Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu và cảm nhận những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức

- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những tài năng kì diệu của con người

- Cốt truyện hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì, về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi

- Nhận ra và phân tích được các chi tiết kì ảo trong truyện

- Kể lại câu chuyện

3. Thái độ

- Đấu tranh cho sự công bằng, yêu quý nhũng người có tài năng, đức độ

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Thảo luận – Phân tích – Bình giảng

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh (1P)

 Lớp 6A4, Vắng .

 Lớp 6A 5, vắng .

 

doc 10 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1298Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 04/10/2014
Tiết PPCT: 29 Ngày dạy: 07/10/2014
 Văn bản: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
CÂY BÚT THẦN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu và cảm nhận những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những tài năng kì diệu của con người
- Cốt truyện hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì, về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết kì ảo trong truyện
- Kể lại câu chuyện
3. Thái độ
- Đấu tranh cho sự công bằng, yêu quý nhũng người có tài năng, đức độ
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Thảo luận – Phân tích – Bình giảng
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh (1P)
 Lớp 6A4, Vắng..
 Lớp 6A 5, vắng..
2. Kiểm tra bài cũ: (7P) 
a. Em bé thông minh đã vượt qua những thử thách nào? Nêu ý nghĩa của truyện. 
b. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật em bé thông minh.
3. Bài mới: ( 2P)
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về một nhân vật vừa tài năng lại vừa có tấm lòng thương người nghèo, diệt trừ cái xấu cái ác. Đó là nhân vật Mã Lương trong câu chuyện “ Cây bút thần”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG ( 5P)
GV khái quát vài nét về truyện cổ tích nước ngoài
-Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ của truyện và kiểu nhân vật được kể trong truyện.
Hoạt động 2:ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 20P)
Hướng dẫn HS đọc văn bản theo các đoạn để dễ nắm bắt nội dung.
- GV gọi HS đọc theo các đoạn đã chia
- Gv:Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện, đưa ra một số câu hỏi gợi ý hs.
(?) Em hãy cho biết hoàn cảnh của Mã Lương? (?) Tài năng của Mã Lương ra sao?
(?) Điều kì diệu nào đã xảy ra dưới ngọn bút thần của ML?
(?) Khi đã thành tài lại có thêm cây bút thần, ML đã vẽ gì cho người nghèo?
 (?) Với địa chủ thì Mã Lương đã vẽ gì?
(?) Sau khi thoát khỏi nhà địa chủ, ML lại bị nhà vua bắt. So với tên địa chủ thì với tên vua, ML đã làm gì? Tại sao?
(?) Nhưng tại sao ML lại đồng ý vẽ thuyền và biển cho vua?
(?) Để ML trừng phạt tên địa chủ, tên vua gian ác, tham lam, tác giả dân gian muốn gửi gắm quan niệm và ước mơ gì của mình?
(?) Truyện kết thúc ntnào? Cách kết thúc như vậy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật ML?
(?) Chúng ta vừa tìm hiểu xong câu chuyện có nhiều chi tiết độc đáo, thú vị. Qua đó, em hãy cho biết truyện có ý nghĩa gì?
- GV khái quát và cho HS rút ra ý nghĩa
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ( 10P)
Bài cũ: 
- Xem bài giảng, chú ý các chi tiết Mã Lương sử dụng cây bút thần để phân tích
Bài mới: Đọc trước ví dụ trong SGK và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu thế nào là danh từ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc về nhân vật tài năng
