Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 năm 2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh

- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.

- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

- Kể lại một câu truyện cổ tích.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài

 - Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 - BÀI 7
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 25 – Văn bản:
EM BÉ THÔNG MINH
 (Truyện Cổ tích)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu truyện cổ tích. 
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
6A:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể tóm tắt truyện: "Thạch Sanh"
- Nêu ý nghĩa truyện? Truyện đã phản ánh ước mơ và niềm tin gì ?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV nêu yêu cầu đọc và đọc mẫu.
- Nêu các sự việc chính trong truyện?
 (Tóm tắt nội dung từng đoạn)
- HS đọc phần giải nghĩa các từ khó
- Truyện chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Đoạn 2 kể về mấy sự việc chính? dó là các sự việc nào?
- Phần mở đầu nhân vật em bé được giới thiệu như thế nào? So với cách giới thiệu của các truyện đã học, có gì khác?
- Thử thách thứ nhất của em bé là gì?
- Viên quan đi tìm người tài đã gặp em bé trong hoàn cảnh nào?
- Tóm tắt sự việc?
- Vì sao câu hỏi của viên quan và câu nói vặn lại viên quan của em bé là câu đố?
- Trí thông minh của em bé được bộc lộ như thế nào trong tình huống này?
I. Tiếp xúc văn bản.
1. Đọc và kể:
 - Yêu cầu: Chú ý ngữ âm, ngữ điệu đọc: Giọng vui, hóm hỉnh, chú ý đoạn đối thoại, phân biệt giọng kể và giọng nhân vật
2. Tìm hiểu chú thích: 
- Giải nghĩa chú thích: 1, 2, 3, 4, 9, 10,11, 12, 13 
3. Bố cục: 3 phần
- P1 (Từ đầu =>"lỗi lạc"): Giới thiệu truyện
- P2 (Diễn biến): Kể về các thử thách của em bé. Gồm 3 sự việc:
+ Em bé giải câu đố của quan
+ Em bé giải câu đố của Vua lần 1,2
+ Em bé giải câu đố của sứ giả
- P3 (Kết thúc truyện): Em bé thành trạng nguyên
II. Phân tích văn bản:
1. Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật:
- Không có yếu tố thần kỳ: Là người bình thường, con nhà nông, đang làm ruộng.
- Không giới thiệu trực tiếp: Giới thiệu việc quan đi tim người tài giỏi trước
- Chú bé là người tài giỏi
2. Những thử thách đối với em bé:
a. Em bé giải câu đố của viên quan:
- Hoàn cảnh: Hai cha con đang làm ruộng
- Viên quan hỏi: “Này lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”
-> Là một câu đố vì bất ngờ, khó trả lời.
- Câu nói vặn lại quan của em bé cũng là một câu đố vì cũng bất ngờ, khó trả lời
=> Trí thông minh của em bé được thể hiện:
+ Giải đố bằng cách đố lại viên quan, khiến quan “há hốc mồm, sửng sốt, không biết đối đáp”
+ Cứu được cha
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Kể tóm tắt truyện Em bé thông minh
Hoạt động 4:Củng cố, HDVN
4. Củng cố
- Đọc diễn cảm phần 1
- Đọc “Chuyện Lương Thế Vinh
5. HDVN
 - Hoàn chỉnh bài soạn
- Nắm vững cốt truyện, kể diễn cảm các sự việc
- Đọc và kể lại được một câu chuyện cùng chủ đề
- Chuẩn bị bài: Em bé thông minh (T2)
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 26 – Văn bản:
EM BÉ THÔNG MINH ( T2)
 (Truyện Cổ tích)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu truyện cổ tích. 
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
6A:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể tóm tắt truyện: "Em bé thông minh"
- Nêu ý nghĩa truyện? Truyện đã phản ánh ước mơ và niềm tin gì ?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản 
- Vì sao em bé tiếp tục gặp những thử thách mới? (vua muốn thử để biết chính xác tài năng của em)
- Nhà vua trực tiếp thử tài em mấy lần?
- Tóm tắt lần thứ nhất? Nhận xét về tình huống của nhà vua ra?
- Cách giải của em bé hay như thế nào?
- Vua tiếp tục thử tài em bé bằng cách nào? So sánh với những câu đố trước?
- Em đã có yêu cầu gì? Vì sao em bé lại đưa ra yêu cầu đó? (Mục đích)
- Thử thách cuối cùng có phải cùng mục đích như những lần trước? 
- Cách giải của em bé lần này khác những lân trước như thế nào?
- Em có nhận xét, đánh giá gì về các lần thử thách và về cách giải của em bé?
- Truyện có những ý nghĩa gì?
