. HDVN: - Giá trị nội dung nghệ thuật của truyện cười 
- So sánh truyện cười với tưởng tượng, cổ tích, ngụ ngôn
- Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Soạn:10/11/2011	 
Giảng:.	
Tuần 13
Tiết 52: 
 SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh: 
1. Kiến thức
- Khái niệm số từ và lượng từ :
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ. Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ :
 + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ. Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ. Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị. 
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án. Bảng phụ
	- Học sinh: Đọc trước bài; 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HĐ 1: Khởi động
1.Ổn định: 6A :.; 6B;.
2. Kiểm tra: - Thế nào là danh từ, cụm từ? cho VD? 
 - Nêu cấu tạo mô hình cụm danh từ? 
3. Bài mới:	
- Giới thiệu bài: 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
* Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu: 
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? 
a, Hai®chàng,100®ván cơm nếp,100®nệp, chín®ngà, cựa®trước danh từ 
b, thứ sáu®Hùng Vương (Sau danh từ) 
- Các từ được bổ nghĩa thuộc từ loại gì?
- Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì? 
- Em hiểu thế nào là số từ?
- Từ “Đôi” trong câu a có phải số từ không?Vì sao? (Không phải số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị) 
VD: Hãy so sánh:
- 100 ván cơm nếp ® được 
- Một đôi trâu ® được
- Một đôi con trâu ®Không dùng được
- Tìm thêm một số từ khác như từ đôi
- Hai HS đọc ghi nhớ.
- Đọc VD SGK Tr 129: Chỉ ra các từ in đậm trong câu? Nêu nghĩa của chúng? So sánh có gì giống và khác số từ? 
- So sánh “các, những, cả, mấy vạn” với các số từ: 1,9,100 
- Điền mô hình những cụm danh từ có lượng từ 
t1
t2
T1
T2
s1
s2
các
Hoàng tử
những
kẻ
thua trận
cả
mấy 
vạn
tướng lĩnh
quân sĩ
- Nhìn vào vị trí trong cụm danh từ ®Chia lượng từ như thế nào? ý nghĩa của từng nhóm
- Em hiểu lượng từ là gì? HS đọc ghi nhớ
* HĐ 3: Luyện tập: 
- Đọc và tìm số từ trong bài thơ? Xác định ý nghĩa số từ ấy? 
- Các từ in đậm trong câu thơ được dùng với ý nghĩa như thế nào? 
- So sánh điểm giống và khác nhau của từ “từng, mỗi” trong câu? 
I. Bài học: 
1. Số từ: 
- Các từ được bổ nghĩa đều là danh từ
a, Bổ sung ý nghĩa về số lượng: Trước danh từ
b, Bổ sung ý nghĩa về thứ tự: Sau danh từ
/ Khi biểu thị số lượng sự vật® Số từ thường đứng trước danh từ
/ Khi biểu thị thứ tự sự vật®Số từ thường đứng sau danh từ 
- Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
* Phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghia số lượng(đôi đũa, đôi dép)
- Đôi: Không phải số từ chỉ số lượng mà là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
VD:Tá, cặp, muôn, vạn.. (muôn nỗi, muôn năm)
* Ghi nhớ 1: SGK Tr128 
2. Lượng từ: 
- Giống số từ: đứng trước DT (cụ thể, chính xác) 
- Khác số từ: 
/ Số từ: Chỉ số lượng hoặc thứ tự sự vật
/ Lượng từ: Chỉ lượng ít, nhiều của sự vật
- Phân loại lượng từ: 2 nhóm
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: Cả, tất cả, tất thảy, toàn bộ..
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, từng, mỗi, mọi 
- Ngoài ra còn có các từ có ý nghĩa, công dụng tương tự như lượng từ: bao nhiêu là, vô số, hàng vạn 
* Ghi nhớ 2: SGK Tr129 (HS đọc và học thuộc) 
III. Luyện tập:
Bài tập1: (Tr 129) Số từ trong bài thơ 
-Một canh, hai canh, ba canh, năm canh
 -> Số từ chỉ số lượng
- Canh bốn, canh năm: Số từ chỉ thứ tự
Bài tập 2: 
 Trăm núi, ngàn khe, muôn nỗi tái tê®đều được chỉ số lượng nhiều, rất nhiều
Bài tập 3: (Tr 129 -130)
- Giống nhau: Tách ra từng sự vật, từng cá thể
- Khác: 
+ Từng: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác
+ Mỗi: Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống, khái quát nhấn mạnh nội dung cơ bản của tiết học 
- Nắm vững bài học, học thuộc ghi nhớ
5. HDVN:
 - Hoàn chỉnh các bài tập, làm thêm các bài tập trong sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu bài “Chỉ từ” 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_6_T49_52.doc