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc-tìm hiểu từ khó:
* Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục:3 phần
b. Phân tích
b.1. Nhân vật Mã Lương
- Vẽ mọi thứ giống như thật
- Được ban cây bút thần
à Nhân vật có tài năng kì lạ
b.2. Mã Lương sử dụng cây bút thần
+ Với người nghèo
- Vẽ cho họ cày, cuốc, đèn, thùng nước,
à Nhân hậu, giúp đỡ người nghèo khổ
+ Với tên địa chủ
- Vẽ cung tên bắn chết hắn
à Trừng trị kẻ giàu có, tham lam, độc ác
+ Với tên vua
- Mã Lương vẽ thuyền, biển cả cho vua đi 
à Chôn vùi hắn trong lớp sóng hung dữ
è Không khoan nhượng, quyết tâm diệt trừ cái ác
 3. Tổng kết : Ghi nhớ (SGK/85)
a.Nghệ thuật
b. Nội dung
* Ý nghĩa của truyện
- Khẳng định tài năng nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, về người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.
- Thể hiện ước mơ và niềm tin về khả năng kỳ diệu của con người.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Phân tích các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện
- Bài mới: DANH TỪ
E. RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần 8 Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết PPCT: 30 Ngày dạy: 08/10/2014
Tiếng việt: DANH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm của danh từ
- Nắm được các tiểu loại danh từ: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm danh từ
+ Nghĩa khái quát của danh từ
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ
- Các loại danh từ
2. Kĩ năng
- Nhận biết danh từ trong văn bản
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật
- Sử dụng danh từ để đặt câu
3. Thái độ
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP:
 Phát vấn – Thảo luận – Quy nạp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh (1P)
 Lớp 6A4, Vắng..
 Lớp 6A 5, vắng..
2. Kiểm tra bài cũ: (3P)
Kiểm tra bảng phân biệt nghĩa của các từ gần âm và ghi điểm
3. Bài mới:(1P) 
Ở bậc tiểu học chúng ta đã tìm hiểu về danh từ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn để biết được danh từ có những loại nào, công dụng, đặc điểm của danh từ ra sao? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1:TÌM HIỂU CHUNG (10P)
- Gọi học sinh nhắc kiến thức đã học ở tiểu học về danh từ
(?) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy xác định danh từ trong cụm danh từ “ba con trâu ấy “?
(?) Hãy tìm thêm những danh từ khác trong ví dụ trên?
(?) Các từ trên biểu thị điều gì?
(?) Tìm các từ biểu thị các hiện tượng tự nhiên, hoặc khái niệm.
(?) Từ đó, em hãy nêu danh từ là gì?
(?) Quan sát cụm danh từ “ba con trâu ấy”em hãy cho biết phía trước và phía sau danh từ con trâu có những từ nào đi kèm? Các từ ấy biểu thị nội dung gì?
(?) Vậy danh từ có khả năng kết hợp với những từ nào?
à GV: Gọi 5 học sinh, mỗi học sinh đặt câu với 1 từ và xác định chức vụ của danh từ trong câu.
(?) Tóm lại, danh từ có những đặc điểm nào?
- Gọi HS đọc 4 cụm danh từ trong SGK / 86
 (?) Trong bốn cụm danh từ trên, nghĩa của danh từ in đậm có gì khác so với danh từ đứng sau? (HSTL)
(?) Vậy danh từ chia làm mấy loại lớn?
(?) Thử thay thế các danh từ in đậm bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: trường hợp nào đơn vị tính đếm thay đổi, trường hợp nào không thay đổi? Vì sao?
à GV chốt
(?) Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng?(HSTL)
à GV hướng dẫn HS phân nbiệt danh từ chỉ đơn vị qui ước ước chừng và danh từ chỉ đơn vị qui ước chính xác.
(?) Tóm lại danh từ chia làm mấy loại?
- GV cho HS khái quát và rút ra ghi nhớ
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (10P)