- HS đọc ghi nhớ
II. Phân tích văn bản ( tiếp)
1. Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật:
2. Những thử thách đối với em bé:
a. Em bé giải câu đố của viên quan:
b. Em bé giải câu đố của vua:
* Lần thứ nhất: 
- Vua: Ban gạo, giao 3 con trâu đực, sau 1 năm -> 9 con -> oái oăm, rắc rối, phi lý, không thể thực hiện.
- Em bé: Nghĩ ra tình huống tương tự: đòi bố đẻ em bé cho mình.
=> Buộc vua tự nói ra sự vô lý ngay trong mệnh lệnh của mình.
* Lần thứ 2: 
- Lệnh cho em bé sắp ba cỗ thức ăn chỉ với một con chim sẻ -> Khó thực hiện
- Em bé yêu cầu: Rèn 1 con dao để xẻ thịt chim từ 1 cây kim -> Khó thực hiện
=> Tiếp tục vạch ra sự vô lý trong yâu cầu của vua
c. Em bé giải câu đố của của viên sứ thần nước ngoài
- Câu đố: Dùng sợi chỉ xâu qua con ốc vặn
- Triều đình: Tìm mọi cách nhưng đều bó tay lắc đầu
- Em bé: Dùng bài đồng dao để giải -> hơn cảc các bậc tài giỏi trong triều, sứ thần thán phục.
* Nhận xét: 
- Lời thách đố sau khó khăn hơn lần trước
- Cách giải của em bé thông minh, lý thú:
+ Đẩy thế bí về phía người ra câu đố
+ Làm cho người ra câu đố tự thấy sự vô lý.
+ Cách giải bất ngờ, hồn nhiên
+ Biết dựa vào kiến thức đời sống.
3. Ý nghĩa: 
- Ca ngợi trí thông minh, đề cao kinh nghiệm đời sống, biết vận dụng vào thực tế.
- Hài hước, giải trí: Lời giải bất ngờ, thú vị, đem lại tiếng cười vui vẻ.
III. Tổng kết 
* Ghi nhớ: sgk/74
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Kể diễn cảm truyện Em bé thông minh
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
- Nhận xét về các cách giải đố của em bé
- Nêu ý nghĩa truyện.
5. HDVN:
- Nắm vững cốt truyện, kể diễn cảm các sự việc; Học bài, làm bài tập 2/74
- Viết đoạn văn ca ngợi trí thông minh của em bé
- Soạn: Chữa lỗi dùng từ
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 27 – Tiếng Việt:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
- Cách chữa lỗi do dùng tư không đúng nghĩa.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa.
- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự sữa lỗi cho bản thân
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các lỗi dùng từ đã học? Nguyên nhân và cách chữa?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức mới
- Đọc các Ngữ liệu sgk/75. 
- Em hãy chỉ ra các lỗi dùng từ trong các câu đó?
( GV treo bảng phụ – HS phát hiện những từ dùng sai)
- Nghĩa của các từ trên là gì?
I. Bài học
3. Dùng từ không đúng nghĩa
a. Yếu điểm: Điểm quan trọng
b. Đề bạt: Cử giữ chức vụ cao hơn (không phải do bầu cử)
c. Chứng thưc: Xác nhận là đúng sự thật
- Vì sao những từ đó dùng trong các câu văn trên lại sai?
- Nêu cách chữa các câu trên?
- Chọn từ nào để thay?
=> Do dùng từ không đúng nghĩa
* Cách chữa: Thay từ đúng nghĩa
a. Yếu điểm = nhược điểm; điểm yếu
b. Đề bạt = bầu
c. Chứng thực = chứng kiến (trông thấ y tận mắt sự việc nào đó)
- Nêu nguyên nhân việc dùng từ không đúng nghĩa?
- Khắc phục lỗi trên bằng cách nào?
Hoạt động 3:
- Gạch 1 gạch dưới các kết hợp từ đúng?
- Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?
- Đọc và chữa lỗi dùng từ trong các câu?
* Nguyên nhân: 
- Không biết nghĩa của từ
- Hiểu sai nghĩa
- Hiểu nghĩa không đầy đủ
* Cách khắc phục:
- Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng.
- Khi chưa hiểu nghĩa thì tra từ điển
II. Luyện tập
1. Bài tập 1/ 75: 
(HS làm vào SGK rồi trình bày)
2. Bài tập 2/ 76:
a. Khinh khỉnh
b. Khẩn trương
c. Băn khoăn
3. Bài tập 3/ 76:
a. Thay từ đá = đến; Tống = tung.
b. Thay thực thà = thành khẩn; Bao biện = ngụy biện.
c. Thay tinh tú = tinh túy
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố
 - GV hệ thống, khái quát, nhấn mạnh các lỗi dùng từ sai, nguyên nhân, cách sửa
- Đọc “Một số ý kiến về dùng từ – SGK Tr 76.