BT1: Gọi Hs đứng tại chỗ làm.
Danh từ chỉ sự vật như “lợn, gà, mèo, bàn, ghế”... 
 Vd: “Nhà em có hai con mèo mun rất dễ thương”.
.
BT2,3: Gọi Hs lên bảng làm.
Đứng trước danh từ chỉ người: “ngài, viên, bác, cháu, ông”; Đứng trước danh từ chỉ vật: “Quyển, quả, pho, tờ, chiếc, cái, con”...; Danh từ chỉ đơn vị chính xác: “Tạ, tấn”; Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: “Hũ, vốc”
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5P)
Bài cũ:
Đặt 2 câu có sử dung danh từ riêng và 2 câu sử dụng danh từ chung.
Viết 3 danh từ tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài phiên âm trực tiếp.
Bài mới: Chưẩn bị trước ở nhà.
- Kể về một chuyến đi ra thành phố.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đặc điểm của danh từ
Ví dụ 1
a. Vua, con trâu, làng, thúng gạo 
® chỉ người, vật
b. Mưa, gió, bão, cổ tích, truyền thuyết
® chỉ hiện tượng, khái niệm
Ví dụ 2:
a. Ba con trâu ấy
b. Hai cha con nọ 
® kết hợp với các từ chỉ số lượng (trước) và này, ấy, kia, (sau)
Ví dụ 3:
a. Vua truyền ngôi cho Lang Liêu.
b. Em là học sinh
® Thường làm chủ ngữ
2. Các loại danh từ
Ví dụ/86
a. Ba con (chú, bác) trâu
 Một viên (ông, vị) quan
 DT đvị DT sự vật
 (tự nhiên)
b. Ba thúng (bao, lon) gạo
 Hai ly (chai, hộp) sữa
 DT đvị (qui ước, ước chừng)
c. Sáu tạ (tấn,yến,kg) thóc
 DT (đvị qui ước chính xác)
+ Ghi nhớ : SGK/86, 87
II. LUYỆN TẬP
* Bài 1 :
- Các danh từ chỉ sự vật : nhà, sách, vở, bụt, .
Vd : Quyển sách này rất hay .
Bài 2:
a. Đứng trước danh từ chỉ người: ông, bà, chú, bác, viên, ngài, vị
b. Đứng trước danh từ chỉ vật: cái, bức, tấm, chiếc, quyển, pho, tờ
Bài 3:
a. Chỉ đơn vị chính xác
- gam, ki lôgam, tạ, tấn 
b. Chỉ đơn vị mô phỏng
- bó, vốc, gang, đoạn, nắm 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ :
- Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng.
- Luyện cách viết danh từ.
Bài mới: soạn bài Luyện nói kể chuyện
Kiểm tra 15 phút
ĐỀ BÀI
Câu 1: Nêu nội dung ý nghĩa truyện cổ tích “Thạch Sanh”
Câu 2: Sau khi tìm hiểu truyện “ em bé thông minh” em rút ra bài học gì cho bản thân.
IV.HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM.
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
THANG ĐIỂM
Câu 1:
Câu 2:
- Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược.
- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện, yêu hoà bình.
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì, độc đáo và giàu ý nghĩa (................)
- Qua nhân vật em bé thông minh cho ta thấy nhân dân ta rất coi trọng trí khôn của dân gian và ước mơ kì vọng của nhân dân muốn có những con người tài năng thông minh để có thể giúp đỡ nhân dân.
- Qua đó rút ra bài học cho bản thân em là phải cố gắng học tập chăm chỉ, siêng năng cần cù chịu khó để trở thành người tài, thông minh để sau này ra sức xây dựng quê hương, đất nước.
 6 điểm
 4 điểm
(Mỗi ý đúng đạt 2 điểm)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 8 Ngày soạn: 07/10/2014
Tiết PPCT: 31 Ngày dạy: 10/10/2014
Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn
- Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuan bị
2. Kĩ năng
- Lập dàn bài kể chuyện
- Lựa chọn trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thou tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp
3. Thái độ
- Bình tĩnh, tự tin khi trình bày một vấn đề trước đám đông
C. PHƯƠNG PHÁP: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh (1P)
 Lớp 6A4 Vắng..
 Lớp 6A 5 vắng..
2. Kiểm tra bài cũ: (3P)
Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài (1P)
Trong những tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu các bước để làm một bài văn tự sự. Trong tiết học này chúng ta sẽ không trình bày một bài kể chuyện bằng lời viết, mà chúng ta sẽ thực hành luyện nói một bài văn tự sự – kể chuyện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1 :Hướng dẫn Hs tìm hiểu đề – lập dàn ý cho bài luyện nói : (15P)
- Gv ghi đề lên bảng – 1 Hs đọc đề .
(?) Trước một đề bài, việc đầu tiên chúng ta phải làm là gì ?
=> Tìm hiểu đề .
(?) Xác định thể loại và nội dung yêu cầu của đề?
(?) Nhắc lại bố cục của một bài văn tự sự ?
- Gv yêu cầu Hs thảo luận dàn ý đã chuẩn bị ở nhà theo nhóm .
- Gv gọi đại diện 1 nhóm trình bày miệng dàn ý đã thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét dán ý của Hs rồi treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý để Hs tham khảo, bổ sung vào dàn ý đã chuẩn bị ở nhà .
Hoạt động 2 :Hướng dẫn Hs luyện nói :(20P)
+ Hoạt động nhóm: (10 phút) :
- Gv yêu cầu Hs luyện nói theo nhóm 2 .
- Hsluyện nói – Gv theo dõi hoạt động của các em.
- GV nhận xét hoạt động nhóm của các em.
+ Luyện nói trước lớp : (15 phút):
- Gv nêu yêu cầu của bài nói trước lớp : nói rõ ràng, dễ nghe ; có cử chỉ, điệu bộ phù hợp với lời nói .
- Nội dung : Đảm bảo các ý như dàn ý đã nêu ( có thể có sáng tạo phù hơp ).
- Gv gọi 1 Hs khá lên nói trước lớp (hoặc lấy tinh thần xung phong).
- Hs khác nhận xét phần luyện nói của các bạn.
- Gv nhận xét phần luyện nói của các em qua 2 mặt : hình thức và nội dung và có thể ghi điểm nếu bài luyện nói của Hs đạt khá, tốt .
Hoạt động 3 :HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5P)
Bài cũ:
- Gv hướng dẫn . HS chú ý lắng nghe.
sau.- Mỗi Hs chọn một đề bài để lập dàn bài và tự luyện nói ở nhà. Có thể nhin vào gương để chỉnh cử chỉ, điệu bộ.
Bài mới:
- Đọc trước bài, cho biết có những ngôi kể nào? Lời văn của ngôi kể ấy ra sao? 
* Đề bài : Kể về một chuyến đi ra thành phố.
1. Tìm hiểu đề : 
a. Thể loại : Văn tự sự .
b. Nội dung : Một chuyến ra thành phố .
2. Dàn bài :
a. Mở bài :
- Lí do, thời gian ra thành phố .
- Ra thành phố với bố (mẹ, anh hay chi) .
b. Thân bài :
- Tâm trạng của em trước khi được ra thành phố :( hồi hộp, vui sướng, )
- Quang cảnh chung của thành phố : ( đẹp, sầm uất, náo nhiệt,)
- Quang cảnh cụ thể của một vài nơi em có dịp dừng chân.
- Những kĩ niệm, ấn tượng khó quên khi sắp phải rời xa thành phố .
c. Kết bài :
- Cảm xúc lúc rời xa thành phố .
- Mong ước, hứa hẹn .
3. Luyện nói :
a. Luyện nói theo nhóm :
b. Luyện nói trước lớp :
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
- Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.
* Bài mới: Soạn bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 8 Ngày soạn: 07/10/2014
Tiết PPCT: 30 Ngày dạy: 10/10/2014
Tập làm văn: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)
- Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
B. TRỌNG TM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự
- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất
- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể
2. Kĩ năng
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp
- Vận dụng ngôi kể vào đặc điểm của văn bản tự sự
3. Thái độ
- Yêu thích văn tự sự
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn – Quy nạp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh (1P)
 Lớp 6A4 Vắng..
 Lớp 6A 5 vắng..
2. Kiểm tra bài cũ: (8P)
- KT phần viết bài hoàn chỉnh ở tiết trước
3. Bài mới: Giới thiệu bài (1P)
Khi kể chuyện, người kể cần phải lựa chọn ngôi kể thích hợp để tạo ra hiệu quả trong khi kể chuyện. Vậy ngôi kể là gì, những đặc điểm của ngôi kể ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG (15P)
- Gọi HS đọc phần giới thiệu về ngôi kể trong sgk/ 87
- Gọi HS đọc đoạn văn 1/88
(?) Em hãy xác định người kể trong đoạn này?
 (?)Không thể xác định được. Vì sao?
- Vì người kể không xuất hiện trong truyện
(?) Trong đoạn văn này, người kể gọi các nhân vật bằng gì?
- Gọi bằng tên của nhân vật
(?) Vậy nhân vật được gọi theo ngôi thứ mấy?
- Ngôi thứ 3
(?) Đoạn văn có mấy câu? Hãy đánh số thứ tự từng câu.
(?) Sự việc trên được kể như thế nào? (HSTL)
Câu 1, 2: kể các sự việc mà chỉ vua biết, vua nghĩ
Câu 3,4,5: kể việc mà chỉ hai cha con em bé thấy và làm.
(?) Em có nhận xét gì về lời kể khi gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng? (lời kể tự do, linh hoạt và khách quan)
 (?) Trong đoạn 2, người kể xưng là gì? Vậy đoạn văn kể theo ngôi thứ mấy?
(?) Tự xưng mình là tôi, người kể kể được những gì? Với cách xưng hô này, lời kể có đặc điểm gì?
(?) Trong đoạn hai người kể xưng tôi là ai, có phải là nhà văn Tô Hoài không? Vì sao?
(?) Nhân vật xưng tôi kể chuyện về mình như vậy thì có điều gì thú vị? (HSTL trong 3 phút)
GV: Thử đổi ngôi kể trong đoạn hai thành ngôi kể thứ 3 ta sẽ được một đoạn văn mới, song chỉ dựa vào vị trí của Dế Mèn mà kể.
(?) Nếu đem đoạn 1 đổi sang ngôi kể thứ nhất, ta sẽ gặp khó khăn gì và giải quyết thế nào? (HSTL trong 3 phút)
(?) Tóm lại, ngôi kể trong văn tự sự thường là ngôi thứ mấy?
Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (15P)
BT1,2: Thay đổi ngôi kể, nhận xét
- Khi thay “tôi” bằng “Dế Mèn”, đoạn văn có sắc thái khách quan. Nhưng điểm hạn chế đó là những ý nghĩ của Dế Mèn mang tính phỏng đoán, không chắc chắn.
- Khi thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”, ngôi kể tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. Nhưng đoạn văn sẽ mất đi tính khách quan vốn có.
BT4: Trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất là vì:
- Người kể là tập thể nhân dân.
- Đảm bảo tính khách quan và sự bền vững của những sự việc.
Đây là những yêu cầu quan trọng của văn học dân gian.
BT3,5,6: Làm miệng
 Gọi 1 Hs đọc phần Đọc thêm.
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5P)
Bài cũ:
- Đóng vai Sơn Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Thay từ Sơn Tinh bằng Tôi. Đứng vào địa vị Sơn Tinh để có cách xưng hô phù hợp với Vua Hùng, Mị Nương, Thủy Tinh
Bài mới: Đọc trước truyện và trả lời các câu hỏi trong phần Đọc –hiểu văn bản.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể
Ví dụ
a. Đoạn văn 1/88
- Người kể giấu mình, gọi nhân vật bằng tên của họ
à Điểm nhìn linh hoạt, tự do
à Ngôi kể thứ ba
b. Đoạn văn 2/88
- Người kể xưng tôi, tham gia trực tiếp vào câu chuyện, kể những gì mình nghe, thấy, nêu cảm xúc cá nhân
à Ngôi kể thứ nhất
2. Ghi nhớ : SGK/89
II. LUYỆN TẬP
Bt 1,2:
- Khi thay “tôi” bằng “Dế Mèn”, đoạn văn có sắc thái khách quan. Nhưng điểm hạn chế đó là những ý nghĩ của Dế Mèn mang tính phỏng đoán, không chắc chắn.
- Khi thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”, ngôi kể tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. Nhưng đoạn văn sẽ mất đi tính khách quan vốn có.
Bt4: Trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất là vì:
- Người kể là tập thể nhân dân.
- Đảm bảo tính khách quan và sự bền vững của những sự việc.
Đây là những yêu cầu quan trọng của văn học dân gian.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tập kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất.
Bài mới: soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 8 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang.doc