5. HDVN:
 - Làm bài tập 4 SGK Tr 76
- Đọc lại các bài làm văn xem mình thường mắc lỗi dùng từ nào và tự sửa.
- Lập dàn ý các đề bài SGK Tr 77, chuẩn bị cho tiết “Luyện nói”
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra Văn
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 28:
KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả chất lượng học tập của HS ở phân môn văn.
2. Kỹ năng
- HS làm quen với cách kiểm tra, đánh giá mới bằng TNKQ và tự luận.
- Củng cố kiến thức đã học.
3. Thái độ:
- Rèn ý thức nghiêm túc trong học tập và thi cử
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Ra đề, soạn bài	
	- Học sinh: Ôn tập và chuản bị ĐDHT 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: 
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Các mức độ kiến thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
 Mức độ thấp
 Mức độ cao
1. Thể loại
- Nội dung phản ánh của thể loại truyền thuyết
- Đặc điểm cơ bản của truyền thuyết
Số câu: 2 
Số điểm: 4.5 
Tỉ lệ %: 45%
Số câu
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
 Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %:5%
Số câu: 1
 Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %:5%
Số câu: 1
 Số điểm: 4
 Tỉ lệ %:40%
2. Truyền thuyết thời đại Hùng Vương
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ %:5% 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ %:10% 
2. Truyền thuyết sau thời đại Hùng Vương
- Nội dung chính của 
Số câu: 1
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ %:25%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
 Số câu: 1
 Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %:5% 
Số câu: 1
 Số điểm: 2
 Tỉ lệ %:20%
Tổng cộng
Số câu: 1
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ %: 10% 
 Số câu: 4
 Số điểm: 3
 Tỉ lệ %: 30% 
 Số câu: 2
 Số điểm: 6
 Tỉ lệ %: 60%
Số câu: 7
Số điểm: 10 Tỉ lệ%: 100% 
II. ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Chỉ ra một đặc điểm chỉ có ở truyền thuyết:
A. Nhân vật có thể là thần thánh, có thể là người 
B. Gắn với các sự kiện và nhân vật lịch sử.	 
C. Có yếu tố hoang đường, kỳ ảo. 
D. Kể lại hiện thực một cách chân thực.
Câu 2. Gươm thần Long quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho :
Sức mạnh của thần linh	
 sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm
Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn
D. Sức mạnh của sự đoàn kết của nhân dân.
Câu 3. Truyện cổ tích thiên về phản ánh nội dung :
A. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên	 
B. Đấu tranh bảo vệ nền văn hóa	
C. Đấu tranh giai cấp	
D. Đấu tranh chống xâm lược
Câu 4. Chi tiết cuối cùng trong truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”: “Oán nặng thù sâu, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đánh mỏi mệt chán chê vẫn thua, đành rút quân” có ý nghĩa :
A. Nhấn mạnh lòng thù hận của Thủy Tinh đối với Sơn Tinh
B. Đề cao, ngợi ca sức mạnh của Sơn Tinh
C. Thể hiện sức mạnh của nhân dân ta trong việc chế ngự thiên tai.
D. Dùng trí tưởng tượng giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: Tóm tắt văn bản “Sơn Tinh – Thủy Tinh” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu.
 (4 điểm)
Câu 2: Phân tích ý nghĩa một chi tiết thần kỳ trong truyền thuyết “Thạch Sanh”. (4 điểm)
Hoạt động 3: Học sinh làm bài:
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
C
C, D
Phần tự luận:
Câu 1: Tóm tắt đảm bảo các sự việc chính: (4điểm)
- Vua Hùng kến rể
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn
- Vua Hùng thách cưới
- Sơn Tinh đến trước cưới được vợ
- TT dâng nước đánh ST. Hai bên giao chiến hàng mấy tháng, TT thua rút về.
- Hàng năm TT dâng nước đánh ST.
Câu 2: (4 điểm)
- Tiếng đàn T.Sanh:
+ Giúp nhân vật được giải oan -> ước mơ về công lý.
+ Làm lui quân 18 nước chư hầu -> vũ khí đặc biệt cảm hóa kẻ thù
- Niêu cơm thần kỳ:
+ Khả năng tài giỏi phi thường của T.Sanh
+ Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
=> Tăng tính hấp dãn
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN: 
4. Củng cố: 
- Thu bài
- GV nhận xét giờ kiểm tra
- Giải đáp sơ qua phần tự luận
5. HDVN:
- Ôn tập lại toàn bộ các văn bản đã học
- Chuẩn bị bài : “Cây bút thần”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_6_tuan_7.